Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những món ăn người cao tuổi cần tránh để ảnh hưởng sức khỏe

GiadinhNet - Theo thời gian, sức khỏe người cao tuổi (NCT) ngày càng giảm sút, thay đổi tâm sinh lý, bị nhiều bệnh mãn tính ảnh hưởng đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Do đó, việc lựa chọn các thực phẩm cần thiết, tốt cho sức khỏe cũng như tránh các món ăn có hại là điều rất quan trọng với NCT.

Những món ăn người cao tuổi cần tránh để ảnh hưởng sức khỏe - Ảnh 1.

NCT nên có chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo sức khỏe, hạn chế gia tăng bệnh tật. Ảnh: TL

Chế độ ăn của NCT "khắt khe" hơn người trẻ

PGS.TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, từ xưa đến nay, các cụ vẫn có câu nói "bệnh từ miệng mà vào". Do đó, ăn uống hợp lý, khoa học hàng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Điều này càng cần thiết với những NCT – nhóm đối tượng đã bị suy giảm về sức khỏe do lão hóa tuổi tác cũng như chịu tác động từ gánh nặng bệnh tật gây ra.

Theo đó, "đặc trưng" của NCT là hay gặp các vấn đề về răng lợi như răng bị gãy, rụng, lung lay, cơ nhai bị teo ảnh hưởng đến việc cắn, nhai, nghiền thức ăn ở miệng. Điều này khiến NCT phải ưu tiên lựa chọn nhóm thực phẩm mềm, lỏng dễ nhai. Bên cạnh đó, trương lực dạ dày giảm, sức co bóp yếu, dịch nước bọt, dịch vị và các men tiêu hóa trong cơ thể giảm khiến NCT dễ bị rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Việc lặp đi lặp lại các món ăn hàng ngày cộng với hệ tiêu hóa "có vấn đề" khiến nhiều NCT cảm thấy nhàm chán và không còn hứng thú với chuyện ăn uống. Từ đó, nhu cầu ăn uống hàng ngày cũng bị giảm theo.

Ngoài ra, theo PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng khoa Nội tiết – Cơ xương khớp (Bệnh viện Lão khoa Trung ương), một NCT thường mắc từ 3-5 bệnh, trong đó, chủ yếu là các bệnh không lây nhiễm, bệnh mãn tính phải điều trị kéo dài như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, táo bón... Việc phải dùng thuốc thường xuyên cũng ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt hàng ngày của NCT.

Hơn nữa, đối với những NCT mang bệnh trong người, chế độ ăn cũng "khắt khe" hơn. Họ vừa phải đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày vừa phải tuân thủ việc kiêng khem một số nhóm thực phẩm có nguy cơ làm trầm trọng thêm bệnh tật. Do đó, nhóm người này đôi khi cảm thấy áp lực về chuyện ăn uống.

Một điều cũng hay gặp ở NCT là có người rất béo nhưng cũng có người rất gầy. Đây là hai thái cực không bình thường về mặt dinh dưỡng. Chính vì vậy làm sao chế độ ăn thích hợp với từng người giúp cho họ ổn định cân nặng, kiểm soát các vấn đề liên quan đến bệnh tật cũng là một vấn đề cần đặt ra trong khẩu phần ăn hàng ngày của NCT.

Những thực phẩm cần tránh ở NCT

Dựa trên đặc điểm chung là răng yếu, hệ tiêu hóa cũng bị suy giảm chức năng theo thời gian, các chuyên gia khuyến cáo, nhóm các thực phẩm cứng, khô, khó tiêu hóa (xương, hạt cứng, mía, đồ cay nóng…) cần hạn chế trong thực đơn hàng ngày của NCT. Tuy nhiên, cần căn cứ vào thể trạng sức khỏe của bản thân NCT để lựa chọn loại thực phẩm phù hợp. Nếu NCT răng vẫn còn chắc, có thể ăn đồ thô để kích thích khẩu vị. Bên cạnh đó, cần linh hoạt thay đổi thực đơn giữa các bữa, không nhất thiết bữa nào cũng ăn đồ mềm, lỏng tránh nhàm chán, gây ra cảm giác không ngon miệng cho NCT.

Riêng với những NCT có các bệnh lý trong người, chế độ ăn cần tuân thủ theo đặc thù riêng của từng bệnh. Cụ thể, với nhóm NCT bị tăng huyết áp, theo PGS.TS Lê Bạch Mai, việc đầu tiên là cần kiểm soát muối. Giảm muối là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giảm bệnh lý tăng huyết áp. Vì vậy, ngoài việc giảm các món chiên, xào, kho cần nêm nhiều muối trong khẩu phần ăn, người bệnh cũng nên hạn chế thói quen chấm muối, nước mắm trong khi ăn.

Bên cạnh đó, cần hạn chế uống rượu bia hoặc các chất kích thích khác vì khi nạp quá nhiều nồng độ cồn vào trong cơ thể dễ khiến giãn mạch máu, nhất là mạch máu não dẫn tới đột quỵ ở NCT.

Với nhóm NCT mắc bệnh đái tháo đường, việc cần làm là tránh nạp quá nhiều đường trực tiếp vào cơ thể. NCT có thể dùng loại đường dành riêng cho những bệnh nhân bị đái tháo đường. Mặt khác, việc lựa chọn các chế phẩm để kiểm soát được lượng đường dung nạp vào cơ thể cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều NCT lại kiêng tuyệt đối các loại hoa quả ngọt. Đây là việc làm không cần thiết vì có thể dẫn tới thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết có trong các loại trái cây tươi.

Vì vậy, với nhóm những người này, chỉ nên hạn chế ăn một số loại trái cây có hàm lượng đường cao như nhãn, vải, xoài… để tránh làm tăng lượng đường trong máu. Trong trường hợp NCT muốn ăn, nên ăn dạng miếng nhỏ chứ không nên xay sinh tố hoặc ép nước để giảm việc hấp thu đường vào cơ thể. Ngược lại, với các loại trái cây có hàm lượng đường thấp, tạo xơ nhiều như ổi, bưởi, thanh long... NCT nên ăn nhiều hơn.

Ngoài ra, không nên lạm dụng các chất tạo ngọt trong nấu nướng vì sẽ đem đến nhiều bất lợi cho sức khỏe của NCT. Đồng thời, NCT cũng không được bỏ bữa, tránh tình trạng "no dồn đói góp", vì nếu ăn quá nhiều tinh bột thường làm cho đường máu tăng nhanh dẫn tới tích lũy mỡ nhiều dễ khiến NCT bị mỡ máu, nếu không kiểm soát tốt có thể gây đột quỵ.

Một vấn đề khác cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của NCT là cân bằng lượng dầu, mỡ trong các bữa ăn. Mỡ động vật là một chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng lại có nguy cơ tăng cholesterol gây tắc nghẽn, đột quỵ, vỡ mạch máu ở NCT. Vì vậy, không nên sử dụng quá nhiều và nên chọn loại mỡ động vật có nguồn gốc rõ ràng, an toàn, không chứa hóa chất gây hại. Tuyệt đối không ăn mỡ đã chiên đi chiên lại nhiều lần. Với dầu thực vật cũng tương tự, tránh lầm tưởng dầu làm từ thực vật sẽ không hại mà lạm dụng ăn quá nhiều vì cũng sẽ dẫn tăng Cholesterol trong máu, không tốt cho sức khỏe NCT.

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Top