Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kỷ niệm 50 năm ngành DS-KHHGĐ Việt Nam (4): Lửa thử vàng

GiadinhNet - Tiếp nối những thành công, giai đoạn từ 2001 đến nay, công tác DS-KHHGĐ đã đánh dấu những nỗ lực bước đầu.

> Kỷ niệm 50 năm ngành DS-KHHGĐ Việt Nam (1): Từ một quyết định nhân vănKỷ niệm 50 năm ngành DS-KHHGĐ Việt Nam (2): Bước ngoặt lịch sử và sự chuyển biến toàn diện/ Kỷ niệm 50 năm ngành DS-KHHGĐ (3): Thành công nhờ sức mạnh tổng hợp/ Kỷ niệm 50 năm ngành DS-KHHGĐ Việt Nam (5): Nhận diện thách thức mới/ Kỷ niệm 50 năm ngành DS-KHHGĐ Việt Nam (cuối): Đồng hành vì mục tiêu dân số

Đội ngũ làm công tác dân số cơ sở, đặc biệt là những người tâm huyết đã bám trụ lại với ngành, tham mưu cho lãnh đạo địa phương kiện toàn bộ máy tổ chức của các Chi cục DS-KHHGĐ. Ảnh: Tư liệu.

Tuy nhiên, trong thời gian này, ngành dân số cũng phải đối diện với những khó khăn từ sự thay đổi bộ máy tổ chức và những thách thức mới nảy sinh. Với sự quan tâm kịp thời của Đảng, Nhà nước cùng với sự đoàn kết, dũng cảm, sáng tạo, ngành đã vượt qua được khó khăn thách thức, hoàn thành trọng trách được giao.

Đối diện thách thức

Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII về chính sách DS-KHHGĐ, với sự chỉ đạo sâu sát của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và sự hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân, chính sách DS-KHHGĐ đã thực sự đi vào cuộc sống và đạt được những kết quả quan trọng.

Tuy nhiên, từ sau năm 2000, kết quả thực hiện chính sách DS-KHHGĐ chững lại và giảm sút. Một trong những khó khăn trong giai đoạn này là "sự kiện" Pháp lệnh Dân số ra đời ngày 9/1/2003 và có hiệu lực từ 1/5/2003. Nói về thời điểm khó khăn này, bà Lê Thị Thu - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (DS,GĐ&TE) cho biết, một bộ phận người dân đã hiểu chưa đúng nội dung trong Khoản a, Điều 10 của Pháp lệnh, cho rằng từ nay "đẻ thoải mái". "Quả thực, đấy là thời điểm cực kỳ khó khăn đối với anh chị em làm công tác dân số, nhất là đối với một ủy ban vừa thành lập chưa tròn một tuổi rất non trẻ" - bà Lê Thị Thu cho biết.

Một khó khăn nữa có thể nói là đã tác động rất lớn đến ngành, đó là tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ trong giai đoạn này luôn có sự biến động và không ổn định từ Trung ương đến cơ sở. Giai đoạn 2001-2008, Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ hợp nhất với Uỷ ban BVCSTE Việt Nam và bổ sung thêm chức năng gia đình, thành Uỷ ban DS,GĐ&TE. Năm 2008, Uỷ ban DS,GĐ&TE giải thể, chức năng quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ được giao về Bộ Y tế. Trong khoảng thời gian này, nhiều khó khăn, thách thức liên tục được đặt ra cần được giải quyết kịp thời. Một bộ phận người dân, trong đó có cả cán bộ, đảng viên hiểu sai, cho rằng công tác DS-KHHGĐ đã kết thúc, dẫn đến việc coi nhẹ công tác này.

Gian nan thử sức
 

Các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng đã được ban hành kịp thời như: Chỉ thị 23/2008/CT-TTg ngày 4/8/2008 về tiếp tục đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ; Công văn 6084/VPCP-TCCV ngày 16/9/2008 của Văn phòng Chính phủ; Công văn 1545/TTg-KGVX ngày 17/9/2008; Công văn 281/VPCP-TCCV ngày 12/1/2009 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng; Công văn 166/TB-VPCP ngày 22/5/2009 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân…

TS. Nguyễn Bá Thủy - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban DS,GĐ&TE, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế phụ trách dân số nhớ lại: Giai đoạn 2002- 2007, ngành dân số mất khá nhiều thời gian để ổn định tổ chức bộ máy, ổn định tư tưởng cho cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ từ Trung ương đến cơ sở. Đến cuối năm 2007, một lần nữa, việc giải thể Ủy ban DS,GĐ&TE khiến công tác dân số thực sự khó khăn.

"Khi biết tin Quốc hội ra Nghị quyết giải thể Ủy ban DS,GĐ&TE, tâm trạng tôi lúc bấy giờ thực sự sốc, bàng hoàng vì Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban DS,GĐ&TE còn đang tiếp tục bảo vệ và rất hy vọng Ủy ban trở thành Bộ DS,GĐ&TE. Anh Mai Kỷ - con người của công việc, mặc dù đã nghỉ hưu nhiều năm vẫn rất tâm huyết với công tác DS-KHHGĐ đã viết thư gửi Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ trình bày những quan điểm cá nhân về tổ chức làm công tác DS-KHHGĐ".

Cũng trong thời điểm này, các cơ quan Trung ương ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện mô hình tổ chức bộ máy mới còn chậm, hướng dẫn lộ trình và việc làm cụ thể chưa thật rõ ràng nên dẫn đến mỗi địa phương hiểu và thực hiện rất khác nhau. Thông tin bị gián đoạn giữa tỉnh và huyện, công tác tổng hợp thông tin, báo cáo tại tỉnh và huyện bị ngưng trệ.
 
Cán bộ có nhiều kinh nghiệm về công tác DS-KHHGĐ ở cấp huyện tìm cách chuyển ngành, dẫn đến hiện tượng "mất" cán bộ có trình độ và kinh nghiệm. Qua phản ánh tỷ lệ biến động của đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ tại địa phương khoảng 20-25%.
 
Đặc biệt, cơ sở vật chất, trang thiết bị như trụ sở, ô tô, máy chủ, máy tính phục vụ lưu giữ cơ sở dữ liệu về DS-KHHGĐ và các thiết bị khác phục vụ công tác DS-KHHGĐ ở cơ sở phần lớn bị thu hồi và bàn giao cho cơ quan khác. Hệ cơ sở dữ liệu DS-KHHGĐ bao gồm hơn 600 cơ sở dữ liệu cấp huyện được Ủy ban DS,GĐ&TE đã xây dựng trong nhiều năm qua hết sức công phu bị gián đoạn và mất mát.

Tình hình trên đã khiến công tác DS-KHHGĐ gặp rất nhiều khó khăn. Tỷ lệ sử dụng các BPTT giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, hậu quả dẫn đến tăng mức sinh vào cuối năm 2007 và 2008. Hai năm liền, ngành dân số không đạt chỉ tiêu Quốc hội giao (0,3%o). Năm 2007 chỉ đạt mức giảm sinh 0,2%o và năm 2008 là 0,22%o.

Tham mưu, khắc phục kịp thời

Trong bối cảnh nhiều ngổn ngang, với tinh thần và bản lĩnh của những người cán bộ, đảng viên, lãnh đạo ngành y tế, dân số đã nhanh chóng tham mưu, khắc phục tình hình, dần ổn định bộ máy tổ chức, tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành.

Trong văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc ngày 24/8/2007 của Thủ tướng với Bộ Y tế, Bộ Y tế đã kiến nghị: Thành lập Tổng cục Dân số trực thuộc Bộ Y tế trên cơ sở các tổ chức làm công tác dân số chuyển từ Ủy ban DS,GĐ&TE để tiếp tục thực hiện các chính sách về dân số; Giữ nguyên các tổ chức của Ủy ban, bố trí, sắp xếp lại cán bộ, công chức, viên chức để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
 
Hàng loạt các văn bản, nghị quyết, công điện, thông tư của Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ được ban hành kịp thời. Mặc dù bận trăm công nghìn việc của đất nước, Thủ tướng đã tới dự Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2008. Thủ tướng đã có bài chỉ đạo rất sâu sắc và vô cùng quan trọng đối với công tác DS-KHHGĐ, lấy lại khí thế làm việc trong toàn hệ thống làm công tác DS-KHHGĐ. Ban cán sự Đảng Bộ Y tế, trực tiếp là Bí thư Ban cán sự cũng đã vào cuộc, luôn quan tâm sát sao tình hình và kịp thời báo cáo Thủ tướng. Các đoàn công tác của các Thứ trưởng theo phân công của Bộ trưởng đã đi các vùng để nắm tình hình, kịp thời chỉ đạo.

Nhờ sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Đảng, Chính phủ, Ban Cán sự Bộ Y tế, sự nỗ lực, tâm huyết, dũng cảm và sáng tạo, công tác DS-KHHGĐ đã vượt qua khó khăn, trưởng thành trong thử thách. Tổ chức bộ máy dần đi vào ổn định, từng bước được kiện toàn, kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 là minh chứng cho kết quả của công tác DS-KHHGĐ những năm qua, đặc biệt giai đoạn từ 1999- 2009.

(Còn nữa)

"Nếu trước đây chúng tôi chỉ tập trung lo về vấn đề số lượng (quy mô dân số) thì ngày nay bên cạnh việc lo về số lượng còn phải giải quyết những vấn đề về chất lượng, về tỷ lệ giới tính khi sinh phức tạp hơn nhiều. Nhưng với kinh nghiệm đã qua cùng với những hiểu biết sâu sắc của các đồng chí lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ hiện nay, tôi tin tưởng rằng các đồng chí sẽ nhanh chóng vượt qua".

Giáo sư Mai Kỷ
(Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban QGDS-KHHGĐ)

“Bên cạnh chính sách điều chỉnh số lượng, cần xây dựng chính sách nâng cao chất lượng dân số. Cần sớm nghiên cứu, phổ biến, triển khai thực hiện Điều 21, Pháp lệnh Dân số về "Biện pháp nâng cao chất lượng dân số".

Bà Trần Thị Trung Chiến
(Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban QGDS-KHHGĐ)

“DS-KHHGĐ nhập với Y tế là trở về "một mái nhà chung", hoạt động gắn bó hơn, quản lý thống nhất, sát sao hơn. Trên những cơ sở đó, sự "gián đoạn" nhanh chóng được khỏa lấp, cả hệ thống kịp thời vận hành đáp ứng những nhiệm vụ mới của giai đoạn mới”.  

TS . Nguyễn Quốc Triệu
(Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương)

“Tâm huyết của những người làm công tác DS-KHHGĐ là kiên trì theo đuổi những mục tiêu toàn diện của công tác DS-KHHGĐ… Chúng tôi luôn trăn trở làm sao để công tác DS-KHHGĐ tiếp tục phát huy hiệu quả, góp phần phát triển bền vững đất nước, đóng góp hữu ích vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trước mắt và lâu dài”.

Ông Nguyễn Bá Thủy
(Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, phụ trách DS-KHHGĐ)

Hà Thư

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Top