Hà Nội
23°C / 22-25°C

Để quy mô, cơ cấu dân số hài hòa nhất

Thứ hai, 21:00 29/12/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Việt Nam đang thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản (DS&SKSS) giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu là chủ động điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số và duy trì mức sinh thấp hợp lý, tập trung nâng cao chất lượng dân số để có được quy mô và cơ cấu dân số hài hòa nhất, vì sự phát triển bền vững của đất nước…

 

Chăm sóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.  ẢNH: DƯƠNG NGỌC
Chăm sóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. ẢNH: DƯƠNG NGỌC

 

Không chỉ tập trung vào công tác giảm sinh

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần XI và Chiến lược DS-SKSS 2011-2020 đã đề ra: Đến 2015, quy mô dân số Việt Nam không vượt quá 93 triệu người. Trước đó, từ năm 1999 trở về trước, mỗi năm dân số nước ta tăng khoảng từ 1 triệu – 1,3 triệu người. Với những thành công của công tác DS-KHHGĐ, từ năm 1999 - 2009, trung bình mỗi năm dân số Việt Nam chỉ tăng 952.000 người. Từ năm 2009 đến nay, mỗi năm Việt Nam tăng khoảng 900.000 người. Điều tra biến động dân số 1/4/2012, quy mô dân số Việt Nam là 88,78 triệu người. Nếu mỗi năm tăng gần 1 triệu người thì đến năm 2015 ước tính Việt Nam có quy mô dân số không vượt quá 92 triệu người. Như vậy, chỉ tiêu về quy mô dân số đến năm 2015 sẽ khoảng dưới 93 triệu, đạt được chỉ tiêu đề ra.

Trong những năm qua, tổng tỷ suất sinh (TFR - số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) liên tục giảm: từ 6,39 con năm 1960 xuống còn 2,09 con năm 2006 (dưới mức sinh thay thế, được các nhà khoa học tính toán là 2,1 con - số con đủ thay thế cho người mẹ trong suốt cuộc đời họ). Liên tục từ đó đến nay, Việt Nam luôn ở ngưỡng đạt mức sinh thay thế. Mô hình “sinh sớm, sinh nhiều con” từ nhiều thập kỷ trước năm 1993 đã chuyển sang mô hình “sinh muộn, sinh ít con” kể từ khi đạt mức sinh thay thế vào năm 2006. Xu hướng phụ nữ kết hôn muộn sau tuổi 22, sinh con trong độ tuổi từ 25 đến 34 tuổi và chỉ sinh 1 hoặc 2 con ngày càng phổ biến và tăng dần qua từng giai đoạn nhằm thích ứng với xã hội ngày càng hiện đại.

Hiện nay Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế. Có câu hỏi đặt ra rằng, vậy có cần thiết phải tiếp tục duy trì công tác giảm sinh như thời gian qua? Đảng và Nhà nước ta đã nhìn trước vấn đề này nên Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra chỉ tiêu đến 2015 tỷ lệ tăng dân số của Việt Nam ở mức 1%. Như vậy, Nghị quyết ĐH Đảng lần thứ XI đề ra chỉ tiêu mỗi năm phấn đấu giảm tỷ lệ tăng dân số khoảng 0,1%o. Chỉ tiêu này là rất thấp so với trước đây. Năm 1999 - 2000, tỷ suất sinh thô giảm 0,7%o, năm 2004 - 2005 giảm 0,6%o, năm 2010 - 2011 giảm 0,5%o. Chỉ tiêu phấn đấu từ năm 2011- 2015, mỗi năm chỉ giảm tỷ suất sinh thô là 0,1%o. Điều đó cho thấy, Đại hội Đảng đã đưa ra quyết sách trong thời gian tới: Việc giảm tỷ lệ sinh không lớn như trước nữa.

Chiến lược DS&SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020 mà Thủ tướng phê duyệt đã nêu rõ 5 lĩnh vực ưu tiên trong công tác dân số: Giải quyết đồng bộ các vấn đề dân số, sức khoẻ sinh sản, tập trung nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, phát huy lợi thế cơ cấu “dân số vàng”, chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số và kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh” và đặt ra mục tiêu “duy trì mức sinh thấp hợp lý”. Theo đó, tổng tỷ suất sinh là 1,9 con vào năm 2015 và 1,8 con vào năm 2020.

Chủ động điều chỉnh và duy trì mức sinh thấp hợp lý

Chủ trương đường lối của Đảng đã có, Chính phủ đã ban hành Chiến lược, vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ thực hiện việc này như thế nào trong thời gian tới.

Tuy đã đạt mức sinh thay thế năm 2006 và duy trì đến năm 2011, nhưng trong thời gian tới, mức sinh còn biến động khó lường: Hoặc là tăng trở lại, hoặc là tiếp tục giảm xuống mức rất thấp như một số nước đã gặp phải. Cả hai giả định trên đều gây hệ lụy không tốt đến nhân khẩu học và tác động xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội cho hiện tại và tương lai. Mặc khác, thực trạng và xu hướng tiếp tục chênh lệch mức sinh giữa các địa phương sẽ gây ra sự bất lợi về nhân khẩu học trong tương lai và càng làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các địa phương trong cả nước.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, Bộ Y tế đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp, chính sách để duy trì mức sinh thấp hợp lý nhằm bảo đảm cho sự phát triển nhanh và bền vững kinh tế- xã hội của cả nước và giữa các địa phương. Dựa vào kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 2009, Tổng cục Thống kê đã đưa ra 3 phương án: Phương án 1- mức sinh cao: Để cho tốc độ tăng dân số cao, không điều chỉnh thì Việt Nam sẽ đạt dân số cực đại vào năm 2060 với quy mô dân số khoảng 120 triệu người. Phương án 2 – mức sinh thấp: Dân số Việt Nam sẽ đạt 100 triệu vào năm 2040. Phương án 3 - mức sinh thấp hợp lý: Việt Nam sẽ đạt quy mô dân số cực đại vào năm 2050 với khoảng 110 triệu dân.

Nếu chỉ nhìn vào quy mô thì chúng ta thấy rằng nên chọn phương án mức sinh thấp vì như vậy quy mô dân số ít nhất, sớm đạt cực đại nhất. Tuy nhiên trong tương lai, cơ cấu dân số sẽ không hợp lý, tình trạng tháp dân số có hình tam giác lộn ngược: tỷ lệ người cao tuổi lớn, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động và trẻ em ít đi. Công tác dân số không phải là chỉ đáp ứng những nhu cầu hiện nay, của thế hệ hiện nay; chúng ta cần nhìn xa hơn, dài hạn hơn mang tính chiến lược hơn.

Nếu chọn phương án mức sinh cao thì dân số nước ta sẽ quá đông, mật độ sẽ quá cao và sẽ khó mà phát triển kinh tế xã hội được. Tổng cục DS-KHHGĐ đã đề xuất phương án 3 – mức sinh thấp hợp lý: Chấp nhận quy mô dân số tiếp tục gia tăng, đạt cực đại 2050 nhưng khi đó chúng ta có cơ cấu dân số rất hợp lý, đảm bảo hài hòa giữa các độ tuổi khác nhau. Hiện nay tháp dân số Việt Nam hiện nay có hình trụ và được coi rất đẹp, có sự cân đối hài hòa giữa các lứa tuổi khác nhau. Nhiều nước trên thế giới mong muốn có được tháp dân số như thế này.

Vậy mức sinh thấp hợp lý là bao nhiêu? Hiện TFR của Việt Nam đang ở khoảng 2 con, ngành Dân số đã đề xuất với Chính phủ TFR hợp lý để từ nay đến năm 2020 duy trì khoảng 1,8 – 2 con. Các chuyên gia về lĩnh vực dân số đã khuyến cáo: Chúng ta không để TFR tăng lên nhưng cũng không để rơi xuống quá thấp. Kinh nghiệm các nước cho thấy khi TFR rơi xuống khoảng 1,3 - 1,4 con sẽ rất khó có thể nâng lên được. Hiện nay, các tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ, TFR còn khoảng dưới 1,8 con, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh đã rất thấp, trong mấy năm qua lại giảm rất nhanh: Từ 1,45 con (1/4/2009) đã xuống còn 1,3 con (1/4/2011) và năm 2012 được dân gian coi là “năm đẹp” để sinh con thì TFR cũng chỉ tăng lên một chút là 1,33 con. Chính vì thế, Tổng cục DS-KHHGĐ đã khuyến nghị, mỗi phụ nữ ở TP HCM hãy nên đẻ 2 con nhưng lưu ý là không sinh con thứ 3.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Việt Nam có bức tranh dân số rất khác nhau giữa các vùng miền và các tỉnh. Các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ mức sinh thấp, trong khi các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và ở miền Trung mức sinh còn khá cao (trên dưới 3 con). Muốn giảm được từ 3 con xuống 1,8 con là con đường dài, gian nan và vất vả. Chính vì vậy, việc duy trì mức sinh thấp hợp lý là giải pháp hữu hiệu nhất trong giai đoạn hiện nay, giúp chúng ta có được quy mô và cơ cấu dân số hài hòa nhất, vì sự phát triển bền vững của đất nước.

 

Trong bản cáo cáo các biện pháp, chính sách duy trì mức sinh thấp hợp lý trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã đề xuất mục tiêu và chỉ tiêu để triển khai việc duy trì mức sinh thấp hợp lý từ năm 2012 đến 2020, phù hợp với Chiến lược DS&SKSS giai đoạn 2011-2020.

Theo đó, mục tiêu tổng quát là Chủ động duy trì mức sinh thấp, hợp lý để quy mô dân số sớm ổn định trong khoảng 115-120 triệu người vào giữa thế kỷ 21, góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước và các địa phương.

Các chỉ tiêu cụ thể được đề ra là:

- Tổng tỷ suất sinh (TFR) giảm từ 2,0 con/phụ nữ năm 2010 xuống 1,9 con/phụ nữ vào năm 2020.

- Quy mô dân số không vượt quá 92 triệu người vào năm 2015 và không vượt quá 98 triệu người vào năm 2020.

- Tỷ lệ gia tăng dân số khoảng 1% mỗi năm trong giai đoạn 2015-2020.

- Tỷ lệ sử dụng BPTT tăng từ 78,2% năm 2010 lên 80% mỗi năm trong giai đoạn 2015-2020, trong đó tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại tăng từ 67,5% năm 2010 lên 71%  mỗi năm trong giai đoạn 2015-2020.

- Tỷ lệ phá thai giảm xuống 25/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2020

- Khống chế và giảm tốc độ tăng tỷ lệ vô sinh để tỷ lệ này không vượt quá 10% vào năm 2020.

Hà Thư

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 4 giờ trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Top