Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chín triệu người Việt mắc phổi tắc nghẽn và hen phế quản

Thứ tư, 11:07 15/01/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Theo thống kê, ước tính trên thế giới hiện có khoảng 600 triệu bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. Trong đó tại Việt Nam, tỷ lệ mắc hai bệnh này vào khoảng 6-10% dân số, với chi phí tiêu tốn hàng chục nghìn tỷ đồng.

Chín triệu người Việt mắc phổi tắc nghẽn và hen phế quản 1

Điều trị cấp cứu hen phế quản tại Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai).  Ảnh: Hoài Nam

 
Nam tiến để “trốn” hen

Cứ đến mùa lạnh hay khi thời tiết thay đổi, ông Phan Hữu Đặng (69 tuổi quê ở Bình Lục, Hà Nam) lại khốn khổ với những cơn hen kéo dài. Người con trai của ông đang làm ăn ở TP  HCM luôn mời bố vào miền Nam để sống nhằm cải thiện sức khỏe.

“Tôi bị hen từ bé, mùa đông đến rất khổ, cơn hen kéo dài, đêm không ngủ được vì ho. Tôi đã dùng đủ các loại thuốc mà bệnh cũng chẳng đỡ! Con tôi luôn mời bố vào Nam sống để dứt cơn hen vì thời tiết trong đó ấm áp. Nhưng tôi là tộc trưởng, phải lo mồ mả ông bà nên cũng băn khoăn lắm. Cũng chẳng biết liệu vào trong đó có thể dứt được bệnh hay không?”, ông Đặng băn khoăn.

Trước thực trạng đáng lo ngại của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản, Bộ Y tế đã tham mưu cho Chính phủ đưa nội dung phòng chống hai bệnh trên vào Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011- 2012 và giai đoạn 2013-2015. Ban điều hành Dự án Phòng chống hen phế quản tại 25 địa phương đã có nhiều nỗ lực và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Năm 2013, Dự án đã tiến hành khám sàng lọc cho trên 100.000 người, từ đó phát hiện hàng ngàn bệnh nhân mắc bệnh này đưa vào quản lý.

Chị Đào Minh Liên năm nay mới 35 tuổi, là nhân viên một công ty truyền thông tại Hà Nội. Thời tiết trở mùa là chị lại lên cơn hen, lúc nào cũng kè kè bình xịt mũi và khăn mùi soa.
 
Chị Liên vừa bị viêm mũi dị ứng, vừa bị hen phế quản. Có những lần bị nhiễm lạnh, sức khỏe yếu nên cơn hen kéo dài, chị phải vào viện cấp cứu.
 
Chị Liên cho biết: “Gần như năm nào tôi cũng phải vào viện cấp cứu 1 lần. Nhiều lần cũng tính toán định vào miền Nam sinh sống để thoát khỏi bệnh. Tôi mới có một con, sức khỏe như hiện nay thì chưa dám nghĩ đến chuyện sinh đứa thứ hai. Vợ chồng tôi cũng băn khoăn không biết có nên chuyển vào Nam hay không vì công việc của cả hai đang rất tốt”.
 
PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, chứng hen có thể xuất hiện ở bất cứ thời tiết nào chứ không phải chỉ trong thời tiết lạnh. 70% là do cơ địa, 30% là do tác động của thời tiết.
 
Theo kết quả nghiên cứu của Dự án phòng chống hen phế quản của Bộ Y tế (2004-2010), nước ta hiện có khoảng 3,6 triệu người mắc hen, trong đó khoảng 70% bệnh nhân hen phế quản chưa được điều trị dự phòng.
 
Mỗi năm có 3.000- 4.000 người tử vong do căn bệnh này. Tỷ lệ tử vong do hen cao nhất ở Nghệ An (16,72%), kế đến là Tuyên Quang (5,45%), Nam Định (4,18%).
 
ThS. BS Nguyễn Hữu Trường – Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng cho biết, ước  tính tỷ lệ hen ở trẻ em Việt Nam chưa rõ nguyên nhân chiếm khoảng 10-12%. Khi sinh, khoảng 30% bà mẹ có thể di truyền bệnh cho con. 

Theo ThS. BS Nguyễn Hữu Trường, “di cư” từ vùng lạnh sang vùng có thời tiết ấm áp cũng giúp bệnh nhân đỡ bệnh phần nào. Tuy nhiên, bệnh hen không phải chỉ do thời tiết mà còn có những tác nhân khác. Có ba yếu tố chính dẫn đến căn bệnh này: Môi trường, di truyền và thời tiết. Ngoài các căn nguyên gây bệnh, còn có yếu tố kích phát cơn hen như thuốc lá, bia rượu, làm việc quá sức, bị cúm...

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

“Do không hiểu hết vấn đề nên nhiều người “di cư” đến nơi khác để tránh bệnh là không cần thiết. Y học hiện nay hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh này. Bệnh hen chỉ nặng khi người ta lơ là chủ quan, không chú ý đến nó”, ThS. BS Nguyễn Hữu Trường chia sẻ.
 
Để tìm hiểu nguyên nhân, người bệnh có thể đến bệnh viện để thử test dị nguyên nếu nguyên nhân do dị ứng (có những cơn hen không do dị ứng) để phân biệt với những bệnh lý khác như tắc nghẽn mạn tính, tim, hen do virus.
 
Theo các chuyên gia, đi tìm nguyên nhân để tránh bệnh một cách “triệt để” là rất khó, vì thế người bệnh nên đi khám để có phương án điều trị thích hợp. Dù do nguyên nhân gì thì cách điều trị hen đều giống nhau, đó là dùng thuốc chống viêm.
 
Những trường hợp bị dị ứng với thức ăn, thời tiết, các loại côn trùng thì rất khó có thể điều trị tận gốc. Nhiều trường hợp bệnh càng nặng do không có ý thức giữ gìn sức khỏe, không chấp nhận bệnh, ngại “mang tiếng bị hen” nên tự ý mua thuốc về uống. Điều này rất có hại, dẫn tới nhờn thuốc, gây biến chứng thậm chí tử vong. 

“Người mắc bệnh hen nên tránh các yếu tố kích thích, chỗ ở cần thông thoáng, chăn ga gối đệm phải thay giặt thường xuyên. Mùa phấn hoa, nếu phải ra khỏi nhà thì cần đeo khẩu trang. Tránh để nhà ẩm ướt, tối tăm, không nên nuôi chim, chó, mèo. Nếu một tháng chỉ bị cơn hen một lần thì nên dùng bình xịt để cắt cơn. Nếu trong 1 năm liền không có cơn khó thở thì có thể không cần dùng thuốc. Hiện nay, có khá nhiều loại thuốc tốt để điều trị hen có thể dùng cho cả phụ nữ đang mang thai nên bệnh hen dù không chữa khỏi hẳn nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát”, ThS. BS Nguyễn Hữu Trường cho biết.

Hoài Nam

hoangthanhthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 12 phút trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Suy giảm nội tiết tố là mối bận tâm lớn của phụ nữ tuổi trung niên vì nó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe. Thay vì cố tìm phương cách sử dụng các chất bổ sung để cân bằng nội tiết tố, trước tiên chị em nên điều chỉnh trong lối sống và chế độ ăn uống.

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Thai phụ chuyển dạ và hạ sinh ngay tại nhà gửi xe bệnh viện, may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Em bé nặng 4kg, hồng hào, khỏe mạnh.

Chế độ ăn phòng ngừa nhiễm độc thai nghén

Chế độ ăn phòng ngừa nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiễm độc thai nghén hay còn gọi là tiền sản giật thường gây ra vấn đề cho hệ tuần hoàn của mẹ bầu, làm giảm lượng chất dinh dưỡng mà em bé nhận được. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần có một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng và lành mạnh.

Top