Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chế độ luyện tập cho người cao tuổi mắc bệnh về cơ xương khớp

GiadinhNet - Người cao tuổi rất dễ mắc bệnh xương khớp như thoái hóa khớp, đau cổ vai gáy,… Do vậy, họ cần có một chế độ luyện tập phù hợp để giữ gìn sức khỏe và điều trị hiệu quả.

 Người cao tuổi nên lựa chọn một bộ môn phù hợp với bản thân cũng như tình trạng sức khỏe để luyện tập.Ảnh minh họa: Chí Cường

Người cao tuổi nên lựa chọn một bộ môn phù hợp với bản thân cũng như tình trạng sức khỏe để luyện tập.

Ảnh minh họa: Chí Cường

Ở lứa tuổi về già, sự lão hóa của cơ thể cộng với các điều kiện môi trường, xã hội, không thuận lợi như: Ô nhiễm môi trường, lao động nặng nhọc, thời tiết thay đổi thường xuyên… là những yếu tố dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh về cơ xương khớp ở người già. Một số quan niệm cho rằng, với những người già bị bệnh xương khớp, vận động là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả.

Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, bệnh xương khớp là bệnh mãn tính thường xuất hiện sau độ tuổi trung niên, những cơn đau thường xuất hiện ở các khớp có tần suất hoạt động nhiều như các khớp cổ, eo lưng, hông, gối, cổ tay, cổ chân cùng các khớp ngón,… đặc biệt là ở cổ, eo lưng, khớp gối. Thời gian đầu người cao tuổi thường chỉ có cảm giác khớp nhức mỏi, rồi đau và cứng khởi động sẽ nhẹ đi, nhưng lúc vận động nhiều sẽ đau tăng, nghỉ ngơi lại đỡ. Đến giai đoạn nặng sẽ đau lặp đi lặp lại nhiều lần, hoạt động bị hạn chế, miễn cưỡng, đau nhức thật khó chịu.

Nguyên nhân gây nên những cơn đau xương khớp ở người cao tuổi thường rất nhiều, điển hình là nguyên nhân lão hóa, khi tuổi càng cao xương sụn trên mặt khớp thoái hóa dần, có nghĩa là mềm yếu, mỏng và tính đàn hồi kém đi. Đây được xem là nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp và đau xương khớp ở người cao tuổi.

Chế độ luyện tập của người cao tuổi khi mắc bệnh xương khớp

Để hạn chế tình trạng này, người cao tuổi cần kiên trì tập luyện, lao động thường ngày đều đặn và thích hợp, điều này giúp các khớp được hoạt động một cách trơn tru các dây chằng vững, các cơ tránh bị teo và hạn chế tối đa tình trạng đau nhức xương khớp ở người cao tuổi.

Người cao tuổi có bệnh về khớp cần tập luyện theo những nguyên tắc sau để tăng cường sức mạnh xương khớp cũng như bảo vệ sức khỏe người cao tuổi:

Người cao tuổi nên tự chủ động rèn luyện thể thao để dự phòng và hình thành thói quen tập luyện thường xuyên, nên chú trọng hoạt động các khớp cổ, eo lưng và chân tay. Người cao tuổi cũng nên duy trì cân nặng hợp lý, phòng chống béo phì vì thể trạng nặng sẽ tăng phụ tải cho khớp, làm bệnh dễ phát sinh hoặc nặng hơn. Tập sớm sẽ làm cho khớp sớm thích ứng, đến lúc cao tuổi có thể tránh hoặc giảm đau khớp.

Người cao tuổi nên lựa chọn một bộ môn phù hợp với bản thân cũng như tình trạng sức khỏe để luyện tập, nên tăng cường thực hiện các bài tập như đi bộ, thể dục buổi sáng, múa thể dục, chơi cầu lông, bóng bàn, bơi, đi xe đạp… Người cao tuổi cũng nên chú trọng luyện tập một số khớp dễ bị đau như trên.

Mỗi lần tập không nên quá nặng, mệt. Sau tập nên nghỉ ngơi đầy đủ. Không nên tập đến mức thở hồng hộc và khớp đau ê ẩm.

Không nên làm một số động tác tập trung quá nhiều vào một khớp nào đó. Tập thái cực quyền luôn phải khom gối và không nên để ma sát quá mức ở các khớp trên. Nếu tập vừa sức sẽ tạo được tác dụng ma sát vừa phải, cần thiết để tăng cường năng lực thích ứng của cơ thể. Có thể tập các động tác áp đùi, giãn hông, gập eo… để góp phần giữ gìn các khớp cùng tính linh hoạt của nó.

Khi khớp bị sưng đau, cần tạm ngừng tập. Có thể chườm nóng và nghỉ ngơi. Chờ khỏi, đỡ sưng đau hãy tập lại chỗ đó. Trong khi ấy vẫn nên tập luyện những bộ phận khác không bị đau, đừng nên nôn nóng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bài tập giúp giảm co cứng cơ ở người già

Khi về già ta thường cảm thấy các cơ, khớp hình như cứng hơn, khiến ta vận động khó khăn. Bài tập dưới đây có thể giúp giảm chứng này.

Cách tập: Người bệnh tập ở tư thế ngồi. Chân trái duỗi thẳng chếch một góc 45 độ so với cơ thể, chân phải gập lại với bàn chân đặt sát đùi trong của chân trái. Hai vai buông lỏng, hai tay xuôi theo thân, thân người hướng thẳng về phía trước.

Hít vào đồng thời vươn hai tay lên qua đầu, úp lòng bàn tay vào nhau. Thở ra, thân trên với hai tay vẫn vươn cao từ từ xoay và vươn về bên chân trái sao cho hai bàn tay ôm lấy đầu bàn chân trái kéo vào trong để kheo chân trái áp sát xuống sàn. Giữ tư thế này trong 8 giây nín thở, sau đó từ từ hít vào, đồng thời vươn thân trên và tay lên thẳng, cuối cùng thở ra trở về tư thế ban đầu.

Đổi chân và thực hiện động tác như chân trái. Tiếp tục hai chân cùng mở rộng hết sức có thể để vươn người về trước với hai tay dang ngang vươn ra nắm lấy hai bàn chân. Nín thở 8 giây sau khi thở ra hết. Thư giãn một chút rồi làm lại vòng sau (4 vòng).

Chế độ luyện tập đều đặn, tinh thần thoải mái sẽ giúp người cao tuổi khỏe mạnh hơn.

Châu Anh (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Top