Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những điều cần biết về xét nghiệm ADN​

Thứ năm, 16:22 24/09/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Việc xét nghiệm ADN chính xác như thế nào? Khi nào thì giám định ADN cho trẻ nhỏ? Địa chỉ giám định AND tin cậy?….là những câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm.

Ngày nay việc xét nghiệm ADN hay DNA ngày càng trở nên phổ biến và cần thiết. Dưới đây là một số kiến thức cần biết về xét nghiệm ADN.

ADN, gen là gì?

ADN là chữ viết tắt của Axit DeoxyriboNucleic. ADN tồn tại chủ yếu trong nhân tế bào, trên các nhiễm sắc thể, lưu trữ thông tin di truyền của sinh vật.

Xét nghiệm ADN hay xét nghiệm DNA là phép xét nghiệm dùng ADN có trong các tế bào của cơ thể để xác định quan hệ huyết thống. Xét nghiệm ADN cho phép chúng ta kiểm tra được mối quan hệ huyết thống một cách chính xác nhất hiện nay.

Một đoạn ADN mang thông tin di truyền còn được gọi là gen. Theo di truyền học, ADN của một cơ thể thừa hưởng một nửa từ bố và một nửa từ mẹ, đó là đặc điểm riêng biệt của từng cá thể.

Xét nghiệm ADN chính xác tới mức nào?

Xét nghiệm huyết thống bằng ADN là cách xét nghiệm chính xác nhất hiện nay. Nếu các mẫu ADN của mẹ, con và bố nghi vấn khớp với nhau trong từng gen thì độ chính xác có quan hệ huyết thống đạt tới 99.999% hoặc cao hơn. Điều đó có nghĩa là trên thực tế người đàn ông được xét nghiệm ở đây chính là bố của người con.

Nếu hai mẫu ADN của người con và bố nghi vấn không khớp với nhau từ hai gen trở lên, thì người đàn ông này phải loại trừ 100% và khả năng để là cha của đứa trẻ là 0%. Tức là: Nếu giữa 2 mẫu so sánh có sự khác biệt thì tuyệt đối 2 mẫu này không có quan hệ huyết thống. Kết quả như vậy là hoàn toàn chắc chắn.

Nếu hai người đàn ông nghi vấn là hai anh em sinh đôi cùng trứng (có bộ gen hoàn toàn giống nhau) thì kết quả xét nghiệm DNA không thể xác định ai là người cung cấp tinh trùng cho đứa trẻ.

xét nghiệm ADN

Ảnh minh họa

Giới hạn về tuổi cho người tham gia xét nghiệm

Vì hệ gen của từng người được thiết lập ngay tại thời điểm thụ thai và thường không thay đổi, nên xét nghiệm huyết thống được tiến hành ở bất kỳ độ tuổi nào, thậm chí trên mẫu vật lấy từ trẻ chưa sinh (nước ối có chứa các tế bào của thai nhi).

Có thể giám định huyết thống ở thai nhi từ 14 đến 20 tuần (khi lấy được 3 - 4 ml nước ối). Trong nước ối có chứa nhiều tế bào của thai nhi, tuy nhiên việc lấy nước ối được thực hiện ở các bệnh viện chuyên khoa sản sau đó chuyển sang cơ quan giám định.

Giám định huyết thống của thai nhi trong các trường hợp trẻ bị xâm hại tình dục dẫn đến mang thai để xác định ai là cha đứa trẻ, trong các trường hợp nghi ngờ không phải là con của mình…

Thực hiện giám định ADN ở trẻ bằng các phương pháp: lấy một lượng mẫu máu rất nhỏ (1/4 giọt máu), một tăm bông chứa các tế bào trong miệng, một mẩu nhỏ cuống rốn đã rụng..

Người mẹ có cần tham gia vào xét nghiệm hay không?

Giám định ADN để xác định huyết thống có thể thực hiện không cần mẹ. Nếu như các mẫu ADN của bố nghi vấn và con không khớp với nhau thì khả năng người đàn ông là bố của đứa bé bị loại trừ 100%.

Nếu ADN của hai mẫu giám định khớp với nhau hoàn toàn thì khả năng người đàn ông đó là bố đạt tới 99,999% hoặc cao hơn.

Trong trường hợp các mẫu ADN của bố nghi vấn và con không khớp với nhau từ 1 đến 2 gen thì việc yêu cầu phân tích thêm mẫu của người mẹ là cần thiết.

Cần dùng những loại mẫu nào để giám định ADN?

Xét nghiệm huyết thống cần một trong những loại mẫu sau:

1. Mẫu máu tươi hoặc máu khô

2. Mẫu tóc (có chân)

3. Mẫu tế bào niêm mạc miệng

4. Mẫu móng tay (chân)

5. Mẫu cuống rốn

6. Mẫu tinh trùng

7. Mẫu mô

8. Mẫu xương, răng, vv …

Các xét nghiệm sẽ có cùng độ chính xác như nhau, vì tất cả các tế bào trong cùng một cơ thể đều có cùng một loại ADN.

Xác định hài cốt bằng giám định ADN thì cần lấy những mẫu gì?

Muốn xác định hài cốt bằng giám định ADN cần phải thu được mẫu xương (hoặc răng) của hài cốt nghi ngờ.

Bên cạnh đó lấy mẫu: máu, chân tóc hoặc móng tay của người thân họ hàng bên ngoại (bà ngoại, mẹ đẻ, anh chị em ruột của mẹ, anh chị em ruột của liệt sĩ, anh chị em con bá con dì …) để so sánh.

Nếu hai người cha giả định có quan hệ huyết thống với nhau thì có xác định được ai là người cha thực sự của đứa bé không?

Hoàn toàn được. Dữ liệu ADN của mỗi người là duy nhất, không giống nhau giữa các cá thể riêng biệt (trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng), tuy nhiên, nếu hai người cha giả định có quan hệ huyết thống như anh em ruột hoặc cha và con trai thì họ có thể chia sẻ rất nhiều các chỉ thị ADN (locus) được sử dụng trong xét nghiệm ADN quan hệ cha con.

Điều này có nghĩa rằng nếu không có kinh nghiệm chuyên sâu và quy trình xét nghiệm cũng như xét duyệt kết quả thích hợp thì sẽ kết luận sai (cả hai người cha giả định đều là cha đẻ của đứa trẻ). Xét nghiệm ADN là đủ mạnh để xác định quan hệ cha con trong một trường hợp quan hệ cận huyết, nhưng phòng thí nghiệm phải được biết tình hình trước khi bắt đầu quá trình thử nghiệm.

Xét nghiệm xác định quan hệ huyết thống cha con có thể tiến hành khi người cha giả định đã chết hoặc mất tích không?

Trong trường hợp người cha giả định đã chết hoặc mất tích thì bạn có thể lựa chọn một trong các cách giải quyết sau:

- Trước tiên bạn cần xem xét có thể thu được mẫu từ người mất tích hoặc đã chết hay không? Chẳng hạn như mẫu máu hoặc mẫu mô đã được lưu trữ (đây là loại mẫu thường có thể thu được từ văn phòng giám định y tế). Nếu ADN có thể tìm thấy trong mẫu thì chúng ta có thể tiến hành xét nghiệm xác định quan hệ huyết thống cha con.

- Đối với trường hợp không thu thập được mẫu người cha giả định thì xét nghiệm ông bà nội với cháu.

- Nếu một trong hai hoặc cả hai ông bà nội không thể có mặt trong xét nghiệm thì kiểm tra xét nghiệm mối quan hệ gia đình khác.

Khi nào có kết quả xét nghiệm ADN?

Thủ tục xin giám định ADN rất đơn giản. Thời gian trung bình có kết quả là từ 2-3 ngày, không kể ngày nghỉ, thứ 7, Chủ Nhật. Trong một số trường hợp đặc biệt là 24 giờ.

Địa chỉ giám định ADN

Bạn có thể tham khảo địa chỉ giám định AND sau:

Tại Hà Nội: khoa Y Sinh học, Viện Pháp y Quốc gia, 41 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng- Hà Nội.

Tại TP. Hồ Chí Minh: Phân Viện Pháp y Quốc gia, số 159, Hưng Phú, Phường 8, Quận 8, TP HCM.

Tại các tỉnh, thành phố: liên hệ với các Trung tâm Pháp y, Phòng Pháp y các tỉnh thành.

Minh Minh (Th)/Báo Gia đình và Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Top