Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đa thai trong điều trị hiếm muộn: Nặng gánh khi quá ham con

Thứ tư, 09:35 25/04/2012 | KHHGĐ

GiadinhNet - Sinh được một mụn con là khao khát của những cặp vợ chồng hiếm muộn. Sau một khoảng thời gian điều trị vất vả, có những trường hợp mang lại kết quả ngoài mong đợi: Đa thai.

Nhiều người vì quá ham con nên muốn giữ lại tất cả các thai này mà không nghĩ đến những khó khăn, hệ lụy có thể xảy ra.
 

Việc sinh quá nhiều con sẽ khiến các ông bố bà mẹ vất vả lo toan, còn các em không được chăm sóc đầy đủ, chu đáo. Ảnh minh hoạ

Khát con nên không muốn bỏ

Không phải tất cả các trường hợp điều trị hiếm muộn đều thỏa được mong ước có được đứa con do chính mình sinh ra. Nhưng có những trường hợp điều trị lại cho một kết quả hoàn toàn bất ngờ. Người mẹ có thể mang song thai, tam thai hoặc nhiều hơn nữa.

Đã hơn 6 tháng kể từ ngày sinh tư, chị Lê T.V.T  (22 tuổi, An Giang) vẫn còn ám ảnh những ngày cuối trước khi chị sinh con. Hai vợ chồng chị đều làm công nhân với mức lương chưa đầy 4 triệu đồng/tháng. Sau hai năm mà vẫn chưa có dấu hiệu nào về đường con cái nên anh chị phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi để điều trị hiếm muộn. May mắn thay, sau một thời gian, chị đã mang thai. 

Hạnh phúc vỡ òa khi hay tin đậu thai nhưng hai vợ chồng không có nhiều điều kiện để khám thai thường xuyên. Đến tháng thứ 3 đi siêu âm thì được bác sỹ cho biết: Chị có 3 em bé trong bụng. Lần đầu mang thai sau bao mong mỏi, anh chị quyết định giữ lại cả ba bé. Thế nhưng, đến tháng thứ 6 của thai kỳ, bất ngờ lại nối tiếp bất ngờ khi bác sĩ cho biết chị có tới 4 đứa con trong bụng. Lúc này thì thai đã lớn, anh chị không thể làm gì khác hơn là cố gắng dưỡng thai để chờ ngày các cháu bé chào đời.

Khác với chị T, có những cặp vợ chồng tự tin đủ khả năng tài chính nên không ngần ngại chuyện mang đa thai. Chị Cao T.M (Bình Thuận) vào TPHCM để điều trị hiếm muộn. Sau một năm ròng rã với các xét nghiệm, thuốc uống, được tin đậu thai, cả hai vợ chồng đều mừng lắm. Phát hiện mang đa thai, được các bác sĩ khuyên: Nên giữ lại một hoặc hai bé cho an toàn, nhưng vì quá ham con và vui mừng vì một lúc có thể sinh ba nên anh chị quyết định giữ lại tất cả. Tuy nhiên, khi tới kỳ sinh nở, các con của chị bị thiếu tháng nên phải được ấp trong lồng kính cả tháng trời. Việc chăm sóc 3 em bé và người mẹ sau sinh cực kỳ vất vả.

Chị M cho hay: “Chưa bao giờ tưởng tượng được cảnh phải chăm sóc các bé lại cực khổ như vậy, mặc dù có thể nhờ người giúp việc trông nom hộ nhưng tôi lại muốn chính tay mình chăm cho các con. Cả hai vợ chồng cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn. Nhưng quả thực, việc nuôi 3 em bé cùng lúc khiến nhiều khi tôi muốn kiệt sức”.
 
Những nguy cơ tiềm ẩn

Tùy theo tình trạng của người chồng hoặc người vợ mà bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp điều trị hiếm muộn bằng cách bơm tinh trùng vào buồng tử cung hoặc thụ tinh trong ống nghiệm… Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm có thể dẫn đến trường hợp mang đa thai vì tại nhiều trung tâm y tế, các bác sĩ thường cấy phôi vào cơ thể người mẹ dự trù từ hai phôi trở lên. Biện pháp sử dụng thuốc kích thích trứng cũng làm trứng rụng nhiều và khả năng mang đa thai của người điều trị hiếm muộn sẽ cao hơn so với thụ tinh tự nhiên.

Tuy nhiên, trong các trường hợp này, bác sĩ đều tư vấn cho bệnh nhân tốt nhất chỉ nên giữ lại một thai nhi hoặc cao nhất là hai bé. Thế nhưng, chính vì sự ham mê con cái đã khiến cho người đang điều trị hiếm muộn khó lòng cưỡng lại được việc họ sẽ sinh được nhiều con cùng lúc.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Sương – chuyên khoa Hiếm muộn, Bệnh viện Hùng Vương (TPHCM): Việc nhiều người sau khi điều trị phát hiện mang đa thai, nhất là tam thai trở lên muốn sinh tất cả các bé cho thỏa lòng mong ước thì khả năng gặp các nguy cơ trong thai kỳ rất cao. Cụ thể, dễ gặp nhất là tình trạng sinh non, nếu có mang từ ba con thì việc bà mẹ sinh đủ tháng từ 38 đến 40 tuần là rất hiếm. Có những trường hợp sinh con chỉ khoảng hơn 20 đến 30 tuần tuổi. Điều này là cực kỳ nguy hiểm vì khả năng sinh tồn của các bé sau sinh rất kém. Bên cạnh đó, nếu mang quá nhiều thai thì việc thiếu máu thai kỳ rất dễ xảy ra vì bà mẹ dù có ăn uống nhiều hơn nhưng vẫn không thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho 3-4 bé cùng lúc.

Một nguy cơ khác đối với bà mẹ khi mang đa thai, đó là trường hợp cổ tử cung của sản phụ không đàn hồi, không giãn nở tốt thì có nhiều khả năng vỡ ối sớm. Tình trạng này xảy ra trên thai phụ bình thường, thậm chí đối với người có ý thức chăm sóc thai kỳ tốt đôi khi vẫn gặp. Thai phụ mang đa thai cũng dễ gặp tình trạng mệt mỏi, đi lại khó khăn do các cơ quan làm việc tăng cường hơn, huy động các cơ khớp, xương. Tử cung to nhanh làm thai phụ cảm thấy khó thở. Triệu chứng tiền sản giật cũng xảy ra thường xuyên và sớm hơn các trường hợp mang một thai… Đó là chưa kể đối với sản phụ trước đây đã từng sinh mổ, việc mang đa thai lại càng nguy hiểm hơn vì khả năng nứt vết mổ cũ có thể xảy ra.

Đối với trẻ sinh non, phổi rất yếu nên sau khi sinh phải được nuôi dưỡng kỹ lưỡng trong lồng kính cho sức khỏe dần hồi phục. Bà mẹ đa thai thì nguy cơ thai chậm phát triển trong tử cung sẽ cao gấp 10 lần so với phụ nữ mang một thai. Tỷ lệ bị “thai hành”, thai bất thường, dị tật cũng cao hơn so với đơn thai. Đa phần các trường hợp đa thai sinh mổ sẽ an toàn hơn so với sinh thường, nhất là sinh cùng lúc ba, bốn bé vì khi sinh thường, sau khi một bé ra đời thì cổ tử cung sẽ co lại, nếu không kịp thời giữ các bé sau để các bé tiếp tục ra đời thì sản phụ rất khó sinh tiếp.
 
 
Nên cân nhắc khi quyết định mang đa thai

Khi đi điều trị hiếm muộn thì hầu như ai cũng đã chuẩn bị sẵn tư tưởng “tốn bộn tiền” vì thời gian điều trị không biết chắc là bao lâu, có khi vài tháng, vài năm hoặc là một quá trình lâu dài và vất vả, không ai biết trước khi nào sẽ đạt được kết quả.

Do đó, ngoại trừ những gia đình khá giả thì những cặp vợ chồng có đời sống khó khăn, sau khi dồn hết tiền bạc bao năm dành dụm để điều trị, tới lúc sinh con lại rơi vào trường hợp đa thai thì không biết sẽ phải xoay sở như thế nào. Đó là chưa kể đến việc chăm lo cuộc sống, giáo dục các cháu sau này, nếu không có điều kiện sẽ dễ dẫn đến nghèo đói, thất học, bệnh tật…

Có những trường hợp, cha mẹ đã có một con nhưng muốn sinh thêm con mà không được, họ điều trị hiếm muộn và vô tình mang đa thai. Thế là, bao nhiêu công sức điều trị đã cho “quả ngọt” nên lại càng không muốn loại bỏ bớt phôi. Và việc sinh đôi, sinh ba như vậy dẫn đến việc từ một gia đình theo chính sách “mỗi gia đình chỉ nên có một hoặc hai con để nuôi dạy cho tốt” bỗng trở thành một gia đình “nheo nhóc”.

Mang đa thai, được “mẹ tròn con vuông” trong sinh nở là một niềm hạnh phúc lớn, nhưng việc chăm sóc, nuôi dạy con sau này lại khiến nhiều gia đình phải đau đầu.

Đối với nhiều người, quan niệm con cái là do “trời cho” nên dù có là “trời cho” từ việc điều trị hiếm muộn thì họ vẫn nhất quyết sinh nhiều con khi mang đa thai, làm cho gánh nặng xã hội ngày càng nặng thêm. Do đó, tốt hơn hết là chỉ nên dừng lại ở một hoặc hai con để khỏi phải vất vả về sau.
 
 
Chí Công
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Top