Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi thống khổ của những phụ nữ với gánh nặng “phải đẻ được con trai”

GiadinhNet - Dù muốn hay không, trước áp lực của gia đình, dòng họ, bản thân nhiều người phụ nữ đã phải tìm mọi cách để cố “nặn” cho bằng được một đứa con trai để yên cửa yên nhà. Từ đó, không ít người đã rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm thậm chí mất mạng chỉ vì nỗi khổ mang tên “không biết đẻ”.

Thu Thủy (đã đổi tên) quê Hải Dương vốn là một người phụ nữ xinh đẹp, tài giỏi. Thế nhưng, từ sau khi lấy chồng, cô dần trở thành một con người khác. Thủy đã bị stress nặng dẫn đến trầm cảm phải điều trị bằng thuốc vì làm dâu một gia đình có "tiếng" gia trưởng, thích con trai. Thế nên, ngay sau khi kết hôn, chồng và gia đình nhà chồng của người phụ nữ này đã đặt ra "chỉ tiêu" con đầu lòng nhất định phải là con trai để cho… chắc ăn.

Tuy nhiên, lần mang thai đầu tiên của cô, thai nhi là gái. Từ ngày biết tin, bố mẹ chồng và ngay cả chồng cô cũng tỏ thái độ không hài lòng ra mặt. Trong suốt thời kỳ thai nghén, cô hầu như không nhận được sự quan tâm, chăm sóc nào từ phía nhà chồng. Đứa trẻ khi sinh ra cũng phải chịu sự ghẻ lạnh của gia đình bên nội. Khi ấy, cô chỉ biết ôm con khóc vì tủi thân.

Nỗi thống khổ của những phụ nữ với gánh nặng “phải đẻ được con trai” - Ảnh 1.

Nhiều người phụ nữ bị chồng đánh đập, mắng nhiếc thậm chí đuổi ra khỏi nhà vì không đẻ được con trai. Ảnh minh họa


Đến đứa thứ hai, áp lực phải đẻ con trai càng nặng nề hơn. Do đó, cô bắt đầu lần mò lên mạng để tìm hiểu làm thế nào để sinh con trai và áp dụng theo. Nào là tính ngày rụng trứng, uống các bài thuốc lá để dễ sinh con trai… Thế nhưng, sau khi đi siêu âm và biết thai nhi vẫn là con gái, cô bắt đầu thấy hoang mang.

Cô lo sợ, đứa trẻ lần này lại giống như chị của nó, bị hắt hủi chỉ vì không phải con trai như mọi người mong muốn. Vì thế, cô đã âm thầm đến một phòng khám sản tư nhân để "xử lý" đứa bé. Ngay sau đó, nỗi ám ảnh tội lỗi luôn đè nặng trong cô, đêm nào cô cũng gặp ác mộng và bị stress nặng. Cuối cùng, cô phải nhập viện điều trị vì chứng trầm cảm.

Thực tế, đây chỉ là một trong số rất nhiều những hệ lụy đau lòng về tư tưởng "trọng nam khinh nữ" dẫn đến áp lực đè nặng lên những người phụ nữ trong việc phải cố sinh cho bằng được một đứa con trai để nối dõi tông đường.

Trước đó, dư luận chắc hẳn vẫn chưa quên một clip được chia sẻ trên mạng xã hội ghi lại những tâm sự xé lòng của một người phụ nữ sống tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ của nước ta khi phải phá thai đến…18 lần cũng chỉ với một mục đích duy nhất là để "nặn" ra một thằng cu "hương khói" cho nhà chồng.

Rốt cuộc, sau bao nhiêu hi sinh, chịu đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần, cuối cùng người phụ nữ ấy cũng phải nhận "trái đắng" khi bị chồng và gia đình nhà chồng nhẫn tâm ruồng bỏ vì ba từ "không biết đẻ".

Theo các chuyên gia, hiện nay, ở nhiều địa phương, nhất là các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng vẫn còn tồn tại quan niệm "một trăm đứa khóc như ri không bằng một đứa nó đi giật lùi". Điều này còn in đậm trong nhiều nếp nhà, nếp nghĩ của người dân.

Họ cho rằng, con trai mới là người chăm sóc cha mẹ khi về già, do đó, nhiều người cố tìm mọi cách để đẻ cho bằng được thằng cu để nối dõi tông đường. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng lựa chọn giới tính thai nhi trước và trong khi mang thai và là nguyên nhân gốc rễ của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta hiện nay.

Theo số liệu thống kê hàng năm, trên 50% số tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh của năm sau cao hơn năm trước. Đáng chú ý, tỷ số giới tính khi sinh cao ngay trong lần sinh đầu tiên và đặc biệt tăng cao trong lần sinh thứ 3. Các nhà nhân khẩu học nhận định, nếu tỷ số giới tính khi sinh không được cải thiện trong thời gian tới, hệ lụy xã hội sẽ rất lớn khi thừa nam thiếu nữ, nhất là thiếu ở độ tuổi kết hôn, nam giới sẽ khó lấy vợ, hoặc không kết hôn.

Từ đó dẫn tới thay đổi cấu trúc dân số, tan vỡ cấu trúc gia đình, tỉ lệ ly hôn, tái hôn của phụ nữ tăng cao, kéo theo hệ lụy về an ninh trật tự khi làm tăng tệ nạn mại dâm, HIV/AIDS, buôn bán phụ nữ, trẻ em, tăng bạo hành gia đình, tăng bất bình đẳng giới…

Vì vậy, để giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, cần nâng cao vị thế, vai trò của người phụ nữ giúp cho phụ nữ nâng cao hiểu biết về bình đẳng giới, xóa bỏ tâm lý tự ti, cam chịu, định kiến, giúp họ nâng cao trình độ văn hóa chuyên môn, cân đối giữa con người xã hội và con người gia đình, phê phán ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử với nữ giới.

Mặt khác, đối với nam giới cũng cần học tập, nâng cao hiểu biết về bình đẳng giới, thay đổi quan niệm định kiến, dần dần xóa bỏ tư tưởng "trọng nam khinh nữ", tiến tới xã hội bình đẳng hơn.

Mai Thùy

Mai Thùy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Top