Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chủ động điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số và duy trì mức sinh thấp hợp lý

GiadinhNet - Việt Nam đang thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu là chủ động điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số và duy trì mức sinh thấp hợp lý, tập trung nâng cao chất lượng dân số để có được quy mô và cơ cấu dân số hài hòa nhất, vì sự phát triển bền vững của đất nước… TS Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết khi trao đổi với PV Báo GĐ&XH.

Chủ động điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số và duy trì mức sinh thấp hợp lý 1

TS Dương Quốc Trọng: “Tháp dân số Việt Nam hiện nay (bên phải) có hình trụ và được coi rất đẹp, có sự cân đối hài hòa giữa các lứa tuổi khác nhau”.  Ảnh: TG.

 
Công tác dân số không chỉ tập trung vào giảm sinh
 
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược DS-SKSS 2011-2020 đã đề ra: Đến 2015, quy mô dân số Việt Nam không vượt quá 93 triệu người. Với thực trạng và quy mô dân số như hiện nay, theo ông chúng ta có đạt các mục tiêu trên?

- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược DS-SKSS 2011-2002 đã đề ra: Đến 2015, quy mô dân số Việt Nam không vượt quá 93 triệu người. Trước đó, từ năm 1999 trở về trước, mỗi năm dân số nước ta tăng khoảng từ 1 triệu – 1,3 triệu người. Với những thành công của công tác DS-KHHGĐ, từ năm 1999 - 2009, trung bình mỗi năm dân số Việt Nam chỉ tăng 952 ngàn người. Từ năm 2009 đến nay, mỗi năm Việt Nam tăng khoảng 900 ngàn người. Điều tra biến động dân số 1/4/2012, quy mô dân số Việt Nam là 88,78 triệu người. Nếu mỗi năm tăng gần 1 triệu người thì đến năm 2015 ước tính Việt Nam có quy mô dân số không vượt quá 92 triệu người. Như vậy, chỉ tiêu về quy mô dân số đến năm 2015 dưới 93 triệu, tôi tin là Việt Nam sẽ đạt được.

Trong những năm qua, tổng tỷ suất sinh (TFR - số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) liên tục giảm: Từ 6,39 con năm 1960 xuống còn 2,09 con năm 2006 (dưới mức sinh thay thế, được các nhà khoa học tính toán là 2,1 con - số con đủ thay thế cho người mẹ trong suốt cuộc đời họ). Liên tục từ đó đến nay, chúng ta luôn ở dưới mức sinh thay thế.

Hiện nay TFR của Việt Nam đã ở dưới mức sinh thay thế. Có câu hỏi đặt ra rằng, vậy có cần thiết phải tiếp tục duy trì công tác giảm sinh như thời gian qua?

- Đảng và Nhà nước hết sức sáng suốt trong công tác DS-KHHGĐ và đã nhìn trước vấn đề này, cho nên Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra chỉ tiêu đến 2015 tỷ lệ tăng dân số của Việt Nam ở mức 1%. Trong khi năm 2010, tỷ lệ tăng dân số là 1,05%, như vậy Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra chỉ tiêu mỗi năm phấn đấu giảm tỷ lệ tăng dân số khoảng 0,1%o.

Chỉ tiêu này là rất thấp so với trước đây. Năm 1999 - 2000, tỷ suất sinh thô giảm 0,7%o, năm 2004 - 2005 giảm 0,6%o, năm 2010 - 2011 giảm 0,5%o. Chỉ tiêu phấn đấu từ năm 2011- 2015, mỗi năm chỉ giảm tỷ suất sinh thô là 0,1%o. Điều đó cho thấy, Đại hội Đảng đã đưa ra quyết sách trong thời gian tới: Việc giảm tỷ lệ sinh không lớn như trước nữa.

Chiến lược DS-SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020 mà Thủ tướng phê duyệt đã nêu rõ 5 lĩnh vực ưu tiên trong công tác dân số: Giải quyết đồng bộ các vấn đề dân số, sức khoẻ sinh sản, tập trung nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, phát huy lợi thế cơ cấu “dân số vàng”, chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số và kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh” và đặt ra mục tiêu “duy trì mức sinh thấp hợp lý”. Theo đó, tổng tỷ suất sinh là 1,9 con vào năm 2015 và 1,8 con vào năm 2020.
 
Chủ động điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số và duy trì mức sinh thấp hợp lý 2
Nâng cao chất lượng dân số vì sự phát triển bền vững của đất nước. Ảnh: Lamkhatu

Phụ nữ TP Hồ Chí Minh: Nên đẻ 2 con

 Chủ trương, đường lối của Đảng đã có, Chính phủ đã ban hành Chiến lược, vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ thực hiện việc này như thế nào trong thời gian tới, thưa ông?

- Dựa vào kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, Tổng cục Thống kê đã đưa ra 3 phương án: Phương án 1- mức sinh cao: Để cho tốc độ tăng dân số cao, không điều chỉnh thì Việt Nam sẽ đạt dân số cực đại vào năm 2060 với quy mô dân số khoảng 120 triệu người. Phương án 2 – mức sinh thấp: Dân số Việt Nam sẽ đạt 100 triệu vào năm 2040. Phương án 3 - mức sinh thấp hợp lý: Việt Nam sẽ đạt quy mô dân số cực đại vào năm 2050 với khoảng 110 triệu dân.

Nếu chỉ nhìn vào quy mô thì chúng ta thấy rằng nên chọn phương án mức sinh thấp vì như vậy quy mô dân số ít nhất, sớm đạt cực đại nhất. Tuy nhiên trong tương lai, cơ cấu dân số sẽ không hợp lý, tình trạng tháp dân số có hình tam giác lộn ngược: Tỷ lệ người cao tuổi lớn, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động và trẻ em ít đi. Công tác dân số không phải là chỉ đáp ứng những nhu cầu hiện nay, của thế hệ hiện nay; chúng ta cần nhìn xa hơn, dài hạn hơn mang tính chiến lược hơn. 

Nếu chọn phương án mức sinh cao thì dân số nước ta sẽ quá đông, mật độ sẽ quá cao và sẽ khó mà phát triển kinh tế xã hội được. Chúng tôi đã đề xuất phương án 3 – mức sinh thấp hợp lý: Chấp nhận quy mô dân số tiếp tục gia tăng, đạt cực đại vào năm 2050 nhưng khi đó chúng ta có cơ cấu dân số rất hợp lý, đảm bảo hài hòa giữa các độ tuổi khác nhau. Tháp dân số Việt Nam hiện nay có hình trụ và được coi là rất đẹp, có sự cân đối hài hòa giữa các lứa tuổi khác nhau. Nhiều nước trên thế giới mong muốn có được tháp dân số như thế này.
 
Theo ông, mức sinh thấp hợp lý là bao nhiêu? Khi chúng ta áp dụng phương án này, liệu có rơi vào tình trạng số con của người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ dần thấp đi rồi rơi xuống ngưỡng quá thấp và không thể “kích cầu” sinh đẻ được như câu chuyện của một số nước đang gặp phải? 

- TFR của Việt Nam đang ở khoảng 2 con, chúng tôi đề xuất với Chính phủ TFR hợp lý để từ nay đến năm 2020 duy trì khoảng 1,8 - 2 con là vừa. Chúng ta không để TFR tăng lên nhưng cũng không để rơi xuống quá thấp. Kinh nghiệm các nước cho thấy khi TFR rơi xuống khoảng 1,3 - 1,4 con sẽ không có cách gì nâng lên được. Các nước trên thế giới có một quy luật chung là đã, đang và sẽ thành công trong giảm sinh nhưng hầu như chưa có nước nào thành công trong việc nâng mức sinh lên một khi đã rơi xuống quá thấp.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Việt Nam có bức tranh dân số rất khác nhau giữa các vùng, miền và các tỉnh. Các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ mức sinh thấp, trong khi các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và ở miền Trung mức sinh còn khá cao (trên dưới 3 con). Muốn giảm được từ 3 con xuống 1,8 con là con đường dài, gian nan và vất vả.

Hiện nay, các tỉnh miền Đông và Tây NamBộ, TFR còn khoảng dưới 1,8 con, đặc biệt là TP HCM đã rất thấp, trong mấy năm qua lại giảm rất nhanh: Từ 1,45 con (1/4/2009)  xuống còn 1,3 con (1/4/2011) và năm 2012 được dân gian coi là “năm đẹp” để sinh con thì TFR cũng chỉ tăng lên một chút là 1,33 con. Chính vì thế, mỗi phụ nữ ở TP HCM hãy nên đẻ 2 con nhưng lưu ý là không sinh con thứ 3.
 
Trân trọng cảm ơn ông!
 

Công tác DS-KHHGĐ là một cuộc vận động lớn

Trên một số phương tiện thông tin đại chúng, bạn đọc có hỏi việc sinh con thứ 3 đối với người dân sẽ bị xử lý ra sao? Xin ông cho biết ý kiến về vấn đề này?

- Trước hết, tôi xin khẳng định Việt Nam không có bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào quy định xử phạt những người dân sinh con thứ 3. Ở một số địa phương có xây dựng những quy ước, hương ước như những gia đình sinh con thứ 3 trở lên không được công nhận là “gia đình văn hóa”, hoặc nơi nào có trường hợp sinh con thứ 3 sẽ không được công nhận là “làng văn hóa”, “xóm văn hóa”. Những quy ước, hương ước này là do cộng đồng nơi đó thỏa thuận và cùng nhau xây dựng nên - đây cũng là phong tục, là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam từ xưa đến nay.

Bản chất của công tác DS-KHHGĐ luôn là một "cuộc vận động lớn" để người dân hiểu và tự nguyện thực hiện. Hơn 50 năm thực hiện công tác DS-KHHGĐ, người dân đã tự nguyện chỉ sinh từ 1 đến 2 con để nuôi dạy cho tốt, vì hạnh phúc của mỗi gia đình, sự phồn vinh của đất nước. Pháp lệnh Dân số 2003, cũng như Pháp lệnh Dân số sửa đổi Điều 10 năm 2008 đều coi công tác DS-KHHGĐ là một cuộc vận động lớn: “Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền và nghĩa vụ thực hiện cuộc vận động về dân số, chăm sóc SKSS/KHHGĐ”.

Đối với đảng viên và cán bộ, công chức, viên chức, những vấn đề liên quan đến việc sinh con thứ 3 đã được đề ra trong các quy định của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Theo đó, là đảng viên, phải phục tùng Điều lệ và các văn bản của Đảng; là công chức, viên chức nhà nước phải phục tùng Luật Công chức, Luật Viên chức và các văn bản quy định về vấn đề này.

Hà Thư (thực hiện)

lanvu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Suy giảm nội tiết tố là mối bận tâm lớn của phụ nữ tuổi trung niên vì nó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe. Thay vì cố tìm phương cách sử dụng các chất bổ sung để cân bằng nội tiết tố, trước tiên chị em nên điều chỉnh trong lối sống và chế độ ăn uống.

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ chuyển dạ và hạ sinh ngay tại nhà gửi xe bệnh viện, may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Em bé nặng 4kg, hồng hào, khỏe mạnh.

Top