Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hủ tục "ra lềnh"

Thứ sáu, 08:32 05/03/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Từ nhiều đời nay, cứ vào dịp sau Tết Nguyên đán, người dân xã Tản Hồng, huyện Ba Vì, Hà Nội lại "rộn ràng" tổ chức tục "ra lềnh" - một hủ tục mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ.

“Ra lềnh” - hủ tục lâu đời...

Xã Tản Hồng nằm ở ven đê Sông Hồng phía Bắc của huyện Ba Vì. Xã có 4 thôn thì có đến 3 thôn là La Phẩm, La Thượng và La Thiện có tập tục "ra lềnh". Nói về nguồn gốc của tập tục này, ông Đặng Hồng, 63 tuổi, trú tại cụm 5, thôn La Phẩm cho biết: Tục "ra lềnh" hay còn gọi là "trình đinh" có từ thời phong kiến, tổ chức vào thời điểm đầu xuân.
 

Đình La Phẩm - nơi hàng năm vẫn diễn ra lễ "trình đinh" của người dân trong thôn (Ảnh: QH).

Xuất phát từ quan niệm  "Con trai là người nối dõi tông đường"  nên được tính là một suất đinh. Chính quyền sẽ căn cứ vào số các suất đinh để chia ruộng đất. Việc "trình đinh" tức là trình con trai trước làng xã để chính thức nhận thêm ruộng đất canh tác. Kể từ khi cải cách ruộng đất và hợp tác xã ra đời, việc "trình đinh" để nhận đất không còn nữa. Nhưng do tồn tại lâu đời nên hủ tục này trở thành nếp, hàng năm ở Tản Hồng, người dân vẫn tổ chức "trình đinh" ở đình thôn và tổ chức lễ tại nhà.

Các cụ già trong xã cho hay, trước đây tục "ra lềnh" được tổ chức rất to. Mỗi nhà khi có "quí tử" thường làm tới 50 mâm cỗ mời anh em họ hàng, bà con hàng xóm tới dự. Gần đây, trung bình mỗi năm cũng có tới vài chục hộ tổ chức lễ "ra lềnh".

Lễ "trình đinh" diễn ra ở đình làng, đây là một nghi lễ quan trọng, bao gồm cả hai ý nghĩa: vừa trình đinh, vừa là lễ tạ. Mỗi gia đình sinh con trai tại thời điểm đầu năm hoặc từ trong năm trước phải sắm một mâm lễ to hay nhỏ tùy thuộc vào điều kiện của gia đình, thường gồm: Thủ lợn hoặc gà trống thiến kèm theo xôi và hoa quả. Những người tham gia cúng bái "trình đinh" cho trẻ tại đình bao gồm ông bà nội ngoại, trưởng dòng họ. Sau khi thực hiện xong nghi lễ tại đình thôn, gia đình mời anh em, họ hàng tới nhà ăn cỗ, chia vui.

Trước đây, chuyện tổ chức ăn "ra lềnh" chừng 50 mâm là "chuyện thường", nhưng hiện nay việc làm cỗ to như vậy không còn phổ biến. Các gia đình tùy theo gia cảnh có thể làm cỗ to hay nhỏ, thường là từ 5-10 mâm cơm. Nhưng "phú quí sinh lễ nghĩa", một số hộ khá giả muốn lễ "ra lềnh" cho con cháu phải "hoành tráng" nên có khi làm tới vài ba chục mâm cỗ. Những trường hợp này chủ yếu là các gia đình hiếm muộn, kinh tế khá giả. Nhiều người không có điều kiện nhưng nhận được lời mời đi ăn lễ phải "bấm bụng" đi vay tiền để có phong bì cho khỏi  mang tiếng...

Có dự lễ "ra lềnh" mới thấy hết được tư tưởng "trọng nam" vẫn còn  nặng nề  ngay tại vùng đất cách thủ đô Hà Nội chưa đầy 60km. Những người dân ở đây cho rằng: Chỉ sinh được con trai mới được... trình lên thần thánh, tạ ơn vì đã ban ơn cho gia đình có được "cậu ấm"!!!. Không ít gia đình "đua nhau" làm tiệc "khao" con trai tại tư gia rất  linh đình, tốn kém. Anh em, họ mạc, dòng tộc phấn khởi, cầu chúc với những lời lẽ "có cánh" cho các bé trai. Trong khi đó  những bé gái thì không có được niềm vinh hạnh ấy. Cũng chính tại những  cuộc vui này đã  khiến những ông bố bà mẹ sinh con một bề là gái không khỏi chạnh lòng và nảy sinh "quyết tâm" phải có con trai để mở mày mở mặt với thiên hạ.

Nguy cơ chênh lệch giới tính

"Cũng chính vì tồn tại tư tưởng trọng nam cũng như những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của tập tục "ra lềnh" nên trong nhiều năm qua ở Tản Hồng, tỷ lệ sinh con thứ 3 vẫn còn cao. Chỉ tính riêng năm 2009, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 10,6%, chỉ số chênh lệnh giới tính là 115 bé nam/100 bé gái, một con số khá cao so với các vùng khác trong huyện và trong thành phố" - chị Nguyễn Thị Nga, cán bộ chuyên trách dân số xã Tản Hồng chia sẻ...
 

Những  trẻ em nam ra đời ở Tản Hồng luôn được chào đón và coi trọng trong lễ "ra lềnh" (Ảnh: Quang Huy).

Bà Nguyễn Thị Tâm -  Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tản Hồng cho biết: Rõ ràng đây là một hủ tục mang nặng yếu tố trọng nam vốn tồn tại ở địa phương từ nhiều đời nay. Người dân, đặc biệt là tầng lớp trẻ đã nhận thức đây là một hủ tục lạc hậu, tuy nhiên cũng khó để thay đổi được, bởi các cặp vợ chồng đó cũng phải chịu sức ép từ những bậc cao niên trong gia đình và dòng tộc.

Phó Chủ tịch UBND xã Tản Hồng - ông Lê Văn Kính cho biết: Kể từ khi có cuộc vận động "Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa" nên hủ tục này không còn diễn ra nặng nề như trước nữa. Nhiều gia đình sắm sửa lễ lạt, cỗ bàn ít tốn kém hơn.  Song cá biệt vẫn còn có gia đình tổ chức lẽ "ra lềnh" tại nhà với quy mô lớn, rất tốn kém. Nhưng biện pháp ngăn chặn, xử lý hầu như không có bởi không ai trình báo, vả lại vẫn chưa có chế tài xử phạt những trường hợp này...

Ngô Huy - Hoàng Vững

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Vợ mới sinh, nam thanh niên ‘ra ngoài giải tỏa’: Bác sĩ vừa khám vừa thốt lên "Tôi cũng ạ cậu"

Vợ mới sinh, nam thanh niên ‘ra ngoài giải tỏa’: Bác sĩ vừa khám vừa thốt lên "Tôi cũng ạ cậu"

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sau khi xuất hiện nhiều nốt lạ ở vùng kín, nam thanh niên đi khám và phát hiện mắc sùi mào gà.

Khi nào nên thử thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn?

Khi nào nên thử thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nếu gần đây có quan hệ tình dục không an toàn, chị em nên thử thai khi nào là chính xác nhất? Nhiều người thử thai quá sớm, điều này có cần thiết không?

Nghệ An phát động Chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ

Nghệ An phát động Chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Sáng 13/3, Ban Chỉ đạo công tác Dân số và phát triển tỉnh Nghệ An phối hợp UBND huyện Kỳ Sơn tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ Chăm sóc sức khoẻ sinh sản/Kế hoạch hoá gia đình và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

5 điều quan trọng về vaccine HPV ai cũng nên biết

5 điều quan trọng về vaccine HPV ai cũng nên biết

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Vaccine HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2006. Vaccine HPV an toàn, hiệu quả và bảo vệ chống lại virus u nhú ở người, loại virus gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục và góp phần hình thành các tế bào bất thường có thể dẫn đến ung thư.

Ưu và nhược điểm của 11 loại bao cao su phổ biến

Ưu và nhược điểm của 11 loại bao cao su phổ biến

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Có rất nhiều loại bao cao su với các hình dạng, màu sắc và kích cỡ khác nhau.Tuy nhiên, mỗi loại bao cao su đều có ưu và nhược điểm. Tham khảo lựa chọn tốt nhất cho bạn và đối tác.

Tuổi tiền mãn kinh nên sử dụng biện pháp tránh thai nào?

Tuổi tiền mãn kinh nên sử dụng biện pháp tránh thai nào?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các biện pháp tránh thai ở độ tuổi 20, 30 có thể không phải là lựa chọn tốt nhất ở tuổi 40, 50. Vậy đâu là phương pháp ngừa thai phù hợp đối với phụ nữ tuổi tiền mãn kinh?

8 nguyên nhân phổ biến gây đau tinh hoàn

8 nguyên nhân phổ biến gây đau tinh hoàn

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có nhiều lý do khiến nam giới cảm thấy đau ở một hoặc cả hai tinh hoàn. Nhiều nam giới bị đau tinh hoàn rất ngại đi khám. Dưới đây là 8 nguyên nhân có thể gây đau tinh hoàn mà nam giới nên biết để gặp bác sĩ nam khoa càng sớm càng tốt.

9 cách trị xuất tinh sớm tại nhà tốt nhất, nam giới nên biết

9 cách trị xuất tinh sớm tại nhà tốt nhất, nam giới nên biết

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tình trạng xuất tinh sớm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần ở nam giới nếu không được điều trị. Tham khảo 9 biện pháp khắc phục tại nhà hàng đầu mà bạn có thể thử để cải thiện chứng xuất tinh sớm.

Top