Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những thành công và thách thức trong công tác dân số của tỉnh Bình Dương

Thứ bảy, 08:06 21/03/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiến lược dân số là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, một trong những vấn đề hàng đầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế - xã hội, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Để góp phần thực hiện chiến lược DS-KHHGĐ giai đoạn 2016-2020, HĐND tỉnh Bình Dương khóa 8 đã ban hành Nghị quyết 20 về chế độ, chính sách hỗ trợ đối với công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh.

Những thành công và thách thức trong công tác dân số của tỉnh Bình Dương - Ảnh 1.

Cán bộ DS-KHHGĐ tỉnh Bình Dương cung cấp kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên cho học sinh THPT của tỉnh. Ảnh: B.Dương

Đạt được nhiều kết quả quan trọng

Sau gần 5 năm thực hiện các quyết định quy định về chế độ, chính sách hỗ trợ công tác DS-KHHGĐ, hỗ trợ cộng tác viên dân số, khen thưởng, khuyến khích, động viên các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ đã đem lại kết quả đáng khích lệ cho công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện đạt mục tiêu duy trì tốc độ giảm sinh trên địa bàn toàn tỉnh nhằm duy trì mức sinh thay thế vững chắc. Hàng năm thực hiện chỉ tiêu mức giảm sinh đạt và vượt kế hoạch giao, giai đoạn 2016 – 2020 bình quân hàng năm thực hiện mức giảm sinh 0,1‰ so với năm trước. Tỷ suất sinh thô giảm từ 11,4‰ năm 2016 xuống còn 11‰ năm 2020.

Mức sinh thay thế được duy trì vững chắc, năm 2016 tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ) đạt 1,74 con/phụ nữ, năm 2018 đạt 1,53 con/phụ nữ thấp hơn so với mục tiêu chiến lược đề ra là duy trì tổng tỷ suất sinh ở mức 1,8 con đến năm 2020. Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên giảm từ 2,93% năm 2016 xuống còn 2,24% năm 2020 (trung bình giảm 0,14%/năm). Kết quả thực hiện đạt mục tiêu chiến lược đề ra là duy trì tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên trên địa bàn tỉnh không quá 4%.

Chất lượng dân số ngày càng được nâng cao về đời sống kinh tế, thể chất, trí tuệ và tinh thần, tuổi thọ trung bình của người dân trên địa bàn tỉnh năm 2016 là 75,9 tuổi dự báo năm 2020 là 76 tuổi...

Đồng thời với việc triển khai đề án Nâng cao chất lượng dân số thông qua tuyên truyền, vận động phát hiện, can thiệp sớm tật, bệnh ở thai nhi và sơ sinh, Chi cục DS-KHHGĐ Bình Dương đã tham mưu Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Chăm sóc SKSS, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, các Trung tâm Y tế huyện, thị, thành phố triển khai đề án khám sàng lọc trước sinh và sơ sinh.

Từ năm 2016 đến năm 2019 có 70.019 trẻ sơ sinh được xét nghiệm sàng lọc sơ sinh và 44.165 bà mẹ được khám sàng lọc trước sinh (ước tới năm 2020 có 92.619 trẻ và 64.665 bà mẹ được khám sàng lọc). Kết quả thực hiện các chỉ tiêu này từng bước được nâng cao. Từ năm 2018 đến nay, tỷ lệ này đạt so với mục tiêu chiến lược Dân số sức khỏe sinh sản tỉnh Bình Dương đề ra với mục tiêu là đến năm 2020 tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh là 50% và trẻ sinh ra được sàng lọc sơ sinh là 80%.

Tỷ số giới tính khi sinh ở mức tự nhiên

Đối với mục tiêu giảm tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn toàn tỉnh, Chi cục DS-KHHGĐ đã triển khai đề án can thiệp nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2020 thực hiện đạt kết quả khả quan, tỷ số giới tính khi sinh được duy trì năm 2016 là 104 bé trai/100 bé gái, năm 2019 là 104,1 bé trai/100 bé gái; dự kiến năm 2020 vẫn nằm trong mức 103-106 bé trai/100 bé gái.

Kết quả qua 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu DS-KHHGĐ, công tác chăm sóc SKSS/KHHGĐ được cải thiện rõ rệt: Tỷ lệ các cặp vợ chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai dự kiến đến năm 2020 chiếm tỷ lệ 68,1% (KH là 70%); Tỷ lệ cơ sở tuyến huyện trở lên đảm bảo thực hiện cung cấp dịch vụ phá thai an toàn đạt 100%; Trên 90% thành viên Ban Chấp hành Chi hội thanh niên công nhân tại các khu công nghiệp được tập huấn về kỹ năng tuyên truyền chăm sóc sức khỏe sinh sản, tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân, làm mẹ an toàn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục...

Công tác chăm sóc sức khỏe thanh niên, vị thành niên, việc triển khai mô hình Tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân 9/9 huyện, thị, thành phố đã đạt một số kết quả: Tỷ lệ thanh niên được trang bị kiến thức về bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản đạt 74%. Tỷ lệ thanh niên đến tuổi kết hôn được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng làm cha mẹ hàng năm đạt 79%.

Nhờ triển khai có hiệu quả các đề án nâng cao chất lượng dân số; phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và huy động các ban, ngành, đoàn thể tham gia công tác dân số nên chất lượng dân số của địa phương những năm qua đã từng bước được nâng cao. Nhiều chỉ tiêu về dân số và thực hiện các dịch vụ KHHGĐ đã đạt và vượt so với kế hoạch được giao.

Đối diện nhiều khó khăn, thách thức

Sự gia tăng dân số cơ học ngày càng cao, mật độ dân số phân bố không đồng đều và luôn thay đổi, nhất là ở các huyện, thị có khu công nghiệp phát triển làm cho công tác quản lý, cập nhật thông tin dân số gặp nhiều khó khăn.

Tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ một số huyện chưa tuyển đủ 6 biên chế theo quy định; mỗi xã/ phường/thị trấn chỉ có 01 cán bộ chuyên trách phụ trách quản lý mạng lưới CTV trên địa bàn, tuy nhiên một số xã/phường có số CTV rất đông (do dân số phát triển nhanh, tăng cơ học…) khó khăn cho cán bộ chuyên trách quản lý. Mặt khác đa số là cán bộ y tế trẻ, mới, dù đã được chuẩn hóa viên chức dân số nhưng công tác tham mưu về công tác dân số còn hạn chế và kiêm nhiệm nhiều chương trình y tế tại Trạm, vì vậy ít có thời gian xuống hỗ trợ cộng tác viên và cập nhật số liệu.

Mạng lưới CTV làm công tác DS-KHHGĐ một số địa bàn khó tuyển dụng nên quản lý số hộ bị thiếu trong khi sự biến động dân số luôn cao (như: Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Bến Cát); Trình độ CTV còn hạn chế; cập nhật báo cáo còn chậm.

Tỷ lệ người sinh con thứ ba giảm chậm và chưa vững chắc do sự nhận thức của một số ít người dân về công tác DS-KHHGĐ chưa đúng, nhất là những gia đình có con một bề (là con gái), hay những gia đình khá giả, ngay cả cán bộ viên chức, đảng viên cũng muốn sinh thêm con.

Thông tư số 26/TT-BTC ngày 21/3/2018 về Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 đã hạn chế về đối tượng thụ hưởng chế độ miễn phí đối với một số loại biện pháp tránh thai, khám sàng lọc trước sinh, sơ sinh, khám sức khỏe tiền hôn nhân trong khi đối tượng công nhân có thu nhập thấp, đời sống khó khăn sử dụng các dịch vụ còn hạn chế.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chí Trung ương mà chỉ còn hộ nghèo; hộ cận nghèo tiếp cận đa chiều của tỉnh. Hơn nữa tỉnh Bình Dương có tốc độ tăng dân số cơ học lớn, ước tính hàng năm tỉnh tăng thêm khoảng hơn 80.000 người lao động từ ngoài tỉnh đến làm việc, sinh sống trên tỉnh, trong đó gần 70% là lao động nữ tuổi sinh đẻ, phần lớn là ở khu nhà trọ chưa có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, kết quả tổng điều tra dân số ngày 01/4/2019 dân số tỉnh Bình Dương đạt 2.455.865 người, vượt mức Chiến lược dân số đề ra là 2,4 triệu người vào năm 2020.

Với tốc độ tăng dân số cơ học nhanh chóng tạo ra áp lực lớn về hạ tầng, an sinh xã hội, y tế, giáo dục, an ninh trật tự... đã ảnh hưởng đến công tác quản lý, điều hành thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và công tác quản lý dân số trên địa bàn tỉnh cũng phát sinh một số vấn đề cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Năm 2020, Bình Dương tiếp tục duy trì đối tượng công nhân có thu nhập thấp, đời sống khó khăn đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ miễn phí phương tiện tránh thai, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các PTTT an toàn, hiệu quả, đa dạng, thuận tiện với chất lượng ngày càng tốt hơn cho các đối tượng.

Trong thời gian này, Chi cục DS - KHHGĐ tham mưu Sở Y tế đang xây dựng kế hoạch hành động, chính sách DS-KHHGĐ giai đoạn tiếp theo (2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030). Với mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững; tiếp tục thực hiện các chế độ hỗ trợ công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn mới.

Bình Dương hiện nay đang có mức sinh thấp, có xu hướng tiếp tục giảm sinh (năm 2018 đạt 1,53 con/phụ nữ, thấp hơn so với mục tiêu chiến lược đề ra là duy trì tổng tỷ suất sinh ở mức 1,8 con đến năm 2020), nhiệm vụ đặt ra là cần duy trì vững chắc mức sinh thay thế, không để mức sinh tụt quá thấp. Đây cũng là mục tiêu quan trọng được nêu trong Kế hoạch số 4470/KH-UBND ngày 20/9/2018 về triển khai thực hiện Chương trình số 78-CTr/TU ngày 11/5/2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị Quyết số 21-NQ/TW về Công tác dân số trong tình hình mới.

 Phạm Tho

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 16 giờ trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Suy giảm nội tiết tố là mối bận tâm lớn của phụ nữ tuổi trung niên vì nó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe. Thay vì cố tìm phương cách sử dụng các chất bổ sung để cân bằng nội tiết tố, trước tiên chị em nên điều chỉnh trong lối sống và chế độ ăn uống.

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ chuyển dạ và hạ sinh ngay tại nhà gửi xe bệnh viện, may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Em bé nặng 4kg, hồng hào, khỏe mạnh.

Top