Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không đáng lo “đèn đỏ” biệt tăm sau khi tiêm hoặc cấy thuốc tránh thai

Thứ năm, 06:00 12/03/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Cùng với viên uống, đặt vòng, nhiều chị em còn lựa chọn phương pháp tiêm thuốc tránh thai. Tuy nhiên, sau hai lần tiêm (cách nhau 3 tháng), nhiều trường hợp cảm thấy lo lắng vì “đèn đỏ” bỗng nhiên “biệt tăm”...

 

Trước khi áp dụng một BPTT,  bạn cần tìm hiểu kỹ xem loại nào phù hợp với mình. 	Ảnh: Võ Thu
Trước khi áp dụng một BPTT, bạn cần tìm hiểu kỹ xem loại nào phù hợp với mình. Ảnh: Võ Thu

 

“Đèn đỏ” biệt tăm

Vợ chồng chị Lê Thu Hoài (ở đường Giải Phóng, TP Hà Nội) đã có hai con, cách nhau chỉ…18 tháng. Số là sau sinh con gái đầu lòng bằng phương pháp mổ được 8 tháng, chị Hoài vẫn chưa thấy “đèn đỏ” trở lại. Nghĩ không thể có bầu, chị chủ quan “thả ga chinh chiến”. Kết quả, vợ chồng chị vỡ kế hoạch. Chị mang bầu con thứ hai trong tâm trạng nơm nớp lo sợ vỡ tử cung do chửa sát vết mổ đẻ cũ.

Sinh con xong được vài tháng, vợ chồng chị tính ngay đến việc KHHGĐ. “Nghĩ đến việc chửa đẻ một lần nữa thôi cũng khiến tôi toát mồ hôi hột rồi!”, chị Hoài bộc bạch. Thế nhưng, đặt vòng thì chị không hợp vì hay bị viêm nhiễm, uống thuốc hàng ngày lại hay quên nên chị phải dừng uống. Trong khi chồng chị thì không muốn dùng bao cao su. “Vì sợ dính bầu sau mỗi lần gần chồng, tôi quyết định đi tiêm thuốc tránh thai, mỗi mũi có tác dụng trong ba tháng, khỏe cả người”, chị Hoài kể.

Sau mũi tiêm thứ nhất, chị Hoài thấy mất kinh, cảm giác rất thoải mái vì vừa không còn nơm nớp lo sợ, vừa không phải trải qua những ngày “không sạch sẽ”. Nhưng đến mũi tiêm thứ hai (sau 3 tháng), vẫn tiếp tục không thấy “đèn đỏ” đâu, chị dừng tiêm, nhưng vài tháng sau, chị vẫn chưa có chu kỳ trở lại.

Trường hợp thứ hai là chị Hồng Hải (32 tuổi, nhân viên văn phòng ở quận Thủ Đức, TP HCM). “Em chậm 5 ngày rồi chồng ơi! Hay lại “dính chưởng” mất rồi?”, chị Hải nhắn tin cho chồng. Đang cho con bú nên chị không uống thuốc tránh thai vì sợ ảnh hưởng đến sữa mẹ, đặt vòng thì sợ dị ứng. Cuối cùng, ngay khi “đèn đỏ” trở lại sau sinh 2 tháng, chị Hải vội đi cấy thuốc tránh thai loại một que dưới da, tác dụng tận ba năm.

Theo lời chị Hải, sau cấy 1 tháng, ngày “đèn đỏ” của chị bình thường. Nhưng tháng thứ hai thì không thấy nữa. Chị thử thai, chỉ lên một vạch. Nghi ngờ que thử, chị đi siêu âm, xét nghiệm máu vẫn không có thai. Chị thở phào khi bác sĩ thông báo: Đó là do tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng biện pháp tránh thai này.

Không đáng lo ngại nếu mất kinh ngắn hạn

BS Nguyễn Trần Quốc Hải (Khoa KHHGĐ, Bệnh viện Từ Dũ, TPHCM) cho biết: Que cấy tránh thai là phương pháp ngừa thai hiệu quả rất cao (95%), trong thời gian dài (3 năm) nhưng không phổ biến rộng như các biện pháp khác (vòng, thuốc tránh thai hay bao cao su). Còn theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (nguyên bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội), thuốc tiêm tránh thai là loại thuốc nội tiết gây ức chế sự rụng trứng, đồng thời ức chế tiết chất nhầy ở cổ tử cung rất mạnh, làm cho tinh trùng không thâm nhập được vào buồng tử cung nên có hiệu quả tránh thai cao, tỷ lệ thất bại tối đa là 2%. Đây là loại thuốc tránh thai hiện đại, với ưu điểm tránh thai lâu (3 tháng khi tiêm một mũi), chỉ tiêm bắp, không tiêm vào tĩnh mạch.

BS Hải cho hay, cũng như các biện pháp tránh thai có chứa hormone, que cấy hay thuốc tiêm tránh thai có thể tạo ra sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Ví dụ như que cấy tránh thai, trong vài tháng đầu triệu chứng có thể xảy ra là ra kinh ít hơn, ngắn hơn hay rong kinh trên 8 ngày, rong huyết, không có kinh. Sau 1 năm thì que cấy tránh thai thường hay gây vô kinh. Các triệu chứng khác ít gặp hơn như đau đầu, chóng mặt, căng ngực, buồn nôn… Các triệu chứng này thường thoáng qua hay giảm đi theo thời gian.

“Tùy theo quan niệm của mỗi người mà đây có thể là ưu điểm hay nhược điểm của que cấy tránh thai loại một que. Đối với một số người thì việc không ra máu kinh hàng tháng của một phụ nữ là chuyện “bất thường”, không hợp với tự nhiên. Thực ra, giai đoạn vô kinh này không phải là bệnh lý, máu kinh không hề tích tụ trong cơ thể. Nếu một phụ nữ ra máu ít hay không ra máu kinh thì điều này có lợi cho sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Do đó, không nên xem vấn đề này là một bất lợi khi cân nhắc sử dụng. Có thể lấy que cấy bất cứ khi nào mình muốn và nếu muốn có thai trở lại, hãy đến cơ sở y tế, nhân viên y tế sẽ lấy que cấy ra”, BS Quốc Hải cho biết.

Còn đối với thuốc tiêm tránh thai, BS Kim Dung cho hay, bà đã và đang tư vấn cho rất nhiều chị em các thắc mắc về việc rối loạn kinh nguyệt, mất kinh sau khi tiêm thuốc. Khi dùng thuốc tiêm tránh thai chỉ chứa progestin thì lượng progestin sẽ cao hơn estrogen so với tỷ lệ lúc bình thường nên niêm mạc tử cung không phát triển mạnh, dày ra và bị bong, chảy máu như lúc hành kinh thông thường. Đây gọi là hiện tượng mất kinh.

Theo BS Kim Dung, thực chất, việc mất kinh trong hay sau thời gian tiêm thuốc không phải là điều gì đáng ngại lắm, vì hầu như không gây hại. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng lớn đến tâm lý phụ nữ, thậm chí còn khiến chị em cảm thấy bất an, không ít người sợ sẽ không còn khả năng sinh con. Thực tế, thuốc tiêm tránh thai không ảnh hưởng đến sức khỏe hay khả năng sinh sản, muốn có thai chỉ cần ngừng thuốc vài tháng.

Thuốc tiêm tránh thai có liều dùng cao, hấp thu chậm, khó đào thải khỏi cơ thể hơn so với các biện pháp tránh thai khác (như đặt vòng, uống thuốc) nên thời gian hồi phục khả năng có thai sau khi dừng thuốc cũng chậm hơn. Các chuyên gia khuyến cáo: Que cấy tránh thai không dùng cho phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ có thai; ung thư vú hoặc nghi ngờ ung thư vú; đang bị ban đỏ; ra máu âm đạo chưa rõ nguyên nhân; có bệnh gan cấp tính hay u gan; bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi... Biện pháp này tương đối đắt, bác sĩ phải có chuyên môn cao, được đào tạo khá chuyên nghiệp. Còn với biện pháp tiêm thuốc tránh thai, những chị em bị ung thư vú, lớn tuổi, hút thuốc lá, tiểu đường, tăng huyết áp, thuyên tắc mạch, ra máu âm đạo bất thường chưa được chẩn đoán nguyên nhân, bệnh lý gan nặng… cần hết sức chú ý.

Mỗi biện pháp tránh thai có những ưu, nhược điểm riêng, vì thế, trước khi áp dụng bạn cần tìm hiểu kỹ xem loại nào phù hợp với mình để lựa chọn.

 

Một số nguyên nhân khác gây mất kinh:

- Thai nghén.

- Quá căng thẳng.

- Một số loại dược phẩm.

- Giảm cân nhiều hoặc tập thể dục quá sức.

- Vấn đề liên quan tuyến giáp, tuyến khác khiến cho hormone thay đổi kinh nguyệt.

- Triệu chứng buồng trứng đa nang.

- Mãn kinh sớm.

Thu Nguyên 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Top