Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mỗi năm,có 1.000 ca mắc chứng quá kích buồng trứng

Thứ tư, 14:07 13/05/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Kích thích buồng trứng là quy trình cơ bản trong kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Một trong những biến chứng thường gặp nhất trong quy trình này là kích thích buồng trứng với tỷ lệ mắc phải khoảng 5-14%. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng hướng, bệnh nhân có thể có biến chứng nặng và tử vong.

 

Các chuyên gia khuyến cáo:  Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng hướng, bệnh nhân có thể có biến chứng nặng và tử vong. 			Ảnh: Chí Cường
Các chuyên gia khuyến cáo:  Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng hướng, bệnh nhân có thể có biến chứng nặng và tử vong. Ảnh: Chí Cường

 

Quá kích buồng trứng là tình trạng đáp ứng quá mức với điều trị kích thích buồng trứng. Hội chứng quá kích buồng trứng nặng xảy ra với tần suất khoảng 1% các chu kỳ bơm tinh trùng vào buồng tử cung và từ 0,5-5% chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm.

ThS Hồ Mạnh Tường (Trung tâm nghiên cứu Di truyền và SKSS, Khoa Y Đại học Quốc gia TPHCM) cho hay, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 1.000 ca mắc hội chứng quá kích buồng trứng (QKBT), tỷ lệ nhập viện theo dõi khoảng 300 ca.

Nghiên cứu cắt ngang mới nhất của Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng gây ra QKBT là tuổi (bệnh nhân dưới 35 tuổi có nguy cơ tăng 2,2 lần); bệnh nhân mắc buồng trứng đa nang có nguy cơ QKBT cao gấp 6,9 lần. Còn theo ThS Đào Lan Hương (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội), nguy cơ này tăng tỷ lệ thuận với số lượng nang noãn phát triển, số nang chọc hút được trong chu kỳ hỗ trợ sinh sản. Nguy cơ xảy ra cao hơn khi dùng hCG ngoại sinh liều cao hoặc lặp lại nhiều lần để kích thích phóng noãn hoặc hỗ trợ giai đoạn hoàng thể. Chu kỳ có thai làm tăng nguy cơ, tăng mức độ nặng và thời gian QKBT.

Bệnh nhân QKBT nhẹ có thể theo dõi ngoại trú. Điều trị bao gồm giảm đau đường uống và giải thích cho bệnh nhân các triệu chứng. Nên tránh quan hệ vì có thể gây đau và tăng nguy cơ vỡ buồng trứng. Khi triệu chứng nặng lên, điều trị cần chống nôn và dùng giảm đau mạnh hơn. Hầu hết vẫn có thể theo dõi ngoại viện nhưng cần đánh giá sát hơn. Ví dụ bệnh nhân thường xuyên khám, siêu âm, đánh giá cân nặng mỗi ngày, xét nghiệm hematocrit, ion đồ, creatinine máu. Cần theo dõi sát để nhanh chóng phát hiện khi QKBT tăng độ nặng.

Theo ThS Đào Lan Hương, QKBT là rối loạn có thể tự giới hạn, thường tự khỏi trong vòng vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài hơn, đặc biệt trong chu kỳ có thai. Các triệu chứng như căng bụng, đau bụng, buồn nôn và nôn, lượng nước tiểu giảm, khó thở, phù và tăng cân thường xuất hiện từ 3 - 6 ngày sau khi tiêm hCG. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, triệu chứng cũng có thể xuất hiện muộn hơn.

Dựa trên từng trường hợp cụ thể, một số bệnh nhân có nguy cơ hội chứng QKBT sẽ được hướng dẫn tự theo dõi tại nhà như nghỉ ngơi, sinh hoạt nhẹ nhàng, tuyệt đối kiêng giao hợp, bệnh nhân cần uống nhiều nước, trung bình khoảng 2 lít/ngày, đo lượng nước tiểu 24 giờ; đo vòng bụng mỗi ngày. Thời điểm đo thường tiến hành vào buổi sáng, trong tư thế nằm ngửa, sử dụng thước dây, đo ngang rốn. Trong đa số các trường hợp, triệu chứng của bệnh nhân giảm dần và tự khỏi.

Còn theo ThS Hồ Mạnh Tường, nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng hướng, bệnh nhân có thể có biến chứng nặng và tử vong.

ThS Hồ Mạnh Tường chia sẻ, hiện trên thế giới và Việt Nam đã áp dụng phác đồ mới để loại trừ hoàn toàn QKBT khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), đó là áp dụng phương pháp nuôi trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM) thay cho IVF cho các trường hợp có nguy cơ QKBT cao, hoặc chuyển sang IVM các trường hợp đáp ứng quá mức khi đang KTBT.

Theo đó, các chuyên gia áp dụng phác đồ KTBT sử dụng GnRH antagonist cho tất cả các trường hợp IVF. Sử dụng GnRH agnonist để khởi động trưởng thành noãn cho tất cả các trường hợp. Đông lạnh phôi toàn bộ và thực hiện chuyển phôi đông lạnh/rã đông (FET) vào các chu kỳ sau.

“Với phác đồ trên, kết quả có thai dồn sau nhiều lần FET của một chu kỳ IVF có tiên lượng trung bình khoảng trên 60% (trung bình 2 lần FET, với tỷ lệ có thai mỗi lần khoảng 40%)” , ThS Tường nói. Theo ThS Hồ Mạnh Tường, Việt Nam phấn đấu loại trừ QKBT trong thụ tinh trong ống nghiệm trong 2 năm 2015-2016.

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Top