Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện "trai tân" đi vận động kế hoạch hóa

Thứ hai, 16:41 12/12/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Thái Nguyên là tỉnh còn nhiều khó khăn, song công tác DS-KHHGĐ luôn được các cấp chính quyền quan tâm. Theo đó, những năm qua, công tác này đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ nhận định, để có những kết quả khả quan đó, không thể không kể đến vai trò quan trọng của đội ngũ cộng tác viên (CTV) dân số, những người được ví như “cánh tay nối dài” của ngành Dân số địa phương.

Số bà mẹ sàng lọc trước sinh tăng


Cán bộ cơ sở tuyên truyền dân số, kế hoạch hóa gia đình tới người dân vùng cao. Ảnh: Q.D

Cán bộ cơ sở tuyên truyền dân số, kế hoạch hóa gia đình tới người dân vùng cao. Ảnh: Q.D

Theo báo cáo kết quả hoạt động 11 tháng đầu năm 2016, số dân trên toàn tỉnh Thái Nguyên là 1.246.580 người. Ước tính số sinh năm 2016 là 19.340 trẻ, giảm 775 trẻ so với năm 2015; tỷ suất sinh thô là 15,51%o, giảm 0,72%o so với 2015 (chỉ tiêu giao giảm 0,1%0, vượt chỉ tiêu giao); số sinh con thứ 3 trở lên là 1.250 trẻ (giảm 53 trẻ so với năm 2015); chỉ tiêu thực hiện các biện pháp tránh thai đạt 101,1% kế hoạch được giao. Dự kiến, cả năm đạt 102% kế hoạch. Báo cáo cũng cho thấy, tính đến tháng 10/2016, số bà mẹ mang thai siêu âm sàng lọc trước sinh đạt 70% tổng số bà mẹ mang thai trên địa bàn tỉnh. Trong đó, kịp thời phát hiện 4 trường hợp dị tật thai nhi, các trường hợp nghi ngờ đều được giới thiệu lên tuyến trên để chẩn đoán và có hướng xử lý kịp thời. Năm 2016, số trẻ sinh ra được sàng lọc sơ sinh đạt 1.216 trẻ.

Năm 2016, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục triển khai nhiều chương trình nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Ông Nguyễn Đạt Thường, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thái Nguyên cho biết, để công tác dân số trên toàn tỉnh đạt được những kết quả khả quan trên, phải kể đến vai trò quan trọng của đội ngũ CTV dân số, bởi lẽ, họ là những người sát dân nhất, trực tiếp tuyên truyền, nâng cao ý thức, thay đổi hành vi của bà con.

Dành cả tuổi thanh xuân cho công tác dân số

Trong quá trình tiếp xúc với các CTV dân số tiêu biểu tại tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi khá ấn tượng với một người đã gắn bó với công tác dân số từ năm 20 tuổi, khi ấy, anh vẫn còn là một thanh niên chưa có gia đình. Anh là Hà Văn Dư, CTV xóm Giếng, xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên.

Anh Dư đã gặp không ít khó khăn trong việc đi truyền thông dân số. Thời gian đầu khi mới vào nghề, anh còn quá trẻ, lại chưa có gia đình nên phần nào hạn chế trong “khoản” hiểu biết về sinh đẻ. Bên cạnh đó, địa bàn nơi anh quản lý là nơi cư trú của nhiều bà con các dân tộc nên việc tuyên truyền thường phải "bóc tách" thành nhiều buổi nhỏ cho phù hợp với từng đối tượng. Anh bảo, để truyền thông “đi vào lòng người”, phải nắm bắt tâm lý của từng người, đặt họ là trung tâm, tập trung tuyên truyền theo nhóm nhỏ thì sẽ hiệu quả hơn. Với sự kiên trì, cần mẫn, đến nay anh đã có 16 năm công tác, đã tạo dựng được “thương hiệu” “Dư dân số” đối với bà con.

Với giọng nói hài hước, dí dỏm, anh Dư bảo: Anh đến với dân số là cái duyên, là sự tình cờ, bởi lẽ, không ai nghĩ một thanh niên chưa vợ lại đi tuyên truyền về dân số, về phương tiện tránh thai rồi chuyện sinh đẻ có kế hoạch. Hỏi anh, mới đầu có ngại không, anh tâm sự: “Ban đầu, cũng có nhiều người trêu, nhất là những bạn bè cùng tuổi, nói thật, tôi cũng hơi ngại. Nhưng lâu dần, tôi nhận ra rằng, mình làm công tác xã hội giúp bà con, không có gì phaỉ ngại ngùng cả...”. Suy nghĩ ấy đã thôi thúc anh tiếp tục công việc.

Gắn bó với công tác dân số từ năm 1994, chị Ngô Thị Năm, CTV dân số xóm Thanh Trà 2 (xã Xuân Cẩm, huyện Phú Lương, Thái Nguyên) cho biết, địa bàn nơi chị quản lý là nơi cư trú của 86% bà con dân tộc Sán Dìu. Trước đây, người dân vẫn còn duy trì nhiều phong tục lạc hậu như: Đẻ tại nhà thay vì tới trạm xá hoặc trung tâm y tế; quan niệm thích con trai để có đứa “chống gậy” vẫn còn nặng nề trong tư tưởng của người dân ở đây, do đó, việc tuyên truyền các chính sách dân số gặp rất nhiều khó khăn.

Vất vả là thế, nhưng nhờ sự động viên của chồng cùng sự ủng hộ của nhiều bà con địa phương, chị tiếp tục công việc “đi từng ngõ, gõ từng nhà” và áp dụng phương thức “mưa dầm thấm lâu”. Chị kể, trong suốt quãng thời gian gắn bó với công tác dân số, chị đã gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười. Có nhiều trường hợp khiến chị nhớ mãi. Chị kể, có lần chị đi vận động một gia đình thực hiện đình sản, vì lúc bấy giờ gia đình đó đã có 4 người con, trong khi điều kiện kinh tế lại rất khó khăn. Hơn nữa, chị vợ lại gặp các vấn đề về thần kinh, đôi lúc không được tỉnh táo như người bình thường.

Theo lời chị Năm, sau nhiều lần tới nói chuyện, động viên, gia đình này đã đồng ý cho vợ đi đình sản. Tuy nhiên, điều đáng nói, do ở cách xa khu dân cư, không có anh em họ hàng bên cạnh, lúc người chồng đưa chị vợ đi lên trạm xá cũng là lúc chị Năm phải là người “thế chân”, đóng vai trò như một người mẹ để trông nom bốn đứa con nhỏ, trong đó, có một cháu chưa được 1 tuổi vẫn đang bú mẹ.

Chị Năm tâm sự: “Quả thật, tôi nhớ mãi lần ấy. Khi bố mẹ đi được một lúc, cháu bé bắt đầu quấy khóc. Tôi đã dỗ dành đủ kiểu nhưng cháu không chịu nín. Đoán là cháu khát sữa, tôi vội vàng đi mua sữa cho cháu. Đúng là con bé bị đói, có sữa là nín ngay. Tôi làm "bảo mẫu" cho bốn đứa nhỏ cả buổi hôm đó, tuy hơi vất vả nhưng thấy vui vì đã giúp được gia đình họ phần nào”.

Chị Năm chia sẻ: Thời gian đầu khi đi vận động sinh đẻ kế hoạch, đã có lúc chị nghĩ sẽ bỏ cuộc. Bởi lẽ rất nhiều lần chị nói “khản cả cổ”, nhưng người dân vẫn không chịu hiểu. Cũng không ít lần, chị gặp phải những trường hợp bảo thủ, họ không những không nghe mà còn tỏ thái độ không muốn gặp, nhưng chị đã không bỏ cuộc.

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Top