Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đề án 52 sau 2 năm triển khai: Đưa dịch vụ về với cư dân biển, đảo

Thứ tư, 08:17 06/07/2011 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Đề án Kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển (Đề án 52) triển khai từ năm 2009.

Sau 2 năm hoạt động, Đề án đã đạt được những kết quả khả quan, tuy nhiên, vẫn còn đó những thách thức đang chờ đợi.

Hai trong một

Mục tiêu chung của Đề án 52 là góp phần thực hiện được “hai trong một” mục tiêu Chiến lược Biển Việt Nam đến 2020. Hai ở đây là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, đảo của Tổ quốc. Một là Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã được Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X thông qua, để đạt được mục tiêu tổng quát đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển.
 

Cán bộ dân số cơ sở phát tài liệu truyền thông cho ngư dân ở vùng biển Kiên Giang trong khuôn khổ Đề án 52. Ảnh: Dương Ngọc.

 
Mục tiêu cụ thể: Từng bước hoàn thiện và ban hành chính sách đặc biệt về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, chăm sóc SKSS/KHHGĐ, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng dân số để thu hút và khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra đảo định cư, làm ăn lâu dài trên biển, vừa phát triển kinh tế, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển Tổ quốc.

Theo báo cáo mới nhất của Ban Quản lý các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia, Tổng cục DS-KHHGĐ: Sau 2 năm hoạt động, 28/28 tỉnh, thành (100%) ven biển trực thuộc Trung ương đã phê duyệt Đề án 52 giai đoạn 2009-2020. 100% các tỉnh đã thành lập Ban quản lý Đề án cấp tỉnh. 151 quận, huyện thành lập Ban quản lý cấp huyện.

Đặc biệt, có 11/28 tỉnh, thành phố hỗ trợ thêm kinh phí từ nguồn của địa phương (Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận và Kiên Giang) với tổng kinh phí hơn 6 tỷ đồng.

Đến nay, 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương đã thành lập 169 đội Lưu động y tế - KHHGĐ. Bình quân mỗi đơn vị huyện có 1 đội lưu động. 17 tỉnh, thành đã thành lập 1 đội lưu động tuyến tỉnh để hỗ trợ kỹ thuật cho đội lưu động tuyến huyện. Đội lưu động tổ chức truyền thông, tư vấn và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, KHHGĐ; chăm sóc SKSS cho các nhóm đối tượng của đề án.

Tổng cục DS- KHHGĐ đã phối hợp với các cơ quan tư vấn như: Học viện Quân y, Đại học Y Hải Phòng, Viện Y học biển thiết kế và thử nghiệm 5 mô hình đặc thù vùng biển, đảo và ven biển. Đến nay, các mô hình đã hoàn thành giai đoạn 1 (khảo sát, thiết kế mô hình), đang triển khai thử nghiệm tại một số địa phương. Dự kiến tháng 12/2011 sẽ hoàn thành việc báo cáo đánh giá Mô hình mẫu sau thử nghiệm và phê duyệt mô hình mẫu có hiệu quả để cho nhân rộng ra các địa bàn Đề án.

Cũng trong gần 2 năm, Đề án đã triển khai các mô hình hay tại địa phương như: Mô hình tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân; Mô hình sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Các mô hình này đã góp phần thực hiện nhiệm vụ mà ngành Dân số được giao là "lo đầu vào" của chất lượng nguồn nhân lực.
 

Cán bộ dân số cơ sở phát tài liệu truyền thông cho ngư dân ở vùng biển Kiên Giang trong khuôn khổ Đề án 52. Ảnh: Dương Ngọc

 

Con số ấn tượngcủa Đề án

49.210 - Là số bà mẹ có nguy cơ cao đã được khám và tư vấn trong quá trình mang thai.

48.862 - Là gói đẻ sạch cung cấp cho các bà mẹ không có điều kiện sinh con tại cơ sở y tế.

4103.277 - Là số ca thực hiện xét nghiệm soi tươi và làm phiến đồ âm đạo.

430.969 - Là số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tham gia sinh hoạt nhóm, sinh hoạt CLB chăm sóc SKSS.

Trong thời gian tới, ngành Dân số sẽ tăng cường phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức cung cấp thông tin, tuyên truyền vận động, tư vấn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, SKSS/KHHGĐ cho quân nhân và nhân dân sống, làm việc tại các đảo. Các câu lạc bộ chăm sóc SKSS cho nam ngư dân theo các tổ, đội cùng nhau ra khơi đánh bắt xa bờ cũng sẽ được tổ chức đồng loạt tại 28 tỉnh Đề án.

Nhiều thách thức chờ đợi

Mặc dù đã đạt được kết quả khả quan, tuy nhiên, theo báo cáo, trong số 28 tỉnh chưa đạt mức sinh thay thế trên cả nước, có 12 tỉnh ven biển chưa đạt chỉ tiêu này. Cũng trong năm 2010, vẫn còn 26 tỉnh có tỷ suất sinh thô cao hơn mức trung bình cả nước, trong đó có 6 tỉnh ven biển là: Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Ninh Thuận. Cả nước có 35 tỉnh, thành có tỷ số giới tính khi sinh ở mức cao trên 110, trong đó có 18 tỉnh, thành phố ven biển.

Lý giải cho sự tăng nhanh đột biến này là do ở các vùng biển, đảo và ven biển, nhu cầu sinh con của các cặp vợ chồng còn cao, nhất là sinh con trai. Theo kết quả khảo sát về những yếu tố phong tục tập quán, nghề nghiệp tác động tới thái độ, hành vi sinh sản và chăm sóc SKSS của người dân vùng biển, đảo và ven biển do Viện Xã hội học (thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) phối hợp với Tổng cục DS - KHHGĐ thực hiện năm 2009 cho thấy: Có tới 95,97% số người trong độ tuổi sinh đẻ ở vùng ven biển được hỏi muốn sinh con trai để có người nối dõi; 76,08% để có chỗ dựa về kinh tế, do đặc thù lao động nghề biển. Vì vậy, thực hiện mục tiêu giảm sinh ở các xã ven biển vẫn là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Để nâng cao chất lượng sống của cư dân biển đảo, trong thời gian tới, ngành Dân số cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục nhân dân vùng ven biển nhằm nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi có lợi trong việc chăm sóc sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

"Chúng tôi đã trích một phần ngân sách tỉnh hỗ trợ hàng năm (hơn 5,5 tỷ đồng) để triển khai mô hình "Đội truyền thông lưu động", đi trước một bước so với Đội lưu động thuộc Đề án 52. Chúng tôi còn sử dụng loa đài di động đi tới tận vùng khó khăn, phát tài liệu tuyên truyền. Bà con vừa làm vừa nghe, rất hiệu quả".

 
Bà Hoàng Thị Tâm
Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh Thừa Thiên  Huế
 
"Chị em  không chỉ được đáp ứng mọi dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại địa  phương mà khi đi cư trú hay làm việc tại bất kỳ địa bàn nào trong diện thụ hưởng Đề án 52 tại Hải Phòng đều được đáp ứng nhu cầu. Đây là một điều hết sức nhân văn!". 
 
Ông Nguyễn Đức Tuynh
Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hải Phòng

 "Nhờ có Đề án 52, người dân đã được tư vấn, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/ KHHGĐ. Thay vì phải đến cơ sở y tế xa xôi thì đã được Đội lưu động cung cấp tại các điểm nơi sinh sống và làm việc".

Chị Trương Thị Hiệp
Cán bộ chuyên trách DS xã Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình

Võ Thu

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Top