Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giá trị lớn của lòng kiên định

Thứ hai, 11:08 29/08/2011 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Việt Nam là một trong những quốc gia sớm đi đầu trong việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ.

50 năm qua, ngành DS-KHHGĐ với nỗ lực to lớn, vượt qua bao thăng trầm, thách thức để đạt được nhiều thành tựu; được Liên Hợp Quốc và bạn bè quốc tế ghi nhận, góp phần vào thành công của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ… Những nỗ lực ấy được các cán bộ lão thành của ngành dân số khắc hoạ sinh động tại Hội thảo góp ý sách "Công tác DS-KHHGĐ VN-50 năm xây dựng và phát triển", do Tổng cục DS-KHHGĐ vừa tổ chức.
 
Đoàn kết, kiên định, dũng cảm

Đó là những từ được các đồng chí lão thành tâm huyết với công tác DS-KHHGĐ khẳng định về những nỗ lực của những người làm công tác DS-KHHGĐ trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển 50 năm qua. Hội thảo có sự góp mặt của phần lớn những người có đóng góp quan trọng và gắn bó với công tác DS-KHHGĐ.

Ông Nguyễn Du - nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ (UBQGDS-KHHGĐ) đánh giá cao Ban biên soạn đã tiến hành dự thảo cuốn sách tương đối đầy đủ, có sự đầu tư công phu, phản ánh trung thực công tác DS-KHHGĐ 50 năm qua. Theo ông Nguyễn Du, với tài liệu sưu tầm tương đối đầy đủ những thành tựu, tồn tại và diễn biến qua các thời kỳ, có thể thấy được ngành dân số đã trả qua những biến động lớn khi có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức. Tuy nhiên, ngành dân số đã "thực hiện được thắng lợi: Tinh thần đoàn kết, kiên định, dũng cảm vượt qua khó khăn thách thức, ngoan cường vượt qua biến động, đạt được những kết quả cao", ông Du nói.

Ông Phạm Bá Nhất, nguyên Vụ trưởng Vụ DS-KHHGĐ, Tổng cục DS-KHHGĐ, khẳng định: Có thể nói, công tác DS-KHHGĐ của ta trong suốt 50 năm qua có sự tham gia, hưởng ứng của người dân và toàn bộ hệ thống chính trị. "Không một cá nhân, tổ chức nào đứng ngoài công tác DS-KHHGĐ" - ông Nhất nhấn mạnh.
 
Công tác truyền thông góp phần rất lớn vào thắng lợi của công tác
DS - KHHGĐ. Ảnh: Thanh Hội

Những thành công của công tác DS-KHHGĐ trong suốt nửa thế kỷ qua không thể thiếu vai trò của những cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số - những người "ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng". Họ được Giáo sư Mai Kỷ - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBQGDS-KHHGĐ khắc họa "chân dung" bằng mười chữ: "Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng", không kể ngày đêm, nắng mưa, vất vả, vượt qua mọi bất lợi về địa lý, thời tiết, vượt qua mọi rào cản của phong tục, hủ tục... "Bức chân dung" ấy đã nói lên sự tâm huyết, nhiệt tình, tận tâm của hàng chục nghìn mắt xích quan trọng của công tác DS-KHHGĐ tại cơ sở.

Tại Hội thảo, ông Đinh Văn Quảng, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình, Uỷ ban Dân số, Gia đình & Trẻ em (UBDSGĐ&TE) đã xúc động nhắc lại hình ảnh một người cộng tác viên trong hoàn cảnh nhà sập vì mưa bão, vừa khắc phục tổn thất vẫn lặn lội đi tuyên truyền. 50 năm làm công tác DS-KHHGĐ, với sự vào cuộc của toàn xã hội, phải kể đến sự hỗ trợ, viện trợ của rất nhiều tổ chức quốc tế. Ông Nguyễn Đình Phương - nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, trong mọi thời điểm, nhất là những thời điểm đất nước còn rất khó khăn, Việt Nam đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Sự hỗ trợ rất lớn cả về kỹ thuật và kinh phí đã giúp Việt Nam thực hiện thắng lợi những mục tiêu trong sự nghiệp DS-KHHGĐ.
 
Bài học kinh nghiệm
 
Việt Nam là một trong những quốc gia sớm đi đầu trong việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ. Năm 1961, khi dân số nước ta mới khoảng 30 triệu người, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 216/CP ngày 26/12/1961 về sinh đẻ có hướng dẫn cho nhân dân, do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ban hành.

Quyết định 216/CP được coi là văn bản pháp quy đầu tiên của Nhà nước ta về công tác DS-KHHGĐ, mang đậm tính nhân văn "Vì sức khoẻ của người mẹ, vì hạnh phúc và hoà thuận của gia đình và để cho việc nuôi dạy con cái được chu đáo, việc sinh đẻ của nhân dân cần được hướng dẫn một cách thích hợp". Để kỷ niệm và đánh dấu sự kiện này, ngày 19/5/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 326, lấy ngày 26/12 hàng năm làm Ngày Dân số Việt Nam.
Theo ông Trần Tiến Đức, nguyên Vụ trưởng Vụ Truyền thông giáo dục, UBQGDS-KHHGĐ kể lại: Giai đoạn 1991-1993 là giai đoạn rất quan trọng, tạo sự chuyển biến lớn trong công tác DS-KHHGĐ.

Theo ông Đức, sự chuyển biến lớn trong giai đoạn đó chính là vai trò "kiến trúc sư" của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trước những cảnh báo của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) về những khó khăn, thách thức trong công tác DS-KHHGĐ ở Việt Nam, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã xác định, công tác truyền thông giáo dục là rất quan trọng, quyết định đến sự thành bại của công tác này. Ông đã quyết tâm xây dựng và đưa ra một chiến lược về truyền thông, trước khi có chiến lược về dân số.

Góp ý cho cuốn sách "Công tác DS-KHHGĐ Việt Nam - 50 năm xây dựng và phát triển", các cán bộ lão thành cho rằng, cần nâng tầm của cuốn sách, không chỉ ghi lại kết quả, ghi nhận động viên các thế hệ mà cần tổng kết lại một cách cơ bản trong các bối cảnh lịch sử. Trong đó, chú trọng cả bài học thành công lẫn những bài học thất bại. Theo ông Nguyễn Du, việc tổng kết, đánh giá sẽ giúp chúng ta nhìn thấy các khó khăn, thách thức lớn cần vượt qua trong thời gian tới. Ông Vũ Quý Nhân, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thông tin và tư liệu dân số, UBQGDS-KHHGĐ cho rằng, để có bài học tốt cho giai đoạn tới, bên cạnh đánh giá việc tổ chức, thực hiện cũng cần có cả đánh giá về nhận thức của các cấp lãnh đạo trong việc chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ.

Các đại biểu cũng góp ý về hành văn và cách trình bày của cuốn sách sao cho nổi bật được một chặng đường lịch sử của ngành dân số. Tất cả các đại biểu đều nhất trí cần phản ánh đậm nét hơn nữa về vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác dân số cũng như vai trò các cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số ở cơ sở. Về hình thức trình bày cần nêu bật được hình ảnh của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các Huân chương, Giải thưởng trong nước và quốc tế trao tặng cho ngành DS-KHHGĐ. 

Ban soạn thảo của Tổng cục DS-KHHGĐ cũng nhận được sự trợ giúp của những người đi trước đóng góp cho cuốn sách các tư liệu, văn bản, quyết định của Đảng và Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ trong các thời điểm quan trọng. TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cảm ơn các vị lão thành - những người đã từng gắn bó, viết lên trang sử của ngành dân số. "Các anh chị là những người trực tiếp làm nên những thành quả của ngành đã có những ý kiến rất xác đáng, đúng đắn. Những ý kiến đó không chỉ ghi nhận lại chặng đường lịch sử mà còn thể hiện sự quan tâm, lo lắng cho ngành trong cả giai đoạn tới. Chúng tôi rất cảm động và xin lĩnh hội sự đóng góp quý báu đó",TS Dương Quốc Trọng trân trọng chia sẻ.
 
"Mặc dù chúng ta làm giảm sinh tốt nhưng quy mô dân số vẫn còn những yếu tố dẫn đến biến động khó lường. Cần đặc biệt chú ý xem xét đến quy mô, chất lượng dân số, phân bố dân số, sự mất cân bằng tỉ số giới tính khi sinh, tỉ lệ nạo phá thai…".

Ông Nguyễn Du
Nguyên Phó Chủ nhiệm
UBQGDS - KHHGĐ
 
"Chúng ta rất cần một cuốn sách để tổng kết, đánh dấu chặng đường xây dựng và phát triển của ngành dân số. Trong đó, nên tập trung vào những điểm cốt yếu của từng giai đoạn, đặc biệt là những giai đoạn tạo nên "cú hích" phát triển công tác DS-KHHGĐ".

Ông Nguyễn Thiện Trưởng,
nguyên Phó Chủ nhiệm UBDSGĐ&TE
 
"Thủ tướng đã có quyết định lấy tháng 12 là Tháng Hành động Quốc gia về dân số. Theo tôi, chúng ta cần kiến nghị Thủ tướng lấy ngày 26/12 làm Ngày truyền thống của ngành".

Ông Phạm Bá Nhất,
nguyên Vụ trưởng Vụ DS-KHHGĐ
 
"Tôi đánh giá cao sự công phu, cẩn thận và phong phú của dự thảo cuốn sách. Trong cấu tạo và trình bày, theo tôi cần có các câu khẩu hiệu đã nổi tiếng của ngành dân số dưới mỗi phần của mỗi một thời kỳ như: "Dừng lại hai con để nuôi, dạy cho tốt", "Gái hay trai chỉ hai là đủ", "Dân số ổn định, xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc", "Dân số là gốc của sự phát triển bền vững"...
 
Ông Nguyễn Viết Bình,
nguyên Phó Vụ trưởng Vụ TTGD
 
Mai Việt (Thực hiện)
 
Hà Thư
hoahue
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Top