Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Nhờ mang thai hộ: Mất tiền vẫn bị hành”: Quá nhiều phiền toái, nên phải “khoanh vùng”

Thứ sáu, 08:26 16/01/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Sau hai bài viết về vấn đề mang thai hộ trên Báo GĐ&XH số ra ngày 12 và 14/1, chúng tôi nhận được nhiều phản hồi của độc giả về quy định người mang thai hộ phải là người thân khiến họ gặp khó. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định rằng việc “khoanh vùng” đối tượng mang thai hộ là nhằm mục đích nhân văn, chống thương mại hóa.

 

Các bài viết về vấn đề mang thai hộ trên Báo GĐ&XH đã nhận được nhiều phản hồi của độc giả.
Các bài viết về vấn đề mang thai hộ trên Báo GĐ&XH đã nhận được nhiều phản hồi của độc giả.

 

Mất tiền, mất cả con!

Chị Trần Thị Yến (phố Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi có người họ hàng từng nhờ mang thai hộ rồi bị mất con. Do trong quá trình mang thai, người phụ nữ đó nảy sinh tình cảm với đứa trẻ không chịu trả con. Gần đến ngày sinh chị ta biến mất, đến giờ đã gần 1 năm vẫn tìm không ra dấu vết. Vì việc này mà người đi nhờ cứ tự dày vò, đày ải mình”.

Chị Lê Thị Ngọc (khu đô thị Mỹ Đình II, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi chỉ mong luật “rộng cửa” hơn nữa. Luật đã cho phép nhưng bó hẹp quá, phải là người ruột rà máu mủ bên chồng hoặc vợ mới được mang thai hộ trong khi gia đình cả hai bên chúng tôi  không tìm được người nào đồng ý giúp. Tôi từng có ý định sẽ cùng chồng sang Thái Lan nhờ người mang thai hộ nhưng bây giờ thì cánh cửa đó đã “đóng lại” vì mới đây Thái Lan đã đưa ra dự luật cấm việc mang thai hộ. Hy vọng có con của tôi đang bị đẩy vào vô vọng”.

Về vấn đề này, luật sư Bùi Thị Ngọc, Trung tâm Luật đất đai, hôn nhân và gia đình Tiền Phong (Hà Nội) cho biết: “Người mang thai hộ phải là người thân thích bên vợ hoặc bên chồng, để tránh trường hợp mang thai hộ mang tính thương mại. Hiện vẫn chưa có nghị định hướng dẫn trong trường hợp nhờ người không phải anh em họ hàng. Việc lập văn bản thỏa thuận phải lập ở phòng công chứng, nếu không có giấy tờ chứng minh người mang thai hộ là anh em họ hàng bên vợ hoặc bên chồng thì văn phòng công chứng sẽ không lập cho văn bản này. Thứ hai, nếu như có xảy ra tranh chấp, hai bên không nuôi con hoặc giành quyền nuôi con thì pháp luật không bảo vệ được”.

Luật sư Bùi Thị Ngọc cũng chỉ ra rằng, thực tế có quá nhiều trường hợp đau  lòng xảy ra từ mang thai hộ “chui” như trong quá trình mang thai hộ, người mang thai nảy sinh tình cảm với đứa trẻ nên khi sinh ra không muốn trả con, có trường hợp trả thì yêu sách, làm khó, đòi hỏi quyền lợi kinh tế cao khiến bố mẹ đứa trẻ “dở khóc dở cười” mà không dám nhờ pháp luật can thiệp vì “làm chui”…

Chỉ có 3 bệnh viện được phép thực hiện

Theo TS.BS Lê Vương Văn Vệ - Giám đốc Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội, việc cho phép mang thai hộ đã mở ra một cơ hội làm mẹ cho những bà mẹ không thể tự thân có con. Kỹ thuật thực hiện mang thai hộ giống hệt thụ tinh trong ống nghiệm nhưng khác biệt là thụ tinh trong ống nghiệm xong thì cấy phôi vào người mẹ của chính đứa trẻ, còn ở đây thì cấy vào người mang thai hộ và sinh con. Đứa trẻ sinh ra hoàn toàn mang gien di truyền của vợ và chồng, không bị ảnh hưởng bởi người mang thai hộ. Tử cung của người mang thai hộ giống như nơi ươm mầm cho thai nhi”.

Ông Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) khẳng định: “Người nhờ mang thai hộ phải là những cặp vợ chồng kết hôn sau 1 năm chưa có con dù sinh hoạt tình dục bình thường (3 lần/tuần), không có biện pháp tránh thai và có những bệnh lý không thể sinh con. Người mang thai hộ phải là người có huyết thống 3 đời như: Cùng hàng, con cô, con chú, con bác, con dì mới được phép mang thai hộ. Nếu vợ chồng chưa ly dị phải được đồng ý của người chồng”.

Năm 2015, Bộ Y tế chỉ cho phép 3 đơn vị đại diện cho 3 vùng miền được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ gồm: Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế và Bệnh viện Từ Dũ. Ba bệnh viện này đại diện cho 3 vùng. Vì thực tế, không phải cơ sở nào cũng đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật mang thai hộ và số người mang thai hộ cũng không nhiều. Do đó, trước mắt 3 đơn vị trên sẽ thực hiện, rút kinh nghiệm và tổng kết sau 1 năm.

Cũng theo ông Quang, Bộ Y tế sẽ có cách kiểm soát chặt chẽ người mang thai hộ, đó là muốn mang thai hộ phải qua bệnh viện. Việc xét duyệt hồ sơ để có cho phép mang thai hộ hay không sẽ do hội đồng độc lập đánh giá, dựa trên tình trạng bệnh lý không thể mang thai tự nhiên của người nhờ, quan hệ họ hàng giữa người nhờ và người mang thai hộ, điều kiện sức khỏe của người mang thai hộ... Thành viên hội đồng chuyên môn ngoài những giáo sư, bác sỹ còn có các luật sư, chuyên gia tâm lý. Bệnh viện làm sai sẽ xử lý, nên không hội đủ yếu tố luật cho phép, bệnh viện sẽ không thực hiện.

Các chuyên gia được hỏi đều cho rằng, việc mang thai hộ là chính đáng đối với những cặp vợ chồng muốn có con mà không thể mang thai. Song, đây là vấn đề nhạy cảm nên Bộ Y tế cũng quy định điều kiện chặt chẽ cho trường hợp mang thai hộ nhằm ngăn chặn các hình thức biến tướng, thương mại hóa, đẻ thuê…

 

“Người mang thai hộ sẽ được thống kê trên hệ thống máy tính có kết nối dữ liệu nên người đó đã thực hiện ở trung tâm này, đến trung tâm khác sẽ không thực hiện mang thai hộ được. Vì vậy, người có nhu cầu thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải tìm hiểu về mặt pháp luật. Các cặp vợ chồng phải xác định thực hiện kỹ thuật này vẫn có rủi ro. Do đó, không có con, các cặp vợ chồng có thể nhận con nuôi để duy trì hạnh phúc gia đình. Không nên làm những điều trái luật rất dễ dẫn đến những rủi ro mà pháp luật không thể bảo vệ được”.

Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Y tế.

 

Mai Hạnh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Top