Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hội thảo góp ý Dự thảo Chương trình hành động truyền thông chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ giai đoạn 2016-2020

Thứ sáu, 08:12 26/08/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Ngày 23/8, Tổng cục DS-KHHGĐ phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) tổ chức Hội thảo góp ý Dự thảo Chương trình hành động truyền thông chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ giai đoạn 2016-2020.

Tham dự Hội thảo có ông Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cùng đông đảo các đại biểu là lãnh đạo, cán bộ phụ trách truyền thông của Chi cục DS-KHHGĐ 11 tỉnh, thành phố trên cả nước.


Toàn cảnh Hội thảo

Toàn cảnh Hội thảo

Theo đánh giá của Tổng cục DS-KHHGĐ, sau 5 năm thực hiện Chương trình hành động truyền thông chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2015 đã tạo được môi trường xã hội ngày càng đồng thuận, ủng hộ cao hơn; nhận thức, thái độ, kỹ năng lựa chọn, thực hiện các hành vi có lợi và bền vững về DS-KHHGĐ của các nhóm đối tượng được nâng cao hơn trước đó.

Hơn nữa, kiến thức, kỹ năng về kế hoạch hóa gia đình, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, kể cả các cặp vợ chồng mới kết hôn được nâng lên, là yếu tố quyết định để duy trì mức sinh thay thế trong những năm qua.

Bên cạnh đó, các hoạt động truyền thông được thực hiện liên tục, rộng khắp và từng bước đổi mới về nội dung và hình thức, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, ngày càng được thực hiện rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân.

Tuy nhiên, việc thực hiện Chương trình hành động còn nhiều hạn chế, bất cập như nhận thức, sự hiểu biết của các nhóm đối tượng đích đối với các vấn đề dân số mới nảy sinh còn ở mức độ trung bình; việc thực hiện nhiệm vụ, hoạt động truyền thông còn dàn trải, thiếu tập trung, chưa hiệu quả…


Ông Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ phát biểu tại Hội thảo

Ông Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ phát biểu tại Hội thảo

Do đó, mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình hành động truyền thông chuyển đổi hành vi giai đoạn 2016-2020 tập trung vào việc: truyền thông chuyển trọng tâm chính sách dân số từ KHHGĐ sang dân số và phát triển để giải quyết toàn diện các vấn đề dân số cả về quy mô, cơ cấu, phân bổ và nâng cao chất lượng dân số, bảo đảm cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước; truyền thông mở rộng các hoạt động can thiệp nâng cao chất lượng dân số, chăm sóc toàn diện SKSS, hạn chế mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi...

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận và tham luận thêm một số nội dung để hoàn thiện dự thảo như đề nghị phân nhóm các địa phương theo từng mức sinh khác nhau để có những mục tiêu và giải pháp truyền thông phù hợp với từng địa bàn; cụ thể hóa hơn nữa các tỷ lệ thực hiện các mục tiêu trong DS-KHHGĐ; chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai chương trình hành động truyền thông chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ ở từng địa phương đồng thời, nêu ra những giải pháp để thực hiện chương trình truyền thông trong giai đoạn tới một cách hiệu quả nhất.

Kết luận buổi Hội thảo, ông Lê Cảnh Nhạc hoan nghênh và đánh giá cao các ý kiến đầy tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu tham dự. Theo đó, những góp ý của các đại biểu sẽ được Ban soạn thảo cân nhắc, nghiên cứu để hoàn thiện chương trình truyền thông chuyển đổi hành vi trong giai đoạn mới.

Lê Đức Hy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Vợ mới sinh, nam thanh niên ‘ra ngoài giải tỏa’: Bác sĩ vừa khám vừa thốt lên "Tôi cũng ạ cậu"

Vợ mới sinh, nam thanh niên ‘ra ngoài giải tỏa’: Bác sĩ vừa khám vừa thốt lên "Tôi cũng ạ cậu"

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sau khi xuất hiện nhiều nốt lạ ở vùng kín, nam thanh niên đi khám và phát hiện mắc sùi mào gà.

Khi nào nên thử thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn?

Khi nào nên thử thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nếu gần đây có quan hệ tình dục không an toàn, chị em nên thử thai khi nào là chính xác nhất? Nhiều người thử thai quá sớm, điều này có cần thiết không?

Nghệ An phát động Chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ

Nghệ An phát động Chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Sáng 13/3, Ban Chỉ đạo công tác Dân số và phát triển tỉnh Nghệ An phối hợp UBND huyện Kỳ Sơn tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ Chăm sóc sức khoẻ sinh sản/Kế hoạch hoá gia đình và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

5 điều quan trọng về vaccine HPV ai cũng nên biết

5 điều quan trọng về vaccine HPV ai cũng nên biết

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Vaccine HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2006. Vaccine HPV an toàn, hiệu quả và bảo vệ chống lại virus u nhú ở người, loại virus gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục và góp phần hình thành các tế bào bất thường có thể dẫn đến ung thư.

Ưu và nhược điểm của 11 loại bao cao su phổ biến

Ưu và nhược điểm của 11 loại bao cao su phổ biến

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Có rất nhiều loại bao cao su với các hình dạng, màu sắc và kích cỡ khác nhau.Tuy nhiên, mỗi loại bao cao su đều có ưu và nhược điểm. Tham khảo lựa chọn tốt nhất cho bạn và đối tác.

Tuổi tiền mãn kinh nên sử dụng biện pháp tránh thai nào?

Tuổi tiền mãn kinh nên sử dụng biện pháp tránh thai nào?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các biện pháp tránh thai ở độ tuổi 20, 30 có thể không phải là lựa chọn tốt nhất ở tuổi 40, 50. Vậy đâu là phương pháp ngừa thai phù hợp đối với phụ nữ tuổi tiền mãn kinh?

8 nguyên nhân phổ biến gây đau tinh hoàn

8 nguyên nhân phổ biến gây đau tinh hoàn

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có nhiều lý do khiến nam giới cảm thấy đau ở một hoặc cả hai tinh hoàn. Nhiều nam giới bị đau tinh hoàn rất ngại đi khám. Dưới đây là 8 nguyên nhân có thể gây đau tinh hoàn mà nam giới nên biết để gặp bác sĩ nam khoa càng sớm càng tốt.

9 cách trị xuất tinh sớm tại nhà tốt nhất, nam giới nên biết

9 cách trị xuất tinh sớm tại nhà tốt nhất, nam giới nên biết

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tình trạng xuất tinh sớm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần ở nam giới nếu không được điều trị. Tham khảo 9 biện pháp khắc phục tại nhà hàng đầu mà bạn có thể thử để cải thiện chứng xuất tinh sớm.

Top