Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗ lực cho cuộc về đích thành công

Thứ sáu, 10:51 27/02/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Năm 2015, năm cuối thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ (2011-2015), năm “gói lại” nhiều dự án, chương trình. Nhiều địa phương trong cả nước đã đặt những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm chuẩn bị cho một cuộc về đích thành công. Nhân dịp đầu Xuân Ất Mùi 2015, phóng viên Báo GĐ&XH đã ghi lại ý kiến của lãnh đạo ngành Dân số một số tỉnh, thành về nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản nhất của từng địa phương trong năm 2015.

 

Giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh là một trong những nhiệm vụ được ngành Dân số đặt lên hàng đầu. 	Ảnh: Chí Cường
Giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh là một trong những nhiệm vụ được ngành Dân số đặt lên hàng đầu. Ảnh: Chí Cường

 

Ông Tạ Quang Huy – Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ TP Hà Nội: Khống chế tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

 

Ông Tạ Quang Huy.
Ông Tạ Quang Huy.

 

Một trong những mục tiêu quan trọng trong năm 2015 mà Hà Nội phấn đấu là khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (cố gắng ở mức 114,5/100).

Cuối năm 2014, nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, lần đầu tiên Hà Nội đã tổ chức ký cam kết không siêu âm công bố giới tính thai nhi với các cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập trên địa bàn quận Ba Đình (làm thí điểm). Năm 2015, Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ TP Hà Nội tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và phân cấp cho các quận, huyện thực hiện. Tất cả các phòng khám đều có cam kết không công bố giới tính thai nhi với đoàn kiểm tra. Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội cũng liên tục phối hợp với thanh tra Sở Y tế kiểm tra dịch vụ y tế trên địa bàn và phối hợp với thanh tra của Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra các trang web, các đầu sách phát hành trên địa bàn có vi phạm việc tuyên truyền lựa chọn giới tính thai nhi hay không.

Bên cạnh việc ký cam kết này, năm 2015, Hà Nội vẫn tích cực triển khai công tác tuyên truyền và coi đây là giải pháp mũi nhọn nhằm tác động trực tiếp đến nhận thức và chuyển đổi hành vi của người dân để giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Có như vậy, kết quả mới thực sự bền vững.

Một nhiệm vụ quan trọng khác mà Hà Nội phải song song thực hiện là từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng dân số người dân Thủ đô. Năm 2015, Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động mô hình can thiệp nhằm từng bước nâng cao chất lượng dân số ở 30 quận, huyện với một số chỉ tiêu như tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh 70%; tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc sơ sinh 80%; đẩy mạnh thực hiện Đề án “Tầm soát, phát hiện sớm một số tật, bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh của  TP Hà Nội giai đoạn 2013-2015”.

Ông Trần Đình Thuận - Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Sơn La: Rốt ráo giảm thiểu tảo hôn, kết hôn cận huyết

 

 

Ông Trần Đình Thuận.
Ông Trần Đình Thuận.

 

Sơn La là tỉnh có mức sinh cao, tại đây, mỗi phụ nữ trong tuổi sinh đẻ có 2,31 con.  Năm 2014, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 12,5%. Số phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ cao (30%), nhưng tỷ lệ chưa áp dụng các biện pháp tránh thai còn 26,7%.

Một vấn đề rất “nan giải” khác tại Sơn La là chất lượng dân số đang rất thấp, chỉ số phát triển con người (HDI) của Sơn La nằm trong top 5 tỉnh thấp nhất cả nước. Năm 2014, tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống của Sơn La vẫn cao và chưa kiểm soát được. Tỷ lệ tảo hôn toàn tỉnh là 20%, kết hôn cận huyết thống là 0,5%, số trẻ em (0-14 tuổi) bị khuyết tật, tàn tật chiếm 0,52%; tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi còn cao; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 21,8%.

Dù còn nhiều khó khăn, nhưng hàng năm Sơn La vẫn giành nguồn kinh phí chi cho công tác DS-KHHGĐ và tăng dần hàng năm, từ gần 1 tỷ đồng (năm 2005) lên gần 11,5 tỷ đồng (năm 2014). Với sự tạo điều kiện này, cùng sự ủng  hộ của nhân dân, các ban ngành, đoàn thể, năm 2015, Sơn La xác định mục tiêu số một vẫn là giảm sinh, nỗ lực dần đưa về mức sinh thay thế (khoảng 2,1 con). Từng bước nâng cao chất lượng dân số, giảm thiểu và kiểm soát tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết. Trong đó, Sơn La sẽ tiếp tục duy trì mô hình và các giải pháp can thiệp giảm thiểu tảo hôn và kết hôn cận huyết thống góp phần nâng cao chất lượng dân số tại 35 xã và 11 điểm trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh; đẩy mạnh truyền thông cho không chỉ các em học sinh, trẻ vị thành niên các tác hại của tảo hôn, kết hôn cận huyết, các quy định của pháp luật về vấn đề này, mà còn tuyên truyền mạnh mẽ đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, các vị già làng, trưởng bản, trưởng dòng tộc, cha mẹ các em…

Ông Đường Công Lự – Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Hà Tĩnh: Nhiệm vụ số 1 là giảm sinh!

 

 

Ông Đường Công Lự.
Ông Đường Công Lự.

 

Năm 2015, ngành Dân số Hà Tĩnh đã đề ra các chỉ tiêu cao hơn so với chỉ tiêu mà Trung ương giao, cụ thể là: Tập trung mọi nỗ lực phấn đấu giảm tỷ suất sinh thô từ 0,23‰ - 0,3%o (Trung ương giao 0,1%o), giảm tỷ lệ sinh trên 2 con trên 2% so với năm 2014; số con trung bình của một bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ giảm xuống ở mức 2,2 con. Hà Tĩnh cũng phấn đấu giảm tỷ số giới tính khi sinh xuống 0,3 điểm phần trăm so với năm 2014 (ở mức 112,06 bé trai/100 bé gái).

Để thực hiện được các mục tiêu mũi nhọn này, về chính sách, Ngành Dân số tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 78/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, Chỉ thị số 05/CT-UBND của UBND tỉnh về đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2014-2020. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của MTTQ và các đoàn thể đối với công tác DS-KHHGĐ. Đặc biệt, trong thời gian tới sẽ tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định thay thế cho Quyết định 18/2009 ngày 19/6/2009 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định một số chế độ, chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Về nhân lực, tỉnh Hà Tĩnh sẽ tiếp tục củng cố, ổn định hệ thống tổ chức bộ máy dân số ở cơ sở.

Về nguồn lực, ngành Dân số sẽ tích cực tham mưu trong việc giao chỉ tiêu, bố trí kinh phí tối thiểu 0,1% tổng chi ngân sách thường xuyên của cả ba cấp tỉnh, huyện, xã cho công tác DS-KHHGĐ. Đặc biệt, trong việc bố trí kinh phí, ngành cũng đã ưu tiên cho các vùng đông dân, có mức sinh cao, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biển và vùng có đông đồng bào Công giáo. Ngoài ra, việc bố trí ngân sách để thực hiện tốt một số chế độ, chính sách khuyến khích các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tích cực tham gia công tác DS-KHHGĐ.

Ngoài ra, Hà Tĩnh còn đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, tăng cường phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về DS-KHHGĐ, chăm sóc SKSS, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.

Bà Trần Thị Liễu- Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh Long An: Nâng cao chất lượng sàng lọc trước sinh

 

Bà Trần Thị Liễu.
Bà Trần Thị Liễu.

 

Năm 2014, tỉnh Long An đã hỗ trợ hơn 34 tỷ đồng cho công tác DS – KHHGĐ (chưa bao gồm kinh phí thưởng cho các cá nhân, tập thể thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ). Dự kiến năm 2015, nguồn kinh phí này không thay đổi. Long An là tỉnh đã đạt dưới mức sinh thay thế nhiều năm nay, do đó, năm 2015 tỉnh tiếp tục duy trì kết quả này, tập trung nâng cao chất lượng dân số.

Theo số liệu thu thập từ nguồn cán bộ dân số cơ sở, năm 2014, 95% số trẻ sinh ra trong năm được sàng lọc sơ sinh (trong khi Trung ương giao là 35%), nếu tính cả số trẻ thực hiện sàng lọc sơ sinh tại Bệnh viện Từ Dũ và các trung tâm khác, tỷ lệ này lên tới 97%. Đối với sàng lọc trước sinh, có 67% thai phụ ở Long An được sàng lọc, trong đó, 35% thai phụ làm ở tại tỉnh (khoảng 25.000 lượt thai phụ) Long An  miễn phí cho các trường hợp thực hiện sàng lọc sơ sinh tại tỉnh, còn với các thai phụ làm sàng lọc trước sinh tại các bệnh viện của tỉnh Long An thì được miễn phí hai lần siêu âm. Năm 2015, Trung ương chỉ hỗ trợ kinh phí triển khai chiến dịch cho 34 xã, chúng tôi sẽ mở rộng địa bàn triển khai lên 114 xã bằng nguồn kinh phí địa phương, trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ khoảng hơn 1 tỷ đồng, chưa kể nguồn từ cấp huyện, xã.

Một vấn đề nhức nhối khác tại Long An trong những năm gần đây, cũng là mục tiêu của ngành Dân số tỉnh, đó là vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên. Năm 2014, số liệu tại tỉnh cho thấy, tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên, thanh niên, sinh con ở tuổi 15-19 chiếm tỷ lệ 5-6%. Đó thực sự là một vấn đề nhức nhối mà tỉnh đang tập trung giải quyết. Năm 2015, tỉnh tiếp tục trích nguồn kinh phí sự nghiệp để hỗ trợ cho các xã thực hiện mô hình tư vấn tiền hôn nhân, “kích thích” tinh thần của các trường học tham gia vào việc đưa nội dung DS/SKSS vào sinh hoạt ngoại khóa trường học.

Thu Nguyên (ghi)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Vợ mới sinh, nam thanh niên ‘ra ngoài giải tỏa’: Bác sĩ vừa khám vừa thốt lên "Tôi cũng ạ cậu"

Vợ mới sinh, nam thanh niên ‘ra ngoài giải tỏa’: Bác sĩ vừa khám vừa thốt lên "Tôi cũng ạ cậu"

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sau khi xuất hiện nhiều nốt lạ ở vùng kín, nam thanh niên đi khám và phát hiện mắc sùi mào gà.

Khi nào nên thử thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn?

Khi nào nên thử thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nếu gần đây có quan hệ tình dục không an toàn, chị em nên thử thai khi nào là chính xác nhất? Nhiều người thử thai quá sớm, điều này có cần thiết không?

Nghệ An phát động Chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ

Nghệ An phát động Chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Sáng 13/3, Ban Chỉ đạo công tác Dân số và phát triển tỉnh Nghệ An phối hợp UBND huyện Kỳ Sơn tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ Chăm sóc sức khoẻ sinh sản/Kế hoạch hoá gia đình và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

5 điều quan trọng về vaccine HPV ai cũng nên biết

5 điều quan trọng về vaccine HPV ai cũng nên biết

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Vaccine HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2006. Vaccine HPV an toàn, hiệu quả và bảo vệ chống lại virus u nhú ở người, loại virus gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục và góp phần hình thành các tế bào bất thường có thể dẫn đến ung thư.

Ưu và nhược điểm của 11 loại bao cao su phổ biến

Ưu và nhược điểm của 11 loại bao cao su phổ biến

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Có rất nhiều loại bao cao su với các hình dạng, màu sắc và kích cỡ khác nhau.Tuy nhiên, mỗi loại bao cao su đều có ưu và nhược điểm. Tham khảo lựa chọn tốt nhất cho bạn và đối tác.

Tuổi tiền mãn kinh nên sử dụng biện pháp tránh thai nào?

Tuổi tiền mãn kinh nên sử dụng biện pháp tránh thai nào?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các biện pháp tránh thai ở độ tuổi 20, 30 có thể không phải là lựa chọn tốt nhất ở tuổi 40, 50. Vậy đâu là phương pháp ngừa thai phù hợp đối với phụ nữ tuổi tiền mãn kinh?

8 nguyên nhân phổ biến gây đau tinh hoàn

8 nguyên nhân phổ biến gây đau tinh hoàn

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có nhiều lý do khiến nam giới cảm thấy đau ở một hoặc cả hai tinh hoàn. Nhiều nam giới bị đau tinh hoàn rất ngại đi khám. Dưới đây là 8 nguyên nhân có thể gây đau tinh hoàn mà nam giới nên biết để gặp bác sĩ nam khoa càng sớm càng tốt.

9 cách trị xuất tinh sớm tại nhà tốt nhất, nam giới nên biết

9 cách trị xuất tinh sớm tại nhà tốt nhất, nam giới nên biết

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tình trạng xuất tinh sớm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần ở nam giới nếu không được điều trị. Tham khảo 9 biện pháp khắc phục tại nhà hàng đầu mà bạn có thể thử để cải thiện chứng xuất tinh sớm.

Top