Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lang băm lại phá thai bằng que

Thứ sáu, 10:04 27/04/2012 | KHHGĐ

GiadinhNet - Chuyện về bà lang Bùi Thị Ẻ (xóm Cọi, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn, Hòa Bình) phá thai bằng que đã không còn xa lạ.

Bà Ẻ giới thiệu về cách phá thai hãi hùng của mình. Ảnh: T. L

 
Dù đã hứa không biết bao lần với chính quyền nhưng gần đây nhất, đầu tháng 4/2012, lại thêm một nạn nhân “nhờ” bà phá thai bằng que. Hậu quả là thai phụ là bị tai biến, tính mạng bị đe dọa.
 
Hãi hùng cách phá thai không giống ai

Khi chúng tôi hỏi đường vào nhà bà Bùi Thị Ẻ (tên thường gọi là bà lang Tình), người dân xóm Cọi, ai cũng chỉ đường rất tường tận nhưng kèm theo ánh mắt nghi ngại: “Nhà Tình à? Cô chú đi “xử lý” à? Hôm trước công an vừa đến đấy!”.

So với các gia đình khác trong xóm, nhà bà lang Tình khang trang hơn hẳn. Lúc chúng tôi tìm được đến nhà, bà cụ 80 tuổi này đang lụi cụi chặt cành nhãn - theo bà là một vị thuốc để sắc uống chữa vô sinh. Sau khi chúng tôi trình bày nguyện vọng “giải quyết” êm gọn, bà lang Tình nhìn tôi với con mắt dò xét rồi lắc đầu từ chối đây đẩy: “Thông cảm cho bà! Dù ngày nào cũng có người đến nhờ bà “làm” hộ mà bà cũng không làm. Người ta phát hiện ra thì chết!”.

Kiên quyết từ chối với lý do “Nhà nước biết thì bắt bỏ tù” nhưng khi hỏi về phương pháp truyền đời phá thai bằng que, bà Tình hoạt bát hẳn: “Tôi làm nhanh lắm! Chỉ cần dùng cái que dâu cho vào “chỗ ấy” để “gọi” cái thai ra. Nhiều người làm rồi, không bị sao hết! Nhưng thời gian trước tự nhiên có mấy người làm xong bị băng huyết. Người nhà nước vào kiểm tra, cấm tiệt không cho làm nữa, nếu bị phát hiện ra là bỏ tù đấy. 80 tuổi rồi, đi tù chịu sao được”.

Không chỉ hành nghề phá thai, bà Tình còn “đảm đương” thêm một số nghề khác như: Chữa bệnh trâu bò đau mắt, biếng ăn, hay khó đẻ...

Năn nỉ không xong, chúng tôi đành lái sang câu chuyện bà chữa vô sinh. Quả nhiên, bà lang Tình thao thao bất tuyệt: “Tôi làm là vì nhiều người đặt nhờ tôi đấy chứ. Người ở tận Trung Quốc, miền Nam cũng tìm đến. Cứ một tháng dùng 3 liều, một liều 10 ngày, thấy nước nhạt lại đun liều khác, đến khi có thai thì thôi”. Bà cho hay đây chỉ là một trong các vị thuốc, nhưng khi chúng tôi hỏi về tên các vị thuốc còn lại, bà nói chỏng lỏn: “Không biết tên đâu! Lên rừng thấy lá quen quen thì lấy về sắc thôi!”.

Bà lang Tình tự hào khoe: “Chắc chắn là phải đậu thai thì nhiều người mới tìm đến tôi chứ. Người ta đi chữa chạy hết bao nhiêu tiền của mà chẳng ăn thua. Đến uống thuốc của tôi, người nhanh thì 4-5 tháng, người chậm thì hơn một năm có thai ngay!”.

“Nếu đi nhà nước, người ta phải bắt mạch, còn đến với tôi, tôi phải khám trong!” – bà thủng thẳng. Khám “trong” theo cách bà lang Tình giải thích là: Dùng tay, hoặc que cho “vào trong” để kiểm tra độ nông – sâu cổ tử cung. Theo bà, “nếu nông thì của chồng không thể truyền vào người vợ, bị tắc nên không có thai” (?!). Bà phải “gọi” to cho hết tắc.

Bà Tình bảo: Cả hai cách chữa trên đều do chính mẹ bà là người truyền lại, đến bà là đời thứ 3 được truyền “bí kíp”. Vì bà không có con gái nên chắc đến đời bà thì bài thuốc này “hết phép” do không còn ai nối dõi. “Một đêm nằm ngủ, bà mơ thấy người mẹ đã mất hiện về dạy cho bà cách phá thai bằng que. Cứ dùng tiếng ở trong mồm “gọi thai ra” hoặc cho nó hết tắc để có thai” – bà nói.
 
Xấu hổ nên phá thai chui

Dù phá thai hay chữa vô sinh, bà lang Tình đều khẳng định là “làm phúc giúp người”. Chính vì thế mà năm 2010, dù bà Tình đã bị chính quyền, công an huyện, xã, xóm phạt hành chính 3 triệu đồng vì phá thai chui, bà đã hứa không tái diễn thì cách đây chưa đầy một tháng, một cô cháu dâu tên Bùi Thị H. (xóm Côm, xã Liên Vũ, Lạc Sơn) đã suýt đối diện với tử thần khi nhờ bà “làm phúc” phá thai bằng que.

Dù đã tìm mọi cách để tiếp cận gia đình nạn nhân “bất đắc dĩ” này, nhưng chúng tôi cũng không thể gặp được chị H. Chị Bùi Thị Nhân, cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã Liên Vũ cho hay: Chị H. năm nay đã 43 tuổi, có hai con trai. Cháu lớn đã đi học đại học. Bình thường chị H. dùng thuốc tránh thai nhưng lúc nhớ lúc quên, kinh nguyệt không đều nên không hề biết mình mang thai. Lúc phát hiện ra thì thai đã 4 tháng.

Y sĩ Bùi Văn Mạnh – Trưởng Trạm Y tế xã Liên Vũ kể lại: “Qua tiếp xúc chúng tôi được biết, khi chị H. phát hiện ra có thai, xấu hổ nên chị giấu cả chồng và gia đình mình. Chị không tâm sự, chia sẻ với ai mà âm thầm nghe ngóng, lại thêm niềm tin vào “tài phá thai” của người bác là bà lang Tình (vốn người ở xã Liên Vũ) để nhờ bà giải quyết. Hậu quả là một tuần sau khi “xử lý”, chị lên cơn sốt cao, co giật, được gia đình đưa đến trạm y tế xã. Sau khi sơ cứu ban đầu, chúng tôi đã nhanh chóng chuyển chị lên tuyến trên. May mắn là bảo toàn được tính mạng”.

Giải thích cho tình trạng bà con vẫn tin vào việc phá thai chui nguy hiểm này, ông Mạnh chia sẻ: “Do phá thai to phải thực hiện ở tuyến tỉnh, kinh phí tốn kém, phải mất đến 5-7 triệu đồng, điều kiện đi lại khó khăn nên phụ nữ vùng cao thường chọn giải pháp là phá thai chui dù thai lớn đến đâu! Nhiều người dân, dù đã được tuyên truyền nhiều lần vẫn không lường hết được hậu quả nếu bị tai biến sản khoa do phá thai không an toàn” – ông Mạnh nói.
 
Đổi mới phương thức truyền thông

Đối tượng đích trong truyền thông DS/SKSS/KHHGĐ tại xã Liên Vũ bấy lâu nay, theo ông Mạnh là do kinh phí ít ỏi nên chỉ mới tập trung vào các cặp vợ chồng mới kết hôn, mới có một con hay sinh con một bề là gái, gia đình có khả năng sinh con thứ 3.

“Chúng tôi thường thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ (CLB) tại các thôn, xóm như CLB Gia đình trẻ, CLB Gia đình hạnh phúc để lồng ghép tuyên truyền các vấn đề như chăm sóc thai phụ, phá thai an toàn... Nếu người dân không tham gia các CLB thì cũng “đành chịu”.

“Liên Vũ có trên 85% dân số là dân tộc Mường, có 6 xóm, mỗi xóm có một nhân viên y tế thôn bản và một cộng tác viên dân số bám rất sát địa bàn. Tuy nhiên, khi quản lý đối tượng mang thai, nếu thai phụ và gia đình không báo cho mình hoặc cố tình giấu kín thì khó nắm thông tin để can thiệp. Chị H. là một ví dụ điển hình”- y sĩ Mạnh nói.
 
Từ trường hợp đáng tiếc này, trong thời gian tới, Liên Vũ sẽ đẩy mạnh công tác truyền thông đến các đối tượng không nằm trong đối tượng đích, để mọi người dân hiểu nhiều hơn về DS/SKSS.
Bà Bùi Thị Thi – cán bộ phụ trách Văn hóa – Xã hội (UBND xã Liên Vũ) chia sẻ thêm: Từ thực tế trường hợp chị H., chúng tôi đã có phương án xây dựng các tiểu phẩm truyền thông về các vấn đề xã hội, đặc biệt nhấn mạnh đến DS/SKSS/KHHGĐ, truyền thông bằng hình thức sân khấu hóa để bà con sẽ tiếp cận các nội dung trực tiếp hơn, ghi nhớ lâu hơn.
 
 
Quỳnh An
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Top