Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phụ nữ tắt kinh vẫn sinh con nên biết điều này

Thứ tư, 19:00 24/08/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chuyện người phụ nữ 58 tuổi tắt kinh 3 năm đã sinh con thành công được thông tin trên phương tiện đại chúng mấy ngày qua khiến những người vô sinh, hiếm muộn tràn đầy hy vọng. Đây là trường hợp thứ hai tại Việt Nam mang thai và sinh con ở độ tuổi “khó tin” của sản khoa. Tuy nhiên, bên cạnh thành công đó, các bác sỹ sản khoa cũng lo ngại về chuyện sinh nở, nuôi con của những bà mẹ nhiều tuổi này.

Lần đầu tiên một phụ nữ 58 tuổi sinh con ở Việt Nam Lần đầu tiên một phụ nữ 58 tuổi sinh con ở Việt Nam

Bệnh viện chuyên khoa nam học và hiếm muộn Hà Nội ngày 20/8 thông báo lần đầu tiên có một sản phụ 58 tuổi, đã mãn kinh 3 năm, sinh con khỏe mạnh tại Bệnh viện này.

Các chuyên gia khuyến cáo: Phụ nữ trên 45 tuổi hiếm muộn có thể “kiếm con”, nhưng với điều kiện cơ sở điều trị phải theo dõi, cân nhắc kỹ sức khỏe, khả năng mang thai của sản phụ mới quyết định điều trị. Ảnh: P.V
Các chuyên gia khuyến cáo: Phụ nữ trên 45 tuổi hiếm muộn có thể “kiếm con”, nhưng với điều kiện cơ sở điều trị phải theo dõi, cân nhắc kỹ sức khỏe, khả năng mang thai của sản phụ mới quyết định điều trị. Ảnh: P.V

Chuyện thật khó tin

BS Lê Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội, Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản cho biết, trường hợp cao tuổi nhất sinh con thành công bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo tại Bệnh viện là sản phụ 58 tuổi. Chị đã mang thai và sinh một bé trai nặng 3,2kg. Hiện bé được gần một tuổi và rất khỏe mạnh.

Bà mẹ kể trên có hoàn cảnh khá đặc biệt, chị đã từng có hai con nhưng đều mất vì bệnh tật và có mong muốn sinh con khi đã mãn kinh được 3 năm. Trước tình huống hy hữu này, BS Lê Thị Thu Hiền đã tư vấn người phụ nữ này không nên làm vì tuổi cao, việc sinh nở sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ và việc nuôi đứa trẻ sau này sẽ rất vất vả, đặc biệt là lo được cho con đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, người phụ nữ ấy đã rất quyết tâm phải sinh được con và hết lòng nhờ cậy bệnh viện. Sau khi kiểm tra các thông số về sức khỏe và thấy có thể thực hiện được, các bác sĩ ở đây đã đồng ý giúp chị. Vì đã mãn kinh nên chị xin noãn và tinh trùng của chồng để mang thai.

Trường hợp ngoài độ tuổi sinh sản có thai khi ở tuổi 58 là trường hợp khá hy hữu tại Việt Nam. Đây cũng là trường hợp thứ hai sản phụ mãn kinh được thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai thành công được công bố. Trường hợp công bố đầu tiên là sản phụ 53 tuổi cũng đã mãn kinh được Bệnh viện Bưu điện hỗ trợ sinh sản thành công trong năm 2016.

Nói về việc mang thai ở phụ nữ đã tắt kinh, GS Nguyễn Đình Tảo, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ phôi (Học viện Quân y) cho biết: Thông thường, phụ nữ sau 45 tuổi đến giai đoạn mãn kinh, cơ thể suy giảm tiến tới nghỉ dần. Tuy nhiên, khả năng mang thai chủ yếu liên quan đến hệ thống nội tiết và tử cung tốt nên những trường hợp đã mãn kinh mà niêm mạc tử cung tốt thì vẫn có thể xin trứng, làm thụ tinh trong ống nghiệm để có con.

Trên thế giới đã ghi nhận phụ nữ ở độ tuổi 60, 70 vẫn mang bầu và sinh con. Trường hợp lớn tuổi nhất được ghi nhận là bà Daljinder Kaur (72 tuổi, ở Amritsar, Ấn Độ) đã vượt lên mọi mặc cảm, dùng sức mạnh của tình yêu thương để sinh thành và nuôi dưỡng đứa con thơ. Một trường hợp khác sinh con thành công khi tuổi đã cao là cô giáo người Anh Sue Tollefsen, sinh con gái đầu lòng ở tuổi 60, khi đã nghỉ hưu.

Nguy cơ cho cả mẹ và con

Những trường hợp sinh con khi tuổi cao đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và nguy cơ đối với con cái cũng như chính bản thân họ. Cả bà Daljinder Kaur và bà Tollefsen nói trên đã chịu rất nhiều chỉ trích của mọi người, chủ yếu cho rằng họ đã quá già để làm mẹ, họ sẽ không đủ sức khỏe và tuổi thọ để nuôi dạy đứa trẻ đến lúc trưởng thành. Chính bà Tollefsen đã bị nhiễm trùng máu, bị đe dọa sự sống và tưởng không thể sống cùng con ngay sau khi vượt cạn 4 ngày.

Theo BS Lê Thị Thu Hiền, tuổi sinh sản đối với phụ nữ đặc biệt quan trọng, tỉ lệ mang thai thành công cao nhất và tốt nhất là ở độ tuổi từ 18 - 25. Qua 25 - 30 tuổi, tỉ lệ này có xu hướng giảm đi. Từ 30 tuổi trở lên, tỉ lệ có thai giảm rõ rệt, đặc biệt là sau tuổi 35. Trên 40 tuổi, khả năng có thai tự nhiên rất thấp do dự trữ buồng trứng giảm, chất lượng trứng, số lượng và chất lượng phôi giảm.

Trước đây Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ trên 45 tuổi không nên điều trị hiếm muộn để mang thai, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ và bé. Mới đây, Bộ Y tế cho phép phụ nữ trên 45 tuổi hiếm muộn được quyền “kiếm con”, nhưng với điều kiện cơ sở điều trị phải theo dõi, cân nhắc kỹ sức khỏe, khả năng mang thai của sản phụ… mới quyết định điều trị.

Theo các bác sỹ sản khoa, phụ nữ đã lớn tuổi làm thụ tinh nhân tạo, khi tiêm tinh trùng vào trứng sẽ khó thụ tinh, phôi không phát triển hoặc phát triển bất thường. Nội tiết tố của phụ nữ lớn tuổi kém, khó giữ thai, nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu cao hơn. Số liệu tại nhiều trung tâm thụ tinh ống nghiệm trong nước và trên thế giới cho thấy, ở những phụ nữ trên 40 tuổi, tỷ lệ thành công rất thấp, chỉ khoảng 16%. Đa số phôi tạo ra từ trứng của những phụ nữ này có bất thường nhiễm sắc thể, không thể phát triển thành thai nhi được. Sau đó, việc giữ thai còn khó hơn, gần 50% số này bị sẩy thai, thai lưu. Hoặc dù là noãn, trứng được xin của người khác nhưng phôi cũng khó “đậu” ở tử cung của phụ nữ lớn tuổi.

Các chuyên gia sản khoa nhấn mạnh: "Tuổi lý tưởng để phụ nữ mang thai là khi họ trong độ tuổi 20 và đầu 30". Và ông khuyến nghị, mọi phụ nữ nên hoàn tất việc sinh con đẻ cái trước 35 tuổi.

TS Alex Eskander, bác sĩ tư vấn phụ khoa tại Trung tâm Gynae (Anh) cũng cho rằng, 44 tuổi là quá già để phụ nữ sinh con. Vì lúc ấy, trong các buồng trứng, số lượng trứng suy giảm và chất lượng trứng cũng kém đi. Hậu quả là, người phụ nữ khó thụ thai hơn và việc mang thai có thể gắn liền với tỉ lệ bất thường về nhiễm sắc thể cũng như nguy cơ sẩy thai cao hơn.

Phụ nữ sinh con muộn (trên 35 tuổi) dễ sinh ra những đứa trẻ bị hội chứng Down do tuổi tác làm cho các nhiễm sắc thể ở trứng dễ kết dính với nhau và khi tạo thành một tổ hợp nhiễm sắc thể nào đó thì có thể dẫn đến hội chứng này. Ngoài ra, trẻ sinh ra còn có thể gặp một số bệnh khác như huyết tật tim bẩm sinh, bệnh hô hấp, tắc nghẽn đường tiêu hóa sớm, ung thư máu ở tuổi ấu thơ, thừa cân hoặc còi cọc, chậm phát triển tâm thần và thể chất, dễ nhạy cảm với các tác nhân nhiễm khuẩn.

Người mẹ mang thai khi lớn tuổi còn mắc nhiều nguy cơ: Sảy thai, đẻ non, tiền sản giật, thai chết lưu, đẻ khó, sinh mổ, đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp, nhau tiền đạo (trũng nhau thai), nhau bong non…

Hà Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Top