Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khó đủ đường trong công tác

Thứ bảy, 08:00 01/08/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Việc thí điểm sáp nhập mô hình tổ chức bộ máy y tế tuyến huyện ở Cà Mau thời gian qua khiến hoạt động DS-KHHGĐ tại hai huyện thí điểm (Phú Tân và Ngọc Hiển) trở nên trì trệ, hiệu quả giảm sút nghiêm trọng. Trong quá trình tìm hiểu thực trạng công tác này tại hai huyện, PV Báo GĐ&XH đã ghi nhận rất nhiều ưu tư, trăn trở của đội ngũ lãnh đạo cũng như cán bộ, cộng tác viên đang thực hiện công tác dân số ở đây.

 

Khoa Dân số thuộc Trung tâm Y tế huyện Phú Tân có trụ sở là căn phòng khoảng 30m2. 	Ảnh: T.G
Khoa Dân số thuộc Trung tâm Y tế huyện Phú Tân có trụ sở là căn phòng khoảng 30m2. Ảnh: T.G

 

Khó tiếp cận lãnh đạo địa phương

Chị Tạ Thúy Hằng (Trưởng khoa Dân số, Trung tâm Y tế huyện Phú Tân) và chị Trần Thị Kiều Thẩm (Phó khoa Dân số, Trung tâm Y tế  huyện Ngọc Hiển, chưa có Trưởng khoa) đều thừa nhận tình trạng cán bộ dân số gần như không thể tiếp cận cấp ủy - chính quyền huyện trong suốt thời gian qua.

Theo cơ chế làm việc hiện hành, Trưởng khoa Dân số sẽ tham mưu ý tưởng, kế hoạch, chương trình, hoạt động… đến Phó Giám đốc Trung tâm Y tế phụ trách dân số. Người này sẽ ghi nhận và báo cáo Giám đốc xin ý kiến chỉ đạo. Sau khi xem xét, Giám đốc Trung tâm Y tế sẽ đăng ký một cuộc gặp với Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội, người đồng thời là Trưởng ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ huyện để trình bày và xin ý kiến. Người trình bày là Giám đốc hoặc ủy quyền cho Phó Giám đốc Trung tâm Y tế phụ trách Khoa Dân số. Hiếm khi Trưởng khoa Dân số có cơ hội được trình bày trước Trưởng ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ huyện. Trong một năm, Trưởng khoa Dân số được tiếp cận Trưởng ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ và các thành viên, nếu những vị này dự họp đầy đủ, trong cuộc họp nửa năm một lần theo quy định, tức là được nhìn, được nghe nhiều hơn được nói.

Trong khi đó, chia sẻ từ ông Huỳnh Ngọc Ngô, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Năm Căn (địa phương giáp cả huyện Phú Tân và Ngọc Hiển) thì chuyện gặp Phó Chủ tịch UBND huyện - Trưởng ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ để đề xuất, tham mưu công việc là thường xuyên, liên tục và rất dễ dàng.

Bất kỳ ai từng tham gia lĩnh vực DS-KHHGĐ đều nằm lòng phương châm hoạt động của ngành này từ xưa đến nay. “Nếu không có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, một mình ngành Dân số không thể làm nên thành quả gì trong công tác”. Chính vì phương châm hành động này mà Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ các cấp từ Trung ương đến địa phương được thành lập, trong đó Trưởng ban Chỉ đạo vừa là “ngọn cờ hiệu triệu” ban - ngành - đoàn thể, vừa là cầu nối giúp lãnh đạo cấp ủy và Hội đồng Nhân dân huyện tiếp cận công tác DS KHHGĐ. Để các cấp này nhìn nhận thấu đáo và đưa ra những quyết sách hợp lý thúc đẩy hoạt động dân số, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện phải tiếp cận liên tục và tham mưu hiệu quả đến Trưởng ban Chỉ đạo, tức Phó Chủ tịch UBND huyện. Đáng tiếc là mô hình thí điểm sáp nhập tổ chức - bộ máy hoạt động y tế - dân số tuyến huyện ở Cà Mau đã khiến Trưởng khoa Dân số bị mất hai cơ hội thực hiện phương thức vận động: Một cơ hội vận động lãnh đạo cấp ủy -chính quyền và một cơ hội vận động ban - ngành - đoàn thể.

Không còn đủ thời gian, tâm sức cho công tác dân số

Lý giải vì sao mất cơ hội này, theo chia sẻ của bà Hằng và bà Thẩm, đó là do vị thế của ngành Dân số đã bị mất, hay nói cách khác là tư cách chính trị không còn. Cụ thể Khoa Dân số vì chỉ là một khoa của Trung tâm Y tế huyện nên không có con dấu riêng. Điều này đồng nghĩa với việc để có một công văn gửi đi, Khoa Dân số phải trình Giám đốc, Phó Giám đốc để xin dấu từ Văn phòng Trung tâm Y tế. Văn bản này Trưởng khoa Dân số không đủ thẩm quyền ký - đồng nghĩa với sự hạn chế tối đa cơ hội tiếp cận của Trưởng khoa với lãnh đạo các ban - ngành - đoàn thể.

“Hiện ở Khoa Dân số, chủ yếu là làm việc hành chính thôi. Người thì tiếp nhận dữ liệu từ cán bộ chuyên trách gửi về, người thì cập nhật dữ liệu điện tử về dân cư, người thì làm báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý theo qui định. Khi nào có chiến dịch theo chỉ đạo của Chi cục thì triển khai thực hiện vậy thôi…”, bà Thúy Hằng mô tả hoạt động của đơn vị mình.

Còn bà Trần Thị Kiều Thẩm chia sẻ: “Về lý thuyết, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện vẫn có thể chủ động thực hiện vai trò vận động công tác dân số. Song thực tế cho thấy, với nhiệm vụ y tế nặng nề thì người này khó lòng đủ sức lực, thời gian, dành tâm trí, lòng nhiệt huyết để gõ cửa cấp ủy - chính quyền hay ban- ngành - đoàn thể mà thúc đẩy hoạt động này”.

Càng khó tiếp cận người dân

Để thực hiện hàng loạt nhiệm vụ, mục tiêu ngày càng nặng nề, Chi cục DS-KHHGĐ (tuyến tỉnh) và Trung tâm DS-KHHGĐ (tuyến huyện)  luôn phải là đơn vị kết nối với tất cả sự năng động, sáng tạo, nhiệt huyết để toàn hệ thống chính trị trên địa bàn quan tâm đến công tác DS-KHHGĐ. Thông qua các hoạt động mang tính rộng khắp mới thu hút sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo người dân. Vì vậy, với mô hình thí điểm sáp nhập này, Khoa Dân số khi đã khó tiếp cận với hệ thống chính trị thì cũng đồng nghĩa với việc càng khó tiếp cận với người dân.

Hơn một năm qua, ở huyện Phú Tân và Ngọc Hiển, vai trò dẫn dắt đội ngũ cộng tác viên của các cán bộ chuyên trách dân số đã bị lu mờ bởi rất nhiều nhiệm vụ tại trạm y tế. 100% cán bộ chuyên trách dân số đang công tác tại trạm đều được tuyển vì có chuyên môn y tế trình độ trung cấp. Tại Trạm Y tế Ấp Cái  Đôi Vàm (huyện Phú Tân), trên bảng phân công công việc, ngoài nhiệm vụ DS-KHHGĐ, cán bộ chuyên trách phải đảm nhiệm thêm 10 nhiệm vụ khác nữa. Do đó, tình trạng cộng tác viên dân số “bị” cán bộ chuyên trách “bỏ lơ” là điều cũng dễ hiểu vì họ đang còn phải gồng mình với vô số công việc y tế khác!

“Thêm vào đó, tại hai huyện thí điểm này, Khoa Dân số với lực lượng mới, chủ yếu làm công việc hành chính nên cũng khó lòng làm tốt vai trò. Vì thế, thực trạng chung hiện nay là cộng tác viên dân số báo cáo số liệu thế nào thì cán bộ chuyên trách tổng hợp thế ấy nên hiện tượng số liệu vừa chậm, vừa sai là điều khó tránh khỏi. Chỉ khoảng 2 xã trên địa bàn tôi phụ trách là có báo cáo hoạt động tương đối…”, bà Trần Thị Kiều Thẩm chua xót chia sẻ.  

 

Từ ngày 20/1/2014, tỉnh Cà Mau đã thí điểm sáp nhập mô hình tổ chức - bộ máy hoạt động y tế - dân số tuyến huyện với hình thức: Gộp Trung tâm Y tế, Bệnh viện Đa khoa và Trung tâm DS-KHHGĐ thành một đơn vị duy nhất gọi là Trung tâm Y tế huyện.

Trung tâm DS-KHHGĐ (trước đây) trở thành Khoa Dân số với 1 Trưởng khoa và 4- 5 chuyên viên phụ trách lĩnh vực truyền thông, cơ sở dữ liệu, tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai…

 (còn nữa)

Thanh Giang/Báo Gia đình & Xã hội

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Top