Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chín mươi triệu con cháu Lạc Hồng và khát vọng hóa Rồng

Thứ sáu, 08:06 31/01/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã cùng nhau gắn kết để chống chọi với thiên tai, giặc giã và trở thành một cộng đồng bền chặt - đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta-truyền thống đoàn kết, yêu nước, dựng nước và giữ nước.

Chín mươi triệu con cháu Lạc Hồng và khát vọng hóa Rồng 1

Với 69% dân số đang ở độ tuổi lao động là nguồn nhân lực khổng lồ cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa.Ảnh: Chí Cường

 
Hiếm có một dân tộc nào trên thế giới như dân tộc Việt Nam có một truyền thuyết: Cùng sinh ra từ một bọc - đồng bào, cùng chung một quốc Tổ - Lạc Long Quân, quốc Mẫu - Âu Cơ.
 
Trong lời Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sáng mùng 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đã dừng lại hỏi: “Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?”. Hai chữ “đồng bào” nghe sao mà thân thương, gần gũi và trỗi lên một niềm tự hào dân tộc! Cũng bởi "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi".

90 triệu dòng máu Lạc Hồng

Từ thuở Hồng Bàng, bình minh của lịch sử đó, những người con theo mẹ Âu Cơ lên non săn bắn, hái lượm, những người con theo cha Lạc Long Quân xuôi theo dòng nước vượt sông, vượt bể. Đất nước cứ trải dài, trải dài mãi ra, tựa như hình rồng uốn lượn đằng vân.

Một trăm người con thuở nào nay đã thành 90 triệu con dân nước Việt, chảy trong huyết quản mình niềm tự hào dòng giống Tiên Rồng. Năm 1945, năm khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dân số nước ta khi đó có khoảng 25 triệu người. Năm 1975, khi non sông thu về một mối, Bắc Nam thống nhất, dân số nước ta khoảng 47 triệu người. Ngày 01/11/2013 đã đi vào lịch sử phát triển nhân khẩu học cũng như lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam với sự ra đời của công dân thứ 90 triệu.
 
Với những người làm công tác dân số, con số đó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng - đó là 90 triệu con người, 90 triệu trái tim, 90 triệu khối óc, 90 triệu khát vọng về một đất nước Việt Nam hùng cường, vững mạnh, về một dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, giàu lòng vị tha và yêu chuộng hòa bình.

Với dân số 90 triệu người, nước ta đứng thứ 14 trên thế giới và thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Việt Nam thực sự là một cường quốc về quy mô dân số. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao để biến “cường quốc” về “số lượng” thành “cường quốc” về “chất lượng” như mong muốn của Bác Hồ kính yêu: “Non sông Việt Nam có trở lên vẻ vang hay không? Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu hay không?”. Đây chính là thời điểm để chúng ta suy ngẫm về lời dạy của Bác.

Kỷ nguyên vàng: Thời cơ vươn mình,trỗi dậy

Từ năm 2007, chúng ta đã bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” tức cứ 2 người trong độ tuổi lao động (từ 15-64 tuổi) mới có 1 hoặc ít hơn 1 người trong độ tuổi phụ thuộc (dưới 15 tuổi và trên 65 tuổi). Giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” sẽ kéo dài khoảng 30 - 35 năm hoặc dài hơn nữa, nếu chúng ta biết cách điều chỉnh mức sinh hợp lý.
 
Đây là cơ hội có một không hai trong lịch sử phát triển nhân khẩu học của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Hơn 62 triệu người (69% dân số) đang ở trong độ tuổi lao động là một nguồn nhân lực khổng lồ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cho sự chấn hưng và phát triển của dân tộc Việt Nam. Chúng ta đang có rất nhiều cơ hội lớn để liên kết quốc gia, khu vực trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nền kinh tế của chúng ta đang ngày càng hội nhập sâu, rộng với khu vực và thế giới.
 
Việt Nam đang là một thị trường rất lớn, rất tiềm năng với 90 triệu người tiêu dùng. Một môi trường chính trị ổn định, chính sách đầu tư hấp dẫn, thị trường lao động, thị trường tiêu thụ rộng lớn… điều đó quá đủ để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam. Chúng ta chào đón công dân thứ 90 triệu và tự hào thấy rằng, 90 triệu người đang tạo ra một tiềm lực kinh tế rất mãnh liệt mà bất cứ quốc gia nào cũng thấy được điều đó và mong muốn có được điều đó.
 
Chín mươi triệu con cháu Lạc Hồng và khát vọng hóa Rồng 2

Ảnh: Chí Cường

Kinh nghiệm của các nền kinh tế Đông Bắc Á, của các “con hổ”, “con rồng” châu Á “cất cánh bay lên” từ thời kỳ này đã minh chứng cho điều đó. Người Việt Nam chúng ta cần cù chịu khó, ham học hỏi, say mê sáng tạo. Với chiến lược đi tắt, đón đầu, nhất định chúng ta sẽ thành công, nhất định chúng ta sẽ thắng lợi. Chúng ta sẽ vươn mình, trỗi dậy như Phù Đổng Thiên vương và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận một thực tế rằng: Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” nhưng mới chỉ đạt tiêu chuẩn “vàng” về “số lượng”, “vàng” về tỷ lệ, cơ cấu tuổi. Vấn đề đặt ra là làm sao để biến “vàng” về “số lượng” thành “vàng” về “chất lượng” thì mới đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới; để Việt Nam có thể cất cánh bay lên, sánh vai các cường quốc trong thời gian ngắn nhất?

Chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta còn nhiều hạn chế từ trình độ chuyên môn kỹ thuật đến sức bền, kỹ năng quản lý so với các nước trong khu vực cũng như các nước phát triển trên thế giới.
 
Ngay cả việc sử dụng sao cho hiệu quả “số lượng” cũng đang còn là một vấn đề! Số lượng người lao động khổng lồ nhưng làm sao đáp ứng được công ăn việc làm cho những người lao động này là một câu hỏi lớn! Tăng cường đầu tư để tạo thêm nhiều việc làm mới; đẩy mạnh xuất khẩu lao động để mọi người đến tuổi lao động đều có công ăn việc làm; tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống; huy động tối đa nguồn lực lao động, nguồn lực trong cộng đồng… đều là những bài toán cần có lời giải trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, phát huy cho được lợi thế cạnh tranh của đất nước.
 
Kinh tế chúng ta đứng hàng thứ nhất, thứ nhì trên thế giới về một số lĩnh vực xuất khẩu như hạt tiêu, gạo, cà phê… nhưng giá trị gia tăng lại không lớn. Năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế.
 
Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, không có cách nào khác phải thật chú ý nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ. Nếu không tận dụng được cơ hội này, chúng ta sẽ mãi mãi là người đi sau và lực lượng dân số hùng hậu này nếu không sử dụng tốt thậm chí sẽ dẫn tới nguy cơ mắc phải các tệ nạn xã hội

Vì sự phát triển bền vững của quốc gia

Dù đạt được những thành tựu to lớn về công tác dân số nhưng chúng ta còn nhiều khó khăn, thách thức và những vấn đề mới nảy sinh. Đó là quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng lên, trong nhân khẩu học gọi là đà tăng dân số. Do vậy, nhu cầu KHHGĐ trong thời gian tới còn tăng.
 
Mức sinh của Việt Nam đã dưới mức sinh thay thế nhưng còn khác biệt giữa các vùng miền, tỉnh, thành. Một số tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên mức sinh còn cao, cần giảm mạnh và sớm đạt mức sinh thay thế để từ đó có điều kiện nâng cao chất lượng dân số. Trong khi đó, một số tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, mức sinh đã xuống khá thấp, đặc biệt TP Hồ Chí Minh năm 2012, TFR chỉ còn 1,33 con, nếu giảm nữa sẽ không ổn. Tôi đã từng nói: “Mỗi phụ nữ TP Hồ Chí Minh hãy sinh đủ 2 con”.
 
Tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch TƯ MTTQ Việt Nam, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, đã đưa ra thông điệp: “Mỗi phụ nữ hãy nên đẻ 2 con” và đã giao nhiệm vụ cho ngành Dân số xây dựng cơ chế, chính sách để mỗi cặp vợ chồng có 2 con là những người có lợi nhất, hạnh phúc nhất; đồng thời duy trì và kéo dài giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” đến năm 2061 – năm kỷ niệm 100 năm ngày Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định đầu tiên về chính sách dân số.
 
Như vậy, việc sinh con không những là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ đối với gia đình, xã hội, đối với quốc gia để đảm bảo sự phát triển bền vững của dân tộc. Có thể dẫn ra đây ví dụ: Năm 2010, dân số Nhật Bản là 127 triệu dân, dự báo đến năm 2060 dân số Nhật Bản còn 90 triệu và đến 2100 chỉ còn 42 triệu, tương đương 1/3 so với 100 năm trước, điều đó không tốt và không đảm bảo sự phát triển.

Công tác dân số có một ý nghĩa chiến lược lâu dài, những gì chúng ta đạt được ngày hôm nay là công sức của thế hệ cha anh đi trước. Và 30 – 50 năm sau, thế hệ tương lai sẽ biết ơn nếu chúng ta làm tốt những việc của ngày hôm nay và ngược lại sẽ oán trách nếu ngày hôm nay chúng ta làm chưa tốt. Như việc mất cân bằng giới tính khi sinh, nếu hôm nay chúng ta không làm quyết liệt, sẽ để lại những hệ lụy rất to lớn cho thế hệ con cháu chúng ta sau này.

Công tác dân số có tác động đến tất cả các ngành, các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước và những tác động này lâu dài hàng thập kỷ đối với sự phát triển thịnh vượng của quốc gia, dân tộc.
 
Trong công cuộc xây dựng đất nước, chúng ta phải biết rất rõ những thế mạnh, những thách thức, để có những giải pháp đúng; sẵn sàng, chủ động đón nhận những thách thức, biến thách thức thành cơ hội, quyết tâm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đặt ra.
 
Vì sự phồn vinh của đất nước, của dân tộc
 
Chín mươi triệu con cháu Lạc Hồng và khát vọng hóa Rồng 3

TS Dương Quốc Trọng. Ảnh: Chí Cường

 
“Giữa thời khắc giao hoà của trời và đất, trong tiết xuân dâng tràn cả càn khôn, lòng người phơi phới về một năm đầy khởi sắc, tôi cũng như tất cả các anh chị em làm công tác dân số trong cả nước đầy niềm tin tất thắng về một năm mới với những thắng lợi mới trong công tác DS-KHHGĐ. Cho phép tôi được thay mặt những người làm công tác dân số trong cả nước, xin được chân thành cảm ơn sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cảm ơn Ban cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ Y tế, các Bộ, ban, ngành, đoàn thể, các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội, các nhà khoa học, các chuyên gia và xin kính chúc một năm mới an khang, thịnh vượng. Kính chúc các anh chị em đã và đang làm công tác dân số trong cả nước một năm mới tràn đầy niềm vui, hạnh phúc và thắng lợi.

Tôi cũng kêu gọi toàn thể những người làm công tác dân số trong cả nước cùng nhau phát huy truyền thống yêu thương, đoàn kết, gắn bó trong toàn Ngành, tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và động viên mọi tầng lớp nhân dân tổ chức thực hiện thật tốt chính sách dân số của Đảng, Nhà nước vì sự phồn vinh của đất nước, dân tộc”.

TS Dương Quốc Trọng (Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế)

TS. Dương Quốc Trọng (Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế )

hoangthanhthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 thực phẩm "đầu độc" cậu nhỏ còn nhanh hơn hút thuốc nếu dùng nhiều

2 thực phẩm "đầu độc" cậu nhỏ còn nhanh hơn hút thuốc nếu dùng nhiều

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

Không thể phủ nhận rằng hút thuốc gây hại tới sức khỏe sinh sản theo nhiều cách. Nhưng bên cạnh đó, còn có nhiều thói quen ăn uống khác cũng “đầu độc” cậu nhỏ của nam giới không kém.

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

Sau sinh, khu vực xung quanh hậu môn, âm đạo (đáy chậu) của người mẹ thường sưng đau và cần một thời gian để lành lại. Vì vậy, người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau khi sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Top