Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mùa mưa, bệnh hô hấp tấn công trẻ nhỏ

Thứ bảy, 08:00 06/08/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Mới đầu mùa mưa, nhưng tại TPHCM, số ca nhập viện điều trị bệnh về đường hô hấp của hai bệnh viện Nhi đồng ở TPHCM tăng chóng mặt. Không chỉ phụ huynh mà cả các thầy thuốc cũng phải “nhức đầu” trước tình trạng này.


Chị Huỳnh Hoàng Kim Phượng chăm sóc con tại BV Nhi Đồng 1. Ảnh: Đỗ Bá

Chị Huỳnh Hoàng Kim Phượng chăm sóc con tại BV Nhi Đồng 1. Ảnh: Đỗ Bá

Thời tiết thất thường, bệnh nhi tăng đột biến

Trưa 4/8, Khoa Hô hấp (Bệnh viện Nhi đồng 1) đông nghịt người lớn bế trẻ nhỏ xếp hàng lấy số để khám vào đầu giờ chiều. Tại hành lang, bé Trương Tấn Duy (4 tuổi, ở huyện Bình Chánh) đang nằm trong tay mẹ bú sữa bình ngon lành, xung quanh bé là vài chục em nhỏ khác, cũng đều chờ khám. Mẹ của bé Duy, chị Huỳnh Kim Phượng cho hay: Con trai chị khò khè nặng đến thở không nổi phải vào Bệnh viện Nhi đồng 1 khám. “Cháu bị viêm phổi nên bác sĩ cho nhập viện để điều trị luôn. Trước nay con tôi hay bị viêm tiểu phế quản nên đến đây cũng thường xuyên, nhưng khám rồi lấy thuốc về, nay nặng quá phải nhập viện. Đợt này sao nhiều trẻ bị hô hấp quá?", chị Phượng than thở.

Bé Duy được bố trí giường, song vì phòng chật chội, đông người quá nên chị Phượng phải bế con ra ngoài hành lang cho thoáng. Theo ghi nhận của PV Báo GĐ&XH, mỗi giường tại khoa hô hấp ít nhất có 2 - 3 trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh cho hay, họ tự thu xếp để ưu tiên cho các cháu sơ sinh, còn ai thấy con mình bệnh nhẹ hơn thì “tự động ra”.

Liên quan đến tình trạng gia tăng đột biến số trẻ mắc bệnh đường hô hấp, BS Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp (Bệnh viện Nhi đồng 1) cho hay, ông cũng bất ngờ vì thời điểm này mới chỉ bắt đầu mùa bệnh. Điều bất ngờ này cũng khiến các bác sĩ ở đây“nhức đầu” trong việc tiếp nhận, điều trị trước tình trạng quá tải bệnh nhân.

BS Trần Anh Tuấn chia sẻ thêm: “Chúng tôi phải báo cáo Ban Giám đốc và Phòng Kế hoạch Tổng hợp để nhờ chi viện. Lập tức yêu cầu này được đáp ứng khi Khoa nội tổng quát (cùng dãy nhà) nhường bớt phòng để" san sẻ" bệnh nhân. Dù đã chuyển khá nhiều bệnh nhi (thể nhẹ) sang Khoa nội tổng quát nhưng tình trạng quá tải chỉ giảm mà chưa thể hóa giải triệt để”.

Đảm bảo dinh dưỡng để trẻ tăng sức đề kháng

Theo số liệu thống kê từ Bệnh viện Nhi Đồng 1, hiện số trẻ đang điều trị tại Khoa Hô hấp đã gần 500 trẻ. Số liệu từ Bệnh viện Nhi đồng 2 cũng cho thấy, có gần 400 trẻ đang điều trị nội trú tại Khoa Hô hấp. Ước tính tại cả hai bệnh viện, số trẻ mắc bệnh hô hấp đến từ các tỉnh/thành lân cận TPHCM chiếm khoảng 60%.

Qua công tác điều trị khoảng 10 ngày trở lại đây, BS Trần Anh Tuấn nhận định: “Hầu hết trẻ ngoại tỉnh nhập Bệnh viện Nhi đồng 1 đều có thể điều trị dứt điểm tại cơ sở y tế tuyến tỉnh. Nhưng có lẽ do giao thông ngày càng thuận lợi, cộng thêm tâm lý "lên bệnh viện tuyến trên cho chắc ăn" đã khiến tình trạng quá tải càng tăng cao”.

Liên quan tới yếu tố chuyên môn, BS Trần Anh Tuấn vẫn “điểm mặt” thời tiết là yếu tố hàng đầu gây nên “mùa bệnh hô hấp” có tính quy luật. Ngoài ra, chuyên gia về bệnh hô hấp ở trẻ cũng nhắc đến sự chủ quan của người lớn đối với vấn đề giữ ấm đầy đủ và đúng cách cho trẻ. Về nguyên tắc phòng bệnh, ngoài việc không để trẻ nhiễm lạnh, BS Trần Anh Tuấn cũng lưu ý người lớn đảm bảo dinh dưỡng để trẻ tăng cường sức đề kháng. “Chủng ngừa đầy đủ, trong đó có ngừa các bệnh về hô hấp, cũng là điều cần thiết mà người lớn phải quan tâm thực hiện”, BS Trần Anh Tuấn lưu ý thêm.

Biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

- Sốt: Sốt là biểu hiện đầu tiên của viêm đường hô hấp trên. Trẻ thường sốt cao thành cơn, thân nhiệt từ 39oC trở lên.

- Sổ mũi và chảy nước mũi: Trẻ bị chảy dịch mũi, chảy nhiều. Dịch mũi trong, loãng, không có mủ và không có mùi. Trong dịch mũi chứa rất nhiều mầm bệnh, khi dịch mũi chảy ngược vào trong cơ thể, lan ra các bộ phận khác chính là nguyên nhân khiến bệnh viêm đường hô hấp trên chuyển sang đường hô hấp dưới.

- Ho: Thật ra ho là một biểu hiện có lợi. Ho báo hiệu chấm dứt hoàn toàn đợt viêm nhiễm đường hô hấp trên ở trẻ. Triệu chứng ho về bản chất là để tống khứ vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, bố mẹ cần kiểm soát triệu chứng này. Ho kéo dài sẽ làm trẻ bị mệt mỏi, nôn trớ, chán ăn.

4Khó thở: Đây không phải triệu chứng đặc thù của viêm đường hô hấp trên, nó thường là triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới. Trẻ bị khó thở trong trường hợp trẻ bị viêm thanh quản. Đây là một biểu hiện nguy hiểm, trẻ hít mạnh và thở ra khò khè...

Hệ hô hấp được tính từ mũi xuống đến phổi. Bệnh viêm đường hô hấp trên là một tổ hợp bệnh bao gồm mũi, họng, xoang và cả thanh quản. Chữa bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em bao gồm điều trị các triệu chứng như: Sốt, ho, sổ mũi, khó thở… Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, nâng cao hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng được xem là giải pháp phòng bệnh tối ưu nhất.

Chữa bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em như thế nào?

- Đưa trẻ đi khám và dùng thuốc chữa bệnh viêm đường hô hấp trên theo chỉ định của bác sĩ.

- Không cho trẻ ăn kiêng. Khi trẻ mắc bệnh, cần phải được bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao sức đề kháng. Các triệu chứng của bệnh làm cho trẻ khó ăn, không muốn ăn… nhưng bố mẹ không nên chiều lòng con mà cần phải khéo léo chia nhỏ thành từng bữa ăn để trẻ vẫn nhận được chất dinh dưỡng cần thiết.

- Cho con ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung chất xơ và vitamin.

- Để chữa triệu chứng sốt: Bé cần được chườm mát bằng khăn. Nếu trẻ sốt cao quá, hoặc sau 2 ngày không thuyên giảm thì lúc đó có thể dùng những thuốc hạ sốt theo chỉ định.

- Để chữa triệu chứng sổ mũi: Dùng nước muối chuyên dụng để nhỏ mũi, làm sạch mũi cho trẻ. Nên làm như vậy trước khi trẻ ăn, hoặc bú.

Khi trẻ bắt đầu xuất hiện triệu chứng khó thở, thở khò khè trong quá trình chữa bệnh viêm đường hô hấp trên, cần đưa trẻ nhập viện ngay để được bác sĩ tư vấn về hướng điều trị tiếp theo.

T. Anh

Thanh Giang

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Top