Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗ lực giảm tỉ lệ tử vong mẹ

GiadinhNet - Đến năm 2015, giảm tỉ lệ chết mẹ còn 58,3 bà mẹ/100.000 trẻ đẻ sống.

Đây là một trong những mục tiêu được đề ra trong Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, cũng là Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ số 5 (MDG 5) nhằm cải thiện sức khỏe bà mẹ, trong đó phấn đấu giảm 3/4 tỷ lệ tử vong mẹ trong giai đoạn 1990 - 2015.
 
Nỗ lực giảm tỉ lệ tử vong mẹ 1
Truyền thông kiến thức làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khỏe trẻ em cho phụ nữ vạn đò ở huyện Thạnh Phú, Bến Tre. Ảnh: Dương Ngọc
 
Giảm đáng kể tử vong mẹ và trẻ em
Về các nguyên nhân trực tiếp gây tử vong mẹ, các nghiên cứu trên còn cho thấy, băng huyết là nguyên nhân hàng đầu (34,7 – 43,4%), sản giật, tiền sản giật là (10,7 – 18,4%), nhiễm khuẩn (7,4 – 14,3%), phá thai không an toàn (5,7%), tắc mạch ối (4,1 – 4,9%), vỡ tử cung (1,6%).

Đẻ non (nhẹ cân) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sơ sinh, chiếm 38,1% TVSS toàn quốc và 48,6% TVSS các tỉnh miền núi; ngạt sơ sinh chiếm tỉ lệ tương ứng là 17,5% và 24,9%, nhiễm khuẩn là 13,7% và 15,8% và dị tật bẩm sinh là 8,8% và 10,7%.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có tới 10 triệu ca tai biến sản khoa và 358.000 trường hợp tử vong mẹ - tương đương 1.000 trường hợp tử vong mẹ xảy ra mỗi ngày.
 
TS Nguyễn Duy Khê - Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ, trẻ em (SKBMTE), Bộ Y tế cho biết: Ở Việt Nam, nhờ sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Đảng và Nhà nước, với sự cố gắng của ngành Y tế, tình trạng SKBMTE đã ngày càng được cải thiện; các chỉ số về SKBMTE được các tổ chức quốc tế đánh giá là khá tốt so với các nước có mức thu nhập bình quân đầu người tương tự.
 
Tử vong mẹ và tử vong trẻ em ở Việt Nam đã giảm nhanh và giảm liên tục trong những năm gần đây. Tỉ số tử vong mẹ đã giảm 3 lần, từ mức 233/100.000 trẻ đẻ sống năm 1990 xuống còn 69/100.000 vào năm 2009. Tỉ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi của Việt Nam đã giảm gần 2/3: Từ 44,4%o năm 1990 xuống còn 15,5%o năm 2011. Tỉ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm hơn một nửa, từ 58%o năm 1990 xuống còn 23,3%o năm 2011.

Theo tài liệu của WHO, các tổ chức Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Thế giới công bố tháng 10/2010 thì tỉ số tử vong mẹ của Việt Nam đứng thứ 4/10 nước Đông Nam Á (sau Singapore, Malaysia và Thái Lan). Theo số liệu trên, năm 2008, tỉ số tử vong mẹ ở khu vực Đông Nam Á là 160/100.000 trẻ đẻ sống, của Việt Nam chỉ còn 54/100.000 trẻ đẻ sống (thấp hơn của so với số liệu của Tổng điều tra Dân số 2009 do Tổng cục Thống kê công bố năm 2009 là 69/100.000 trẻ đẻ sống).

Trong đánh giá về việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ số 4 và 5 đối với 74 quốc gia của Hội nghị cấp cao “Kêu gọi hành động vì sự sống còn của trẻ em” (tổ chức tại Washington DC, Hoa Kỳ từ 14 – 15/6/2012), Việt Nam được là một trong số 8/74 quốc gia đạt tiến độ thực hiện mục tiêu 4 về giảm tử vong trẻ em và là một trong số 9/74 quốc gia đạt tiến độ thực hiện về mục tiêu 5 về giảm tử vong mẹ. Đặc biệt có 3 nước là Việt Nam, Nepal và Guinea Equatorial đạt được mức độ giảm trên 75% tỉ số tử vong mẹ trong giai đoạn từ 1990 – 2010.
 
Những thách thức

So với các quốc gia trong khu vực và các nước Đông Nam Á, tỉ lệ tử vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống tại Việt Nam tốt hơn so với Indonesia, Philippines, Myanmar, Campuchia, Lào.

Kết quả điều tra tử vong mẹ ở Việt Nam 2006 – 2007 do Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế cho thấy: Tỉ số tử vong mẹ ở khu vực miền núi là 108/100.000, vẫn cao hơn gấp 3 lần so với vùng đồng bằng 36/100.000. Điều tra tử vong mẹ tại 14 tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên do Trường ĐH Y khoa Thái Bình cho thấy tử vong mẹ là 119/100.000, trong đó cao nhất là vùng Tây Bắc  242/100.000, tiếp đến là Tây Nguyên 108/100.000. Tử vong sơ sinh cũng có sự chênh lệch giữa các vùng miền và nhóm dân tộc: Tỉ suất này ở nông thôn miền núi cao hơn 2 lần so với nông thôn đồng bằng, ở các dân tộc ít người cao hơn gấp 2 lần so với người Kinh.

Những nguyên nhân này đều có thể phòng tránh được thông qua việc nâng cao nhận thức và kỹ năng tự bảo vệ cho các bà mẹ. Trong khi đó, theo các nghiên cứu, nếu triển khai tốt các biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS), chúng ta có thể tránh được tử vong mẹ lên tới 77,6%. Tuy nhiên, không thể không nhắc đến những khó khăn trong việc cung cấp cơ sở vật chất phục vụ cho công tác CSSKSS.

Mặc dù đã được củng cố trong thời gian qua nhưng mạng lưới CSSKSS ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều yếu kém, nhiều trung tâm CSSKSS tuyến tỉnh đã được xây dựng nhưng đã xuống cấp. Đối với khoa CSSKSS tuyến huyện, ở nhiều nơi chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Ngoài điều kiện làm việc còn khó khăn, đội ngũ cán bộ nói chung ở tất cả các tuyến còn thiếu về số lượng, cơ cấu giữa cán bộ có trình độ đại học với cán bộ trung cấp và sơ cấp cũng còn bất hợp lý.

Để đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 5, theo TS Nguyễn Duy Khê: Việt Nam đang nỗ lực không ngừng và phấn đấu giảm tỉ số tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xuống còn 58,3/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2015. Như vậy, đến năm 2015 ước tính mỗi năm ở Việt Nam vẫn còn 580 - 600 ca tử vong mẹ.

Giải pháp lâu dài và quan trọng là cần tập trung nhân rộng các mô hình được đánh giá hiệu quả về giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh như: Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh liên tục từ cộng đồng, gia đình đến cơ sở y tế; Thẩm định tử vong mẹ; Cô đỡ thôn bản ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Đào tạo kỹ năng đỡ đẻ. Đồng thời, cần củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức mạng lưới CSSKSS/SKBMTE từ tuyến trung ương đến cơ sở; đảm bảo chế độ chính sách thu hút cán bộ chuyên môn, đặc biệt là cán bộ giỏi về công tác lâu dài ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa; đào tạo cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực cấp cứu sản khoa, sơ sinh cho cán bộ trực tiếp làm công việc chăm sóc SKBMTE theo hướng cầm tay chỉ việc, đào tạo theo kíp, theo địa chỉ, theo nhu cầu; tăng cường giám sát hỗ trợ chuyên môn từ tuyến trên cho tuyến dưới…
 
Hà Anh
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Top