Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi niềm những bà mẹ tuổi 14 - 15

Chủ nhật, 19:27 02/07/2017 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Tăng cường hợp tác đa ngành, lồng ghép các biện pháp can thiệp tảo hôn vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; xây dựng một phương án tiếp cận toàn diện giúp giảm thiểu, đẩy lùi tiến tới xóa bỏ tảo hôn ở Việt Nam là những nội dung chính được đưa ra trong Hội thảo “Phòng ngừa, chấm dứt tảo hôn và kết hôn trẻ em: Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn” vừa được tổ chức ngày 29/6 tại Hà Nội.

Cần tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức về các hệ lụy của tảo hôn, đặc biệt là ở đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Chí Cường
Cần tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức về các hệ lụy của tảo hôn, đặc biệt là ở đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Chí Cường

Lời ru buồn của những “bà mẹ nhí”

Buôn Đắk Sar nằm lọt thỏm dưới chân đồi Đắk Hiêu, cách trung tâm xã Đắk Nuê, (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) gần 30km. Toàn buôn hiện có 264 hộ với hơn 1.000 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mông và Dao di cư từ phía Bắc vào năm 2008. Trình độ dân trí thấp, người dân sinh sống rải rác dưới sườn đồi, thu nhập chính quanh năm nhờ vào nương sắn, nương ngô nên cuộc sống rất bấp bênh. Vì vậy, 100% hộ gia đình trong buôn vẫn thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Điều đáng buồn, hầu hết trẻ em sinh ra tại đây đều bị suy dinh dưỡng.

Từ nhiều năm nay, nạn tảo hôn đang là vấn đề nhức nhối dưới chân đồi Đắk Hiêu. Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, không ít đứa trẻ chưa kịp lớn đã phải làm vợ, làm mẹ. 16 tuổi, em Hoàng Thị Sía đã “theo chồng bỏ cuộc chơi”. Năm nay, bước sang tuổi 22 tuổi, Sía đã có 2 đứa con. Kinh tế gia đình vốn đã nghèo nay lại chồng chất khó khăn. Sía bảo, rất nhiều lần hết gạo, cả nhà em phải ăn sắn, ăn rau thay cơm. Không đủ chất dinh dưỡng, các con của em đều gầy guộc, nheo nhóc.

Còn em Vàng Thị Giàng lấy chồng năm 2016 khi mới 15 tuổi, chồng em là Thào A Thành 14 tuổi. Đến nay, đôi vợ chồng trẻ em này đã có một đứa con 7 tháng tuổi. Theo lời kể của “bà mẹ nhí” này, vợ chồng em “ưng cái bụng” nên về ở với nhau, gia đình hai bên cũng không hề ngăn cản. Giàng cho biết: “Hồi xưa em không được đi học, ở nhà rồi đi lấy chồng, bạn bè bằng tuổi em cũng lấy chồng hết rồi”.

Thời gian qua, mặc dù được cộng tác viên dân số và các đoàn thể ở buôn Đắk Sar thường xuyên lồng ghép tuyên truyền về Luật Hôn nhân và Gia đình. Tuy vậy, kết hôn sớm, câu chuyện cứ diễn ra thường xuyên từ năm này qua năm khác và từ thế hệ này qua thế hệ khác ở buôn nghèo này. Năm 2015, trong buôn có 8 trường hợp tảo hôn, năm 2016 còn 6 trường hợp. Anh Ma A Báo – cộng tác viên dân số buôn Đắk Sar cho biết, nguyên nhân chính là do nhận thức của người dân còn hạn chế, nhiều ông bố, bà mẹ còn sắp đặt cho con lấy vợ, lấy chồng sớm để có người làm việc. Do đó, con trai, con gái cứ 15 - 16 tuổi là đi lấy vợ lấy chồng, nếu lấy muộn hơn thì họ coi là… già.

Ở Việt Nam, tảo hôn có ở tất cả các tỉnh/thành phố trong cả nước và ở tất cả các dân tộc. Tỷ lệ tảo hôn đặc biệt cao trong các cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) và ở các tỉnh có đông người đồng bào DTTS sinh sống như: các tỉnh miền núi phía Bắc; Tây Nguyên; một số tỉnh miền Trung và ở đồng bằng sông Cửu Long.

Tăng cường đầu tư cho phụ nữ và trẻ em gái

Phát biểu tại Hội thảo Phòng ngừa, chấm dứt tảo hôn và kết hôn trẻ em, ngày 29/6, ông Hà Hùng - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc cho biết: Tảo hôn đã làm hạn chế cơ hội học tập của trẻ em gái, làm các em mất đi các cơ hội được đào tạo và tìm được công việc làm ổn định. Tảo hôn cũng khiến các trẻ em gái dễ mang thai sớm khi cơ thể chưa phát triển toàn diện, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tinh thần và thể chất của các em. Tảo hôn cũng làm tăng nguy cơ bạo lực gia đình và các dạng bạo lực trên cơ sở giới.

“Tảo hôn là vi phạm quyền trẻ em, nếu xét trên bình diện tổng thể thì tảo hôn còn tác động trực tiếp đến các vấn đề kinh tế - xã hội khác tạo thành một vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo trong đồng bào DTTS. Đây cũng là nguyên nhân sâu xa làm suy giảm chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển bền vững vùng DTTS”, ông Hà Hùng nhấn mạnh.

Theo bà Nguyễn Thị Tư - Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số (Ủy ban Dân tộc), giảm thiểu tình trạng tảo hôn, đặc biệt trong đồng bào DTTS là một cuộc chiến lâu dài và nhiều thách thức. Nguyên nhân là do vùng DTTS vẫn là vùng có tỷ lệ nghèo cao nhất cả nước (tỷ lệ nghèo chung của 53 DTTS là 23,1%, cao gấp 5 lần so với tỷ lệ nghèo chung của cả nước); trình độ dân trí còn nhiều hạn chế do chịu ảnh hưởng và bị chi phối mạnh mẽ bởi các phong tục tập quán trong đó có các phong tục và quan niệm lạc hậu về hôn nhân.

Bên cạnh đó, công tác truyền thông, phổ biến kiến thức cho người dân về những hệ lụy của tảo hôn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đông đồng bào DTTS sinh sống. Rào cản về ngôn ngữ là một trong những yếu tố khiến việc tiếp cận truyền thông không đem lại hiệu quả như mong muốn…

Do đó, bà Nguyễn Thị Tư khuyến nghị, trong thời gian tới, tảo hôn phải được coi là vấn đề cấp thiết cần được ưu tiên giải quyết và được đảm bảo bố trí nguồn nhân lực để thực hiện; đưa tảo hôn vào giáo dục từ cấp tiểu học, THCS cùng với các nội dung về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực; tăng cường trao quyền cho trẻ em nhất là trẻ em gái đồng thời có các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm đói nghèo, đặc biệt là ở các đồng bào DTTS.

Chia sẻ tại Hội thảo, bà Shoko Ishikawa - Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam nhấn mạnh: “Chìa khoá để phá vỡ chu trình tảo hôn và kết hôn trẻ em là tăng quyền năng và đầu tư cho phụ nữ và trẻ em gái. Mọi phụ nữ và trẻ em gái có nguy cơ hoặc chịu ảnh hưởng bởi kết hôn trẻ em và tảo hôn cần được tiếp cận những dịch vụ có chất lượng về giáo dục và đào tạo, tư vấn về pháp luật và y tế, kể cả tư vấn sức khỏe sinh sản và tình dục và các dịch vụ xã hội khác”.

Theo bà Shoko Ishikawa, để làm được điều này, rất cần Chính phủ Việt Nam và các cơ quan ban ngành cùng vào cuộc trong việc hoạch định chính sách, và giám sát việc thực hiện can thiệp tảo hôn. Bên cạnh đó, việc đầu tư vào tăng quyền năng cho trẻ em gái cần được ưu tiên ở mọi khía cạnh và mọi lĩnh vực.

Nỗ lực của ngành Dân số

Sớm nhận thức được tình trạng tảo hôn là bước cản lớn trong việc nâng cao chất lượng dân số, chất lượng giống nòi, ngay từ năm 2009, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) đã tiến hành triển khai mô hình “Can thiệp giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại 5 tỉnh trên địa bàn cả nước. Đến năm 2015, mô hình được nhân rộng ra 22 tỉnh/thành phố; xây dựng 752 câu lạc bộ can thiệp tại các địa phương với sự tham gia của hàng trăm nghìn người.

Trong giai đoạn 2009-2015, với việc duy trì mô hình thông qua việc tích cực xây dựng các chương trình truyền thông, đặc biệt chú trọng truyền thông trực tiếp; tuyên truyền, vận động thông qua các đoàn thể, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các hệ thống chính trị và các đối tượng đích, ngành Dân số đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân, giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng tảo hôn trong cộng đồng, nhất là ở đồng bào DTTS.

Theo kết quả điều tra lần thứ nhất về thực trạng kinh tế xã hội của 53 DTTS năm 2015 do Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê phối hợp thực hiện cho thấy, tỷ lệ tảo hôn chung trong các DTTS khá cao, chiếm 26,6%, cao gấp 18 lần so với dân tộc Kinh (1,4%) và gấp 10 lần so với tỷ lệ chung của cả nước (2,5%). Trong đó, có 40/53 DTTS có tỷ lệ tảo hôn trên 20%, trong đó, 10 DTTS có tỷ lệ tảo hôn từ 20-30%; 11 DTTS từ 30-40%; 13 DTTS ở mức 40-50% và 6 DTTS có tỷ lệ tảo hôn từ 50-60%.

Trước thực trạng trên, năm 2015, Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025". Theo đó, phấn đấu đến năm 2025, cơ bản ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng DTTS.

Mai Thùy – Võ Thảo

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Top