Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đề phòng bệnh lý tiền sản giật ở phụ nữ mang thai

Thứ hai, 11:25 02/11/2020 | Dân số và phát triển

Tiền sản giật là một bệnh lý nguy hiểm ở phụ nữ mang thai, thường gặp trong 3 tháng cuối của thai kỳ (từ tuần thứ 20) với những triệu chứng như tăng huyết áp, protein niệu và phù.

Tiền sản giật là một bệnh lý nặng và có thể gây biến chứng ở nhiều cơ quan. Nguy hiểm đến tính mạng cho mẹ và thai nhi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Gần đây nhất, các bác sĩ khoa Sản, BV Việt Nam Thuỵ Điển Uông Bí đã phẫu thuật cấp cứu cho sản phụ P. T. N., 30 tuổi thai 33 tuần 2 ngày, thai lần 2. Cách vào viện khoảng 2 tháng sản phụ thấy phù nhiều toàn thân và được các bác sĩ tư vấn vào viện nhưng đã không làm theo. Đến khi tình trạng phù tăng mới đến viện…

Tại bệnh viện, sản phụ được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết cho thấy tình tạng phù toàn thân, phù mềm, ấn lõm, huyết áp cao 150/100 mmHg, protein niệu 2( )… siêu âm thai ước lượng cân nặng 1.400g, thai chậm phát triển trong buồng tử cung. Monitoring theo dõi tim thai có hình ảnh suy thai rõ. Sản phụ được chẩn đoán bị tiền sản giật nặng, suy thai, thai chậm phát triển.

Đề phòng bệnh lý tiền sản giật ở phụ nữ mang thai - Ảnh 1.

Sản phụ chăm sóc con bằng phương pháp Kangaroo

Sản phụ đã được xử trí thuốc hạ áp, tiêm thuốc trưởng thành phổi và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu lấy thai. Thai nhi là là một bé gái cân nặng 1.400 chào đời trong tình trạng tím toàn thân, không có phản xạ, nhịp tim 0, không có nhịp thở. Ngay lập tức trẻ được các bác sĩ khoa Sơ sinh cấp cứu: ép tim, bóp bóng, đặt nội khí quản… Sau 5 phút cấp cứu trẻ bắt đầu có nhịp tim, hồng hơn và chuyển khoa Sơ sinh tiếp tục điều trị thở máy, truyền dịch kháng sinh, nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn.

6 ngày sau phẫu thuật sức khoẻ của sản phụ ổn định và đã được xuất viện. Riêng trẻ được tiếp tục áp dụng chăm sóc bằng phương pháp Kangaroo, tập bú mẹ. Hiện trẻ tỉnh táo, nhanh nhẹn, tự thở, hồng hào, cân nặng 1.500g và dự kiến sẽ được ra viện trong vài ngày tới.

Trường hợp sản phụ P. T. N. qua khai thác thông tin được biết sản phụ không đi khám đầy đủ theo tư vấn của bác sĩ trong quá trình mang thai. Điều này rất nguy hiểm khiến sản phụ không được phát hiện và theo dõi quản lý tình trạng tiền sản giật sớm. Do vậy, các bác sĩ khuyến cáo ngay từ những tháng đầu thai kỳ, các sản phụ cần thực hiện các xét nghiệm tầm soát tiền sản giật để chủ động phòng ngừa và điều trị.

Các bác sĩ BV Việt Nam Thuỵ Điển Uông Bí cho biết, trong 3 tháng cuối, khi có những biểu hiện bất thường liên quan đến tiền sản giật như tăng huyết áp, phù chân, sản phụ cần khám thai thường xuyên để bác sĩ tư vấn kịp thời. Tránh những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi như: phù não, suy thận cấp, rối loạn động máu, vỡ gan, suy tim cấp, suy gan, thai chậm phát triển, thai chết lưu, sinh non…

Theo Hà Giang/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Top