Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đời sống vật chất người cao tuổi Việt Nam – thực trạng và khuyến nghị

Thứ tư, 15:56 16/11/2011 | Dân số và phát triển

Đa số người cao tuổi (NCT) Việt Nam hiện nay là thế hệ sinh ra trong thời kỳ thuộc địa phong kiến, nhiều người tham gia các cuộc đấu tranh giữ nước, xây dựng đất nước, được trưởng thành, thử thách, tôi luyện trong các cuộc kháng chiến.

Do sinh ra và trưởng thành trong điều kiện hết sức khó khăn vì vậy họ không có điều kiện bảo vệ sức khoẻ và tích luỹ vật chất cho tuổi già. Chính vì vậy khi đất nước chuyển đổi sang cơ chế thị trường, họ là những người đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc thích nghi với nhiều thay đổi chưa từng có trước đây.
 
I. Thực trạng đời sống vật chất người cao tuổi Việt Nam

1. Nguồn sống chính của NCT

Nguồn sống của NCT nước ta khá đa dạng, đó là các nguồn: từ lao động của chính bản thân NCT, từ lương hưu trợ cấp và của cải tích lũy từ khi còn trẻ và do con cháu chu cấp.
 
Đồ thị 1. Nguồn sống chính của người cao tuổi chia theo thành thị-nông thôn, 2006 (%)

Nguồn: Bộ VHTTDL-TCTK-Viện gia đình và Giới,“Kết quả điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006”, 6/2008.


Nguồn sống của NCT chủ yếu là do con cháu chu cấp (39,3%) và từ chính lao động của họ (30%). Có sự khác biệt đáng kể giữa NCT thành thị và nông thôn về nguồn sống từ lương hưu, trợ cấp hoặc tự lao động để kiếm sống: Lương hưu hoặc trợ cấp là nguồn sống chính của 35,6% NCT ở thành phố, trong khi chỉ có 21,9% NCT ở nông thôn được hưởng lương hưu hoặc trợ cấp; Tự lao động để kiếm sống là cách của 35,2 % NCT ở nông thôn, khi chỉ có 17,5% NCT ở thành phố phải làm như vậy.
 
NCT thành thị có lương hưu/trợ cấp và tích lũy cao hơn 1,5 lần so với NCT nông thôn, ngược lại nguồn sống của NCT nông thôn từ lao động của chính mình cao hơn gấp 2 lần NCT thành thị. Tuy nhiên, tài chính do con cháu trợ cấp vẫn đóng vai trò quan trọng và hoàn toàn không phụ thuộc vào đời sống kinh tế giữa thành thị và nông thôn (tương ứng 40,1% ở thành thị và 38,9% ỏ nông thôn) cũng như nguồn lương hưu và nguồn sống từ lao động của NCT.

Ở NCT, tuổi càng cao thì sự lệ thuộc vào chu cấp của con cháu càng lớn, tỷ lệ này tăng từ 26,3% (nhóm 60-69) lên 46,6% (nhóm 70-79) và 66,7% (nhóm 80 ). Và NCT ở nhóm nghèo nhất lệ thuộc vào con cháu nhiều hơn (48,9% nhóm nghèo và 38% ở nhóm giàu). NCT nữ giới phụ thuộc vào con cháu (51,8%) nhiều hơn nam giới (26,5%), đó là do tỷ lệ nam giới có nguồn song chủ yếu từ lương hưu và trợ cấp (33%) nhiều hơn so với tỷ lệ này ở nữ giới (19%).
 
2. Mức sống của hộ gia đình NCT

Việt Nam vẫn đang là một nước đang phát triển, đời sống của NCT cũng còn nhiều khó khăn. Số hộ gia đình NCT nghèo chiếm 23% tổng số hộ NCT, có một sự chênh lệch lớn về mức sống của hộ gia đình NCT đô thị và nông thôn.

Bảng 1. Mức sống của hộ gia đình NCT theo hoàn cảnh sống, 2007

Nguồn: Bộ LĐ-TB-XH, “Khảo sát thu thập, xử lý thông tin về người cao tuổi ở Việt Nam”, 5/2007.

 
Số liệu Bảng 1 cho thấy phần lớn hộ gia đình NCT (57%) có mức sống trung bình. Chỉ có 18,3% hộ gia đình NCT có khá hơn và đặc biệt vẫn còn 23% hộ gia đình NCT cho rằng mức sống của bản thân là nghèo đói. Trong đó người già cô đơn có mức sống kém nhất, gần một nửa có cuộc sống ở mức nghèo khó. Có sự chênh lệch rất lớn giữa mức sống của hộ gia đình NCT khu vực đô thị và khu vực nông thôn. Tỷ lệ hộ NCT có mức sống giàu ở nông thôn bằng 1/2 so với thành thị (1,1% và 2,5%), còn đối với tỷ lệ hộ NCT có mức sống nghèo thì ngược lại (13.6% và 27,6%).
 
3. Điều kiện sống của NCT

Còn 18,3% các hộ có NCT đang sống trong nhà tạm và nhà dột nát. Đặc biệt 34,6% hộ NCT độc thân đang sống trong nhà tạm, những người sống cùng chồng/vợ hoặc sống cùng con cháu thì tỷ lệ hộ có nhà tạm đều thấp hơn tỷ lệ chung. Các điều kiện sống khác cũng còn rất khó khăn, cụ thể: 5,7% số hộ NCT chưa được sử dụng điện lưới để thắp sáng, trong đó 2,26% ở thành thị và 7,39% ở nông thôn; 63% NCT sử dụng nước hợp vệ sinh (giếng khơi có bờ bao, nước máy và nước giếng khoan để sinh hoạt) để sinh hoạt, 37% NCT hiện vẫn đang phải sử dụng nguốn nước chưa đảm bảo vệ sinh để sinh hoạt (giếng khơi không có bờ bao, nước ao hồ sông suối).
 
Ở thành thị, còn tỷ lệ thấp khoảng 5% số hộ vẫn còn phải sử dụng nguồn nước chưa đảm bảo vệ sinh, trong khi đó tỷ lệ này là 20% tại nông thôn;  74% NCT sử dụng hố xí hợp vệ sinh (37.3% dùng nhà vệ sinh 2 ngăn, 36.7% số hộ có nhà vệ sinh tự hoại/ bán tự hoại) còn lại 26% NCT không có nhà vệ sinh hoặc có cũng chỉ hết sức đơn giản như “cầu cá” hoặc hố đào. Như vậy, điều kiện sống của NCT còn hết sức khó khăn và thách thức đặt ra là rất lớn trong bối cảnh hiện nay.
 
4. Hoạt động kinh tế của NCT

Tình trạng hoạt động kinh tế của NCT chịu tác động của nhiều yếu tố, thể hiện rõ nét nhất là 2 yếu tố lịch sử và trình độ phát triển kinh tế. Lịch sử nước ta trải qua hai cuộc kháng chiến giữ nước tạo ra một lớp NCT có nhiều công lao với đất nước và một phần trong số họ khi hoà bình được Nhà nước bảo trợ. Hiện có khoảng gần 40% NCT đang sống bằng các nguồn hỗ trợ của nhà nước như: trợ cấp hưu trí, trợ cấp mất sức, gia đình liệt sỹ, người có công, thương bệnh binh, trợ cấp người tàn tật, cô đơn không nơi nương tựa. Số NCT này ít hoạt động kinh tế do ít phải lo lắng nhiều về thu nhập và cuộc sống hàng ngày. Với trình độ phát triển kinh tế chưa cao và thực trạng mức sống thấp, NCT mặc dù đã hết tuổi lao động nhưng nhìn chung đại bộ phận vẫn tham gia các hoạt động kinh tế ở các mức độ khác nhau nhằm cải thiện điều kiện sống của bản thân và gia đình.

Bảng 2. Lực lượng lao động người cao tuổi chia theo giới tính và nhóm tuổi, 2009 (%)

Nguồn: TCTK, “Báo cáo điều tra lao động việc làm Việt Nam 1/9/2009”, 6/2010.


Năm 2009, lực lượng lao đông NCT (60 ) chiếm 6,1%[1](3,01 triệu người) lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên. Như vậy có tới 39,2% NCT vẫn tham gia hoạt động kinh tế, tức cứ 5 NCT thì có tới 2 người hoạt động kinh tế. Đặc biệt NCT ở đổ tuổi 70 chiếm tới 27,8% số NCT đang hoạt động kinh tế. Tỷ trọng NCT nam và nữ tham gia hoạt động kinh tế là ngang nhau và phần lớn NCT hoạt động kinh tế ở khu vực nông thôn, chiếm 80,2% số NCT hoạt động kinh tế[2]. Đây là một lực lượng lao động đáng kể đóng góp cho nền KTQD và khu vực nông nghiệp, nông thôn. Lý do NCT hoạt động kinh tế có nhiều song chủ yếu vẫn là do điều kiện sống còn thiếu thốn, bản thân phải lo lắng cho cuộc sống hàng ngày. Một phần nhỏ NCT tiếp tục làm việc, trước hết vì muốn có thêm thu nhập, sau đó là cho tinh thần thoải mái và cuối cùng là để rèn luyện sức khoẻ.

Tuy nhiên, khi so sánh thu nhập bình quân của NCT khi tham gia hoạt động kinh tế với các nhóm tuổi khác cho thấy thu nhập của các nhóm khác gấp từ 1,5 đến 1,9 lần thu nhập của NCT.
 
Bảng 3. Thu nhập bình quân trong tháng của lao động làm công ăn lương từ 15 tuổi trở lên theo giới tính
và nhóm tuổi, 2009

Nguồn: TCTK, “Báo cáo điều tra lao động việc làm Việt Nam 1/9/2009”, 6/2010.

 
So sánh thu nhập từ hoạt động kinh tế giữa NCT nam và nữ cho thấy thu nhập của nam cao hơn nữ khoảng 1,4 lần, đây cũng là đặc điểm chung ở tất cả các nhóm tuổi. Thu nhập tăng khi trình độ chuyên môn kỹ thuật càng cao.
 
II. Chăm sóc đời sống vật chất cho người cao tuổi
 
1. Chăm sóc đời sống vật chất NCT qua hệ thống hưu trí và trợ cấp xã hội cho NCT

Với các nước phát triển, “già hoá dân số” diễn ra từ từ cũng đã vấp phải những thách thức nảy sinh từ mối quan hệ giữa quy mô dân số cao tuổi ngày càng tăng, dân số trong độ tuổi lao động giảm với việc cân đối nguồn lực, tiết kiệm bảo hiểm tuổi già thông qua hệ thống an sinh xã hội. Với nước ta, thách thức này càng lớn do số lượng và tỷ trọng NCT tăng nhanh; nhiều NCT hiện nay được sinh ra và trưởng thành trong các cuộc chiến tranh giữ nước, ít có điều kiện bảo vệ sức khoẻ và tích luỹ vật chất cho tuổi già. Mặt khác, nước ta còn nghèo nhưng lại phải giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề liên quan đến tận dụng cơ hội giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” và thích ứng với “già hoá dân số” trong đó đó có hệ thống an sinh xã hội.

Hệ thống an sinh xã hội cho NCT hiện nay chưa có tính hỗ trợ cho phần lớn NCT. Với 7,6 triệu NCT trên cả nước, hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta mới hỗ trợ nâng cao đời sống cho một phần nhỏ NCT, có gần 2,97 triệu người (39% NCT) được hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hoặc chính sách đối với người có công và trợ cấp xã hội[3].
 
Cụ thể:
- 1,4 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội;
- 680 nghìn người hưởng chính sách đối với người có công;
- Gần 890 nghìn người thuộc diện chính sách trợ cấp xã hội.

Qua hệ thống an sinh xã hội, hầu hết NCT cô đơn không có nguồn thu nhập đã được Chính phủ hỗ trợ qua hình thức trợ cấp xã hội hàng tháng. Như vậy, trợ cấp hưu trí và trợ cấp xã hội hằng tháng được coi là nguồn thu nhập chính cho số NCT này, tuy nhiên mức độ bao phủ của các chương trình này đối với NCT chưa cao. Thậm chí, những người thụ hưởng các chương trình này cho biết mức trợ cấp còn thấp và chỉ chiếm một phần nhỏ trong chi tiêu của hộ gia đình. Mức độ tiếp cận các chương trình bảo trợ xã hội hiện thời chưa dễ dàng với NCT do các quy định nghiêm ngặt hoặc do các mức lợi ích đưa ra thấp.

Đến cuối năm 2008, tổng số NCT được hưởng chế độ bảo trợ xã hội theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP giải quyết được 91,9%. Những NCT từ 60 đến dưới 85 tuổi bị tàn tật, cô đơn đủ điều kiện để được hưởng chế độ theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP giải quyết được 91,1%[4]. Chương trình hưu trí dựa trên đóng góp với cơ chế tài chính đóng đến đâu hưởng đến đấy đang tạo ra sự bất bình đẳng giữa các thế hệ, giới tính, và bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế nhà nước ta tư nhân.
 
2. Thực trạng xây dựng Quỹ chăm sóc NCT

Quỹ chăm sóc NCT theo quy định của Luật Người cao tuổi là quỹ xã hội, từ thiện nhằm mục đích hỗ trợ cho các hoạt động chăm sóc người cao tuổi. Quỹ chăm sóc NCT được hình thành, huy động từ nhiều nguồn: Đóng góp tự nguyện, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Việc thành lập, hoạt động và quản lý Quỹ chăm sóc NCT được thực hiện theo quy định của pháp luật. Việc gây quỹ, sử dụng Quỹ chăm sóc NCT hiệu quả sẽ là một nguồn kinh phí hỗ trợ lớn với việc hỗ trợ chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần và phát huy vai trò NCT. Ví dụ:Quỹ chăm sóc NCT Singapore với tổng số tiền là 2,5 tỷ USD được thành lập để tài trợ trên một phạm vi rộng lớn cho NCT và các cơ sở chăm sóc bao gồm nhà dưỡng lão, bệnh viện cộng đồng, nhà cứu trợ và các dịch vụ chăm sóc tại gia đình. Quỹ tín thác Myanmar được xây dựng do các nhà tài trợ trong và ngoài nước đóng góp đê hỗ trợ chăm sóc NCT tại nhà. Việt Nam hiện có 76% số tỉnh đã và đang xây dựng được Quỹ chăm sóc NCT ở cấp xã và chưa có số liệu báo cáo cụ thể về tình hình sử dụng quỹ cũng như phát triển Quỹ chăm sóc NCT.
 
3. Sự hỗ trợ về điều kiện sống cho NCT

Trước những yêu cầu về hỗ trợ nhà ở cho NCT, Chính phủ đã có các chương trình hỗ trợ nhà ở, điện và nước sạch cho NCT lồng ghép với chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và chương trình đền ơn đáp nghĩa. Nhưng chương trình mới đáp ứng được 65,3% số hộ có NCT cần hỗ trợ về nhà ở[5], còn khoảng 18,3% NCT sống trong nhà tạm[6].
 
4. Khó khăn và mong muốn của người cao tuổi trong cuộc sống

Đời sống của NCT còn rất nhiều khó khăn, NCT chủ yếu sông với con cái tuy nhiên còn gần 1/4 hộ gia đình NCT còn nghèo, nhất là khu vực nông thôn. Theo kết quả Điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006 của Bộ VH-TT-DL, phần lớn NCT (64%) cho biết họ gặp khó khăn trong cuộc sống, trong đó 46% sức khỏe yếu, 34% không đủ tiền sinh hoạt, 17,8% không đủ tiền chữa bệnh. Giữa các nhóm trong dân số cao tuổi cũng cso sự khác biệt nhất định, khó khăn về sức khỏe tập trung ở nhóm 80 (61,3%) và giảm xuống 39,9% ở nhóm 60-69 tuổi. Trong khi đó, tỷ lệ NCT không đủ tiền sinh hoạt lại tập trung ở nhóm 60-69 tuổi (36,7%) và giảm xuống 22,5% ở nhóm từ 80 tuổi trở lên.
 
III. Khuyến nghị về chính sách

- Cải cách hệ thống an sinh xã hội, trong đó xây dựng một lộ trình để chuyển đổi dần hệ thống hưu trí và bảo hiểm xã hội thích hợp và phù hợp với tình hình phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam và trên cơ sở đảm bảo công bằng đóng - hưởng cho người tham gia (cùng thế hệ và giữa các thế hệ). Việt nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” từ năm 2010, nếu tận dụng triệt để cơ hội này thì Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện thành công bước chuyển đổi này bằng nhiều nguồn lực.

- Đa dạng hóa loại hình bảo hiểm nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của các nhóm dân số, nghiên cứu xây dựng và triển khai chính sách BHXH cho nông dân. Tăng cường bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bổ sung trên cơ sở thiết kế linh hoạt, phù hợp với khả năng đóng góp và chi trả của đối tượng và có khả năng liên thông với các loại hình bảo hiểm khác.

- Xây dựng một hệ thống trợ giúp/trợ cấp xã hội phổ cập và dễ tiếp cận cho NCT.

- Nghiên cứu xây dựng chính sách chuẩn bị cho tuổi già để tăng cường hệ thống an sính xã hội nhằm hỗ trợ chăm sóc cho NCT trên cơ sở vận dụng các kinh nghiệm của các nước như: quy định tất cả những người từ 30 tuổi trở lên nộp thuế thu nhập với mức 1 tháng lương cơ bản/1 năm để hưởng chính sách khi tuổi già (Hàn quốc), xây dựng kế hoạch tiết kiệm y tế cá nhân căn cứ theo thu nhập cá nhân với các dịch vụ chăm sóc (trong Bảo hiểm y tế cho mỗi cá nhân) để họ có thể sử dụng khoản tiết kiệm y tế của mình chi trả viện phí của bản thân họ cũng như cha mẹ của họ.

- Hỗ trợ Hệ thống an sinh xã hội bằng việc đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá các hoạt động chăm sóc và phát huy vai trò NCT theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Có chính sách thu hút, khuyến khích hỗ trợ NCT có khả năng tiếp tục lao động sản xuất, nhất là những người có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, sức khoẻ tốt, tham gia làm để tạo thu nhập và góp phần xây dựng đất nước. Cần tiến hành các dự án về giáo dục nhằm động viên và nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người cao tuổi cũng như triển khai các Trung tâm giới thiệu việc làm phù hợp cho NCT. Đây cũng là giải pháp phù hợp để bù đắp nguồn nhân lực có trình độ cao còn đang thiếu hụt của nhóm dân số trong độ tuổi lao động.
 
Theo ThS. Phạm Vũ Hoàng
(Tổng cục DS-KHHGĐ)

[1]TCTK, “Báo cáo điều tra lao động việc làm Việt Nam 1/9/2009”, 6/2010.
[2] TCTK, “Báo cáo điều tra lao động việc làm Việt Nam 1/9/2009”, 6/2010.
[3] Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, Báo cáo số 36/BC-UBQGNCT ngày 25/7/2011.
[4] Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện pháp lệnh người cao tuổi (2001 - 2008), Báo cáo số 22/BC-NCT ngày 31/12/2008.
[5] Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, Báo cáo số 14/BC-UBQGNCT ngày 25/2/2009.
[6] Bộ LĐ-TB-XH, “Kết quả khảo sát thu thập, xử lý thông tin về người cao tuổi ở Việt Nam”, 5/2007.

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Top