Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗ lực giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ sơ sinh

Thứ năm, 08:00 05/11/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Ngày 3/11, tại Yên Bái, Bộ Y tế đã phối hợp với Nhóm đối tác Y tế (HPG) tổ chức cuộc họp Nhóm đối tác y tế tuyến tỉnh. Đây là cuộc họp trong khuôn khổ hoạt động thường niên của HPG, tăng cường kết nối, thảo luận giữa tuyến Trung ương và địa phương về xây dựng, triển khai chính sách y tế; nâng cao hiệu quả viện trợ tuyến tỉnh qua trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm vận động, sử dụng và điều phối viện trợ.

 

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Ảnh: Chí Cường
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Ảnh: Chí Cường

 

Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia thực hiện thành công nhiều Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) về y tế như giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, dưới 5 tuổi, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, tăng cường sử dụng nước sạch, vệ sinh môi trường, một số chỉ tiêu trong phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các dịch bệnh khác...

Mặc dù đã đạt được một số kết quả khả quan, nhưng theo TS Trần Thị Giáng Hương, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Y tế), một số chỉ tiêu đã giảm ở mức thấp nhưng gần đây lại có xu hướng chững lại, sự khác biệt tương đối rõ nét trong tiếp cận y tế giữa các vùng, miền, và giữa các nhóm dân cư. Đơn cử, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam đã giảm từ 41% (năm 1990) xuống 14,5% (năm 2014), nhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng tương đối khác biệt giữa các vùng, như Tây Nguyên là 22%, miền núi phía Bắc là 19,5%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng tính theo cân nặng/tuổi, chiều cao, tuổi cao nhất vẫn tập trung ở những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Minh chứng cho sự chững lại của mục tiêu giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ sống, đại diện Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ Y tế) nêu con số: Từ năm 2000 - 2005, tỷ suất này giảm từ 42%o xuống còn 26,8%o (3,04%o/năm). Nhưng từ năm 2005 - 2014, mức giảm hàng năm chững lại, từ 26,8%o xuống 22,4%o (0,44%o/năm), đặc biệt trong 3 năm gần đây, mức giảm rất thấp, trong khi đó, mục tiêu đến năm 2015, con số này là 19,3%o, có nghĩa là còn tới 3,1%o nữa, Việt Nam mới đạt được mục tiêu đề ra.

Một khó khăn khác được đại diện Vụ Kế hoạch – Tài chính nêu ra, đó là năm 2016, nhiều dự án nước ngoài đã dừng hoặc chuẩn bị dừng. Trong khi để chuẩn bị cho một dự án tài trợ nước ngoài mới phải mất từ 3-5 năm, vậy trong thời gian “chờ”, cần tìm nguồn vốn để duy trì các Mục tiêu Thiên niên kỷ đã và sắp đạt được. Khó khăn này rất cần sự hỗ trợ, chia sẻ của địa phương, tuy nhiên, nhiều tỉnh miền núi hiện nay, ngân sách Nhà nước vẫn hỗ trợ tới 80% cho các hoạt động.

Báo cáo tại cuộc họp cho thấy, tỷ số tử vong mẹ giảm từ 223/100.000 trẻ đẻ sống (năm 1990), xuống còn khoảng 60/100.000 (năm 2014) và có khả năng đạt Mục tiêu Thiên niên kỷ số 5, là 58,3/100.000. Các chỉ số tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ, tỷ lệ phụ nữ sinh con được khám thai ít nhất 3 lần đã đạt được. Tuy nhiên, các tỉnh miền núi tham dự hội nghị bày tỏ sự lo lắng cho tính bền vững trong việc duy trì, bền vững của các chỉ số này trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh các nguồn ngân sách trong và ngoài nước ngày càng cắt giảm.

Chia sẻ với PV Báo GĐ&XH, ông Nông Văn Kiếm, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn cho biết, nhìn tổng thể, các mục tiêu về chăm sóc sức khỏe sinh sản của cả tỉnh có thể yên tâm, khi tỷ lệ quản lý thai nghén đạt 95%, số phụ nữ đẻ được khám thai 3 lần trở lên đạt 81%, số phụ nữ đẻ được tiêm phòng 2 mũi uốn ván đạt 98,8%, số phụ nữ đẻ tại cơ sở y tế đạt 92%, số phụ nữ đẻ do cán bộ y tế đỡ đạt 95%. Mặc dù vậy, nếu tính đến cấp huyện, các con số này có sự chênh lệch lớn và đáng lo ngại.

Thông tin từ ông Nguyễn Đức Vinh – Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ, trẻ em (Bộ Y tế), nếu phụ nữ đẻ có cán bộ y tế đỡ thì nguy cơ tử vong giảm 5 lần. Trong 62 huyện nghèo nhất cả nước có tới 40% cơ sở y tế chưa thực hiện được can thiệp toàn diện sản khoa (mổ đẻ, truyền máu...), nên nguy cơ tử vong mẹ cao, 70% chưa thực hiện thở hồi sức sơ sinh. Tính ở vùng thành thị, xu hướng tử vong mẹ trực tiếp có xu hướng giảm, trong khi số tử vong mẹ gián tiếp (mắc các bệnh lý tim mạch, tiểu đường...) lại tăng. Do đó, theo ông Vinh, ngoài việc cấp cứu, can thiệp sản khoa, cần phải lồng ghép với các can thiệp khác.

“Nếu không xây dựng, phát triển được tính bền vững ở tuyến xã, huyện thì tuyến tỉnh cũng khó duy trì các Mục tiêu Thiên niên kỷ trong thời gian tới”, ông Nông Văn Kiếm chia sẻ. Ý kiến này của ông Kiếm nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu.

Đại diện của UNFPA cho rằng, nếu tính tổng thể các chỉ số, chỉ tiêu của Việt Nam khá ổn, đạt trên 90-95%, nhưng số phần trăm còn lại chưa đạt được, hầu hết lại nằm ở các tỉnh miền núi, khó khăn, đông đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó, để tiến tới sự phát triển bền vững của các Mục tiêu Thiên niên kỷ, cần phải đặc biệt quan tâm đến vùng này.

 

Hội nghị là cơ hội để đại diện Sở Y tế 20 tỉnh trong cả nước cùng đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các đối tác phát triển chia sẻ các thách thức trong việc hoàn thành MDGs và triển khai trong kế hoạch y tế 5 năm (2016 - 2020); chia sẻ kinh nghiệm về triển khai hợp tác, sự tham gia của các tỉnh và làm thế nào để Nhóm đối tác y tế có thể tăng cường hỗ trợ để hợp tác hiệu quả trong việc giải quyết các MDGs chưa hoàn thành, thông qua các nỗ lực, can thiệp bền vững.

     Võ Thu/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Suy giảm nội tiết tố là mối bận tâm lớn của phụ nữ tuổi trung niên vì nó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe. Thay vì cố tìm phương cách sử dụng các chất bổ sung để cân bằng nội tiết tố, trước tiên chị em nên điều chỉnh trong lối sống và chế độ ăn uống.

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Thai phụ chuyển dạ và hạ sinh ngay tại nhà gửi xe bệnh viện, may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Em bé nặng 4kg, hồng hào, khỏe mạnh.

Chế độ ăn phòng ngừa nhiễm độc thai nghén

Chế độ ăn phòng ngừa nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén hay còn gọi là tiền sản giật thường gây ra vấn đề cho hệ tuần hoàn của mẹ bầu, làm giảm lượng chất dinh dưỡng mà em bé nhận được. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần có một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng và lành mạnh.

7 sai lầm khi điều trị mụn trứng cá ở tuổi teen

7 sai lầm khi điều trị mụn trứng cá ở tuổi teen

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Mụn trứng cá thường thấy ở thanh thiếu niên khi trải qua tuổi dậy thì. Nhiều bạn cảm thấy thiếu tự tin trong giao tiếp khi bị mụn trứng cá nghiêm trọng. Một số sai lầm dưới đây là nguyên nhân gây ra tình trạng mụn kéo dài…

10 câu hỏi thường gặp nhất về rối loạn cương dương

10 câu hỏi thường gặp nhất về rối loạn cương dương

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rối loạn cương dương gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và đời sống tình dục ở nam giới. Rối loạn cương dương có thể do nhiều nguyên nhân, để điều trị hiệu quả cần được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác và có chỉ định điều trị phù hợp.

Top