Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kỷ niệm 50 năm ngành DS-KHHGĐ Việt Nam (2): Bước ngoặt lịch sử và sự chuyển biến toàn diện

GiadinhNet - Nghị quyết Đại hội TƯ 4, khóa VII về DS-KHHGĐ đã khẳng định vị trí và tầm quan trọng của công tác DS-KHHGĐ đối với sự phát triển của đất nước.

> Kỷ niệm 50 năm ngành DS-KHHGĐ Việt Nam (1): Từ một quyết định nhân văn/ Kỷ niệm 50 năm ngành DS-KHHGĐ (3): Thành công nhờ sức mạnh tổng hợp/Kỷ niệm 50 năm ngành DS-KHHGĐ Việt Nam (4): Lửa thử vàng/ Kỷ niệm 50 năm ngành DS-KHHGĐ Việt Nam (5): Nhận diện thách thức mới/ Kỷ niệm 50 năm ngành DS-KHHGĐ Việt Nam (cuối): Đồng hành vì mục tiêu dân số

Tài liệu truyền thông chăm sóc SKSS về với đồng bào vùng sâu, vùng xa. Ảnh: Dương Ngọc

"Công tác DS-KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội" - Nghị quyết Đại hội TƯ 4, khóa VII về DS-KHHGĐ đã khẳng định vị trí và tầm quan trọng của công tác DS-KHHGĐ đối với sự phát triển của đất nước. Đây được coi là một yếu tố quyết định đến sự chuyển biến toàn diện trong công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 1991 - 2000.

Từ bối cảnh khó khăn

Từ Quyết định 216/CP năm 1961, cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch (SĐKH - nay chính là công tác DS-KHHGĐ) đã có những nỗ lực ban đầu trong việc hình thành tổ chức bộ máy, đẩy mạnh thông tin giáo dục - tuyên truyền, cung cấp dịch vụ SĐKH. Công tác SĐKH đã có tác động tích cực trong việc làm giảm mức gia tăng dân số của cả nước. Tỉ lệ tăng dân số giảm từ 3,9% (năm 1960) xuống còn 2,4% (năm 1975). 

Giai đoạn từ 1961 - 1975, với bước đi ban đầu chập chững, triển khai trong giai đoạn có chiến tranh và cực kỳ khó khăn nên chương trình DS-KHHGĐ được khởi xướng sớm nhưng chưa đạt được mục tiêu mong muốn. Bài học thành công nhất mới dừng lại ở sự quyết tâm của Chính phủ muốn thực hiện KHHGĐ, làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng bị gián đoạn do điều kiện chiến tranh và chia cắt hai miền. Sau ngày thống nhất đất nước, quy mô số dân cả nước đã xấp xỉ 48 triệu người.
 
Tổng điều tra dân số năm 1979 cho thấy công tác SĐKH đã có nhiều cố gắng nhưng kết quả đạt được còn rất hạn chế: Mức sinh vẫn rất cao (trung bình 4,8 con/phụ nữ), tỷ lệ tăng dân số là 2,1%, dân số nước ta đã đạt mức 52,7 triệu người. Trong giai đoạn 1976 - 1990, cuộc vận động SĐKH tiếp tục được đẩy mạnh và triển khai trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên, phong trào vẫn chưa mạnh và ổn định. Chương trình DS-KHHGĐ vẫn chưa được đầu tư tương xứng.
 
Hầu hết ngân sách đầu tư cho chương trình DS-KHHGĐ từ năm 1979 - 1989 dựa vào nguồn viện trợ quốc tế. Năm 1989 - 1990, tuy đã bắt đầu quan tâm đầu tư nhưng ngân sách dành cho chương trình DS-KHHGĐ vẫn thấp và chưa được ghi thành một mục riêng trong mục lục ngân sách Nhà nước. Ngân sách của các địa phương dành cho DS-KHHGĐ còn hạn chế, nơi có nơi không.

Bên cạnh đó, công tác giáo dục truyền thông về DS-KHHGĐ chưa được quan tâm phát triển, đặc biệt là ở vùng nông thôn nên chưa góp phần chuyển đổi nhận thức cho nhân dân. Nhiều ngành khác hầu như đứng ngoài cuộc vận động SĐKH, nên cuộc vận động không đạt được kết quả mong muốn. Công tác nghiên cứu về DS-KHHGĐ chưa được quan tâm nhiều, một số chính sách kinh tế - xã hội có tác động nghịch đến chương trình DS-KHHGĐ chậm được sửa đổi; bộ máy tổ chức không ổn định, liên tục thay đổi, giải thể, sáp nhập... Những nguyên nhân đó đã khiến mục tiêu về giảm tỷ lệ phát triển dân số đề ra tại các kỳ Đại hội Đảng lần thứ IV (năm 1976), Đại hội V (năm 1981), Đại hội Đảng VI (1986) không thực hiện được.

Đến bước ngoặt lịch sử
 

Việc củng cố và hoàn thiện tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ, nhất là việc phủ kín mạng lưới cán bộ chuyên trách và cộng tác viên DS-KHHGĐ ở 100% số xã, phường đã tạo ra tiền đề hết sức quan trọng đến việc mở rộng và phát triển công tác DS-KHHGĐ, góp phần quyết định vào kết quả của công tác DS-KHHGĐ.

Năm 1991 đánh dấu công cuộc đổi mới đã đi vào cuộc sống với nhiều chính sách kinh tế - xã hội được ban hành và phát huy tác dụng. Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội nước ta có rất nhiều khó khăn, đặc biệt là tốc độ phát triển kinh tế chưa tương ứng với tốc độ phát triển dân số.
 
Tính đến năm 1991, dân số nước ta là 67,2 triệu người với số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 3,8 con, tỷ lệ phát triển dân số hàng năm trên 2%. Dự báo đặt ra, nếu tốc độ tăng dân số hàng năm và số con trung bình của mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tiếp tục như thế, thì sau khoảng 30 năm dân số Việt Nam sẽ tăng lên gấp đôi.
 
Năm 1993, đứng trước "sự gia tăng dân số quá nhanh, một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển về mặt trí tuệ, văn hóa và thể lực của giống nòi", Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) đã quyết định ban hành một Nghị quyết chuyên đề về chính sách DS-KHHGĐ.
 
Nghị quyết đã đề ra 5 quan điểm cơ bản về chính sách DS-KHHGĐ với mục tiêu tổng quát là "Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc" và mục tiêu cụ thể là "Mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con, để tới năm 2015 bình quân trong toàn xã hội mỗi gia đình (một cặp vợ chồng) có 2 con, tiến tới ổn định quy mô dân số từ giữa thế kỷ 21. Tập trung mọi nỗ lực nhằm tạo chuyển biến rõ rệt ngay trong thập kỷ 90 này".
 
Để thể chế hoá về mặt Nhà nước đối với chính sách DS-KHHGĐ, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000", ngày 21/6/1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/CP quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và lề lối làm việc của Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ. Theo đó, bộ máy tổ chức được kiện toàn từ Trung ương đến cơ sở.
 
Hệ thống làm công tác DS-KHHGĐ được bố trí đến tận thôn, xóm, bản, làng, phố phường để đưa công tác truyền thông và việc cung cấp các dịch vụ KHHGĐ đến tận người dân. Chương trình quốc gia DS-KHHGĐ có ngân sách riêng từ năm 1993. Năm 1995, ngân sách Trung ương chi cho công tác DS-KHHGĐ được Quốc hội phê duyệt là 245 tỷ đồng, gấp hơn 16 lần so với mức đầu tư năm 1991 (15 tỷ đồng) và gấp 9 lần mức đầu tư năm 1992 là năm trước khi có Nghị quyết Trung ương IV, đến năm 2000 là 410 tỷ đồng.
 
Sự chuyển biến toàn diện
 
Từ Nghị quyết TƯ 4, khóa VII, công tác DS-KHHGĐ đã có một định hướng rõ ràng, có bước đi phù hợp, có một cơ quan chịu trách nhiệm độc lập trước Chính phủ trong việc tổ chức, quản lý chương trình DS-KHHGĐ. Lần đầu tiên sau hơn 30 năm hoạt động, công tác DS-KHHGĐ đã có một cơ quan trực thuộc Chính phủ chuyên trách quản lý về DS-KHHGĐ. Hệ thống Uỷ ban DS-KHHGĐ cấp tỉnh và huyện được tăng cường, cấp xã có Ban DS-KHHGĐ và có cán bộ chuyên trách.
 
Một mạng lưới cộng tác viên dân số tại thôn, bản được hình thành. Công tác truyền thông, vận động được tăng cường, đẩy mạnh với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ban, ngành, đoàn thể và sự tham gia tích cực của người dân. Với phương thức hoạt động "đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà, rà từng đối tượng" để tuyên truyền, vận động và cung cấp các PTTT, đội ngũ cán bộ dân số xã và cộng tác viên ở thôn, ấp, bản, làng, tổ dân phố thực sự là lực lượng nòng cốt, quyết định thành công của chương trình DS-KHHGĐ.
 
Có thể khẳng định rằng, chính sách chiến lược DS-KHHGĐ trong giai đoạn này đánh dấu sự biến đổi cơ bản của công tác DS-KHHGĐ về nội dung, cách làm, kinh phí và tổ chức bộ máy. Kết quả đạt được trong công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 1991-2000 là hết sức to lớn, nhất là sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tổ chức chỉ đạo thực hiện các giải pháp và kết quả cụ thể về mặt giảm sinh.
 
Năm 1999, với những thành tích nổi bật về công tác DS-KHHGĐ, Việt Nam được Liên Hợp Quốc trao tặng Giải thưởng Quốc tế về Dân số. Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng Nhất do triển khai có hiệu quả Chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000.    (Còn nữa)

Kết quả thực hiện các mục tiêu của chính sách DS-KHHGĐ trong giai đoạn 1991 - 2000 vượt rất xa các mục tiêu đề ra. Quy mô dân số tăng từ 67,24 triệu người năm 1991 lên 77,64 triệu người năm 2000, thấp hơn 4,36 triệu người so với mục tiêu đề ra là khoảng 82 triệu người năm 2000. Tốc độ gia tăng dân số quá nhanh đã cơ bản được kiềm chế.

Tỷ lệ sử dụng BPTT tăng nhanh trong giai đoạn này từ 53,2% năm 1988 lên 65% (1/4/1994) và 73,9% (1/4/2001). Các kết quả về tuổi trung bình kết hôn lần đầu tiên, tuổi trung bình sinh con lần đầu tiên, khoảng cách giữa các lần sinh đều đạt mục tiêu cuộc vận động đề ra. Kết quả thực hiện các mục tiêu từ KHHGĐ đến SKSS là rất đáng khích lệ, góp phần nâng cao chất lượng và nền tảng vững chắc cho việc thực hiện gia đình ít con.
Hà Thư
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Top