Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Đội" gió Lào đi làm dân số

Giadinh.net - Thành công của sự nghiệp dân số có đóng góp không nhỏ của các cán bộ dân số (DS) cơ sở. Bao năm qua, họ đã chẳng quản khó khăn vất vả “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” để tuyên truyền KHHGĐ.

Mỗi địa phương đều có đặc thù riêng mà cán bộ DS phải tìm hiểu để có những bí quyết tuyên truyền hiệu quả nhất. Mảnh đất miền Trung cũng vậy! Tại đây, các cán bộ, CTV DS đã nỗ lực hết mình trong việc nâng cao nhận thức cho bà con...

NHỮNG “NÀNG DÂU TRĂM HỌ” XỨ THANH

Công tác DS- KHHGĐ ở tỉnh Thanh Hóa thời gian qua đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh. Có được thành công này, không thể bỏ qua vai trò của đội ngũ cán bộ dân số cơ sở- những “nàng dâu trăm họ”, Thanh Hóa hiện có hơn 600 cán bộ chuyên trách và gần 7.000 CTV DS.

Chị Bùi Thị Hằng làm cán bộ chuyên trách dân số xã Ái Thượng, huyện Bá Thước. Nơi đây 80% dân số là người dân tộc, tỉ lệ hộ nghèo cao, đường sá đi lại khó khăn. Mặc dù chế độ phụ cấp ít ỏi nhưng chị Hằng vẫn làm tốt công tác. Chị nắm bắt sâu sát tình hình thực tế tại địa phương, rà soát những đối tượng có nguy cơ sinh con thứ 3 để tích cực tuyên truyền các biện pháp tránh thai. 6 năm liền, xã Ái Thượng không có người sinh con thứ 3 trở lên.

Chị Nguyễn Thị Hân (cán bộ chuyên trách DS xã Thiệu Vân, huyện Thiệu Hóa), nhiều năm qua bằng nỗ lực của bản thân và được sự giúp đỡ của các cấp ủy đảng chính quyền đã giành được nhiều thành tích trong công tác KHHGĐ. Chị đã cùng đội ngũ CTV đi cơ sở nắm bắt tình hình, hiểu tâm tư nguyện vọng của các cặp vợ chồng đang ở độ tuổi sinh đẻ, vận động mọi người áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn. Nhiều năm liên tục, tỉ suất sinh của địa phương giảm mạnh: Năm 2000: 16%o, năm 2008 giảm còn 10,7%o; Tỉ lệ sinh con thứ 3 là 19,1% năm 2000 xuống 3,8% năm 2008. Chị đã được Ủy ban DS- KHHGĐ tỉnh, huyện tặng nhiều bằng khen.

Chị Nguyễn Thị Dương (xã Hoa Lộc, Hậu Lộc) từng là 1 thanh niên xung phong, đã có 15 năm qua gắn bó với công tác dân số. Chị đã vận động được nhiều chị em phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai an toàn. Không chỉ giỏi việc nước, chị còn rất đảm việc nhà, con cái ngoan, học giỏi. Gia đình chị là một gia đình hạnh phúc được nhiều người khen ngợi...      

Hoài Nam
 
Cán bộ dân số đang tuyên truyền KHHGĐ cho phụ nữ vùng biển. (Ảnh: Dương Ngọc)

“ĐÌNH SẢN ĐỂ LÀM GƯƠNG”

Hương Thuỷ là xã miền núi nghèo của huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, địa hình phức tạp, lắm khe, nhiều núi, giao thông đi lại hết sức khó khăn. “Nhưng khó nhất của những người làm công tác DS-KHHGĐ ở đây chính là những hủ tục lạc hậu, những quan niệm, những luật lệ khắt khe...”- anh Trần Văn Hạnh - Chuyên trách DS-KHHGĐ xã Hương Thuỷ chia sẻ.

Cán bộ đi trước

Anh Hạnh kể: “Tôi sinh ra trong gia đình mấy đời theo đạo Thiên chúa. 100% đồng bào xóm 13 của tôi theo đạo. Vì vậy trước đây, những chủ trương về DS-KHHGĐ đến được với bà con rất khó”. Những năm 2001 trở về trước, tỉ lệ sinh con thứ 3 ở Hương Thuỷ rất cao. Hầu hết các gia đình đều sinh 6- 7 con. Đông con, nheo nhóc, lo cái ăn, cái mặc đã khó nói chi đến chuyện học hành chu tất. Cha khổ, mẹ khổ, con khổ. Khi Đời chưa vui thì làm sao đẹp Đạo được?”- chính điều này đã khiến cho anh Hạnh day dứt, trằn trọc: “Là một đảng viên; Bí thư Chi bộ xóm 13, kiêm Phó Chủ tịch hội khuyến học xã, tôi thấy trách nhiệm mình làm chưa tròn. Vợ chồng tôi đã nhiều lần thao thức bàn bạc, tìm cách để tháo gỡ khó khăn, nhưng chỉ có nói bằng miệng thì không thuyết phục được bà con. Cuối cùng, vợ chồng tôi quyết định đi triệt sản để làm gương cho bà con...”.

Thời đó, ý định triệt sản của vợ chồng anh Hạnh vấp phải phản ứng quyết liệt của gia đình, của Giáo hội. Xác định đây là khâu then chốt, có ý nghĩa đột phá, vợ chồng anh Hạnh kiên trì thuyết phục. Đối với cha mẹ, 2 vợ chồng thay nhau bày tỏ tâm tư, nguyện vọng. Đối với bà con trong giáo xứ, anh thường xuyên đến thăm hỏi, động viên, trò chuyện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn nên dần dần mọi người hiểu được việc anh làm. “Cuối cùng, vợ chồng tôi tìm được điểm hợp nhất giữa “Bí tích hôn phối” sinh đẻ có trách nhiệm của Giáo hội và Sinh đẻ kế hoạch của Đảng đều không ngoài mục đích xây dựng cuộc sống “Tốt đời đẹp Đạo”, phần xác được ấm no, phần hồn được thanh thoát.
 
Dần dần cha mẹ tôi đã đồng ý để vợ chồng tôi triệt sản. Sau khi triệt sản, sức khoẻ chúng tôi chẳng ảnh hưởng gì, con cái chăm ngoan, học hành tiến bộ, kinh tế gia đình phát triển. Không thứ Bảy, Chủ nhật nào mà vợ chồng tôi không đến lễ nhà thờ... Những việc thuộc giáo xứ, gia đình tôi đều tham gia tích cực, từ đó bà con trong giáo xứ không xa lánh nữa!” -  anh Hạnh vui vẻ.   

 Làng nước theo sau

Theo gương vợ chồng anh Hạnh, nhiều vợ chồng gia đình công giáo đã sử dụng các dịch vụ KHHGĐ. Vì vậy, tỉ lệ sinh con thứ 3 của địa phương từ 36,6% (năm 2001) giảm xuống chỉ còn 11,4% (năm 2004). Quy mô dân số ổn định, tỉ lệ sinh hàng năm đều giảm. Nhiều hộ gia đình đã xây được nhà ngói. Đường thôn đã được bê tông hoá. Tỉ lệ hộ nghèo từ 41% (năm 2005)  đã giảm xuống 16% (năm 2009). Nhiều cặp vợ chồng trẻ dừng lại 2 con để nuôi con khoẻ, dạy con ngoan. Quan niệm “trời sinh voi, trời sinh cỏ” đã bị đẩy lùi. Với sự tận tụy, hy sinh của anh Hạnh đã góp phần làm cho Hương Thủy ngày càng ấm no...

Lê Văn Vỵ

CHUYỆN KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH Ở ĐÔN PHỤC

Năm 2006, chị Vi Thị Bằng đảm nhận chuyên trách DS-KHHGĐ ở xã Đôn Phục, huyện Con Cuông, Nghệ An. Chị đã góp phần phá vỡ những quan niệm lạc hậu về tư tưởng “sinh con đông cho vui cửa vui nhà” vốn ăn sâu ở những bản làng heo hút nơi đây.

Người con của bản làng

Đôn Phục- xã miền núi vùng cao,  cách trung tâm huyện gần 20km. toàn xã với 7 thôn, bản, 778 hộ, 3.724 nhân khẩu, có 5 dân tộc anh em Thái, Kinh, Nùng, Hoa Kiều, Ê Đê sinh sống. Đời sống người dân bao đời nay chỉ dựa vào cây lúa, nhiều tập tục lạc hậu vẫn tồn tại khiến cuộc sống đã khó lại càng khó hơn...
 
Hơn ai hết, chị Bằng thấm thía: Để làm tốt công tác DS-KHHGĐ thì phải gần gũi với bà con dân bản, phải lấy được thiện cảm với già làng, trưởng bản để hiểu rõ từng dòng họ, từng tộc người để có biện pháp tuyên truyền phù hợp. Cuốn sổ ghi chép của chị dày đặc nhật trình mỗi lần về từng bản và kế hoạch tuyên truyền chi tiết. Chị thuyết phục bà con hiểu rõ khó khăn của việc sinh nhiều con. Muốn xoá nghèo phải đẻ ít, muốn khoẻ mạnh phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp vệ sinh.

Tháng nào chị cũng có mặt ở từng thôn, bản để cùng các CTV tuyên truyền cho người dân hiểu rõ lợi ích của việc chăm sóc SKSS, thực hiện KHHGĐ.

Bản 3 năm liền không có người sinh con thứ 3

Bản xa nhất của Đôn Phục chưa có đường giao thông, phải men theo suối đi bộ hết nửa ngày trời. Mặc dù chế độ phụ cấp ít ỏi nhưng không bao giờ chị sao nhãng công việc.  7 bản ở Đôn Phục đều có 7 câu lạc bộ không sinh con thứ 3 hoạt động khá hiệu quả.  3 năm  liên tục (2006 -  2008)  ở Đôn Phục không có người sinh con thứ 3- một thành tích mà nhiều nơi ở miền xuôi chưa thực hiện được.

 Đến nay tình hình dân số Đôn Phục ngày càng ổn định. Số phụ nữ từ 15 - 49 tuổi có chồng là 672 người thì có tới 608 người áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Đặc biệt số ca áp dụng biện pháp đình sản là 62 người- con số kỷ lục trong toàn huyện Con Cuông. Với những đóng góp liên tục, không mệt mỏi, 3 năm qua  chị Bằng liên tục được huyện tặng thưởng giấy khen; 3 năm liên tục được tỉnh tặng bằng khen về công tác dân số. Tìm được một người đủ năng lực, đầy lòng nhiệt tình, tâm huyết như chị Bằng thật không dễ ở mảnh đất còn heo hút này...     
 
Hồ Hà
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Top