Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cần chiến lược thích ứng với già hóa dân số

Thứ sáu, 09:25 14/10/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Với hơn 10 triệu người cao tuổi hiện nay và dự báo tăng lên 32 triệu người vào năm 2050, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia “siêu già” trên thế giới. Điều đó sẽ tạo ra những thách thức rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển bền vững của quốc gia và đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Tổng cục DS-KHHGĐ đang triển khai mô hình “Tư vấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng” với những kết quả đáng khích lệ. ảnh: Dương Ngọc
Tổng cục DS-KHHGĐ đang triển khai mô hình “Tư vấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng” với những kết quả đáng khích lệ. ảnh: Dương Ngọc

Thách thức cho hệ thống an sinh xã hội

Việt Nam là một trong ít quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Tỷ lệ người cao tuổi (NCT) ở Việt Nam đã liên tục tăng nhanh trong những năm trở lại đây. Tỷ lệ nhóm NCT trong cơ cấu dân số nước ta tăng nhanh liên tục từ 7,1% năm 1989 lên 8,7% năm 2009 và 10,5% năm 2013; chỉ số già hoá dân số tăng nhanh, đạt 43,5% năm 2013 và sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn sắp tới.

Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011, nhanh hơn so với các dự báo trước đó là năm 2017. Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới, thì thời gian quá độ chuyển sang dân số già của Việt Nam chỉ có 15 năm. Tuổi thọ tăng là một trong những thành tựu vĩ đại của nhân loại. Tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh, đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam cũng đặt ra những thách thức lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, giao thông, khu vui chơi giải trí… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe.

NCT Việt Nam chủ yếu sống ở nông thôn, sống cùng con cháu, đời sống vật chất còn nhiều khó khăn, đa số NCT hiện nay không có tích lũy vật chất. Bên cạnh đó, nhiều người đối diện với gánh nặng “bệnh tật kép” và thường mắc các bệnh mãn tính (bình quân mỗi NCT mắc 3 bệnh), đối diện với nguy cơ tàn phế do quá trình lão hóa và chi phí điều trị lớn. Theo điều tra Quốc gia về NCT Việt Nam năm 2011 cho thấy, hơn 60% NCT cho biết tình trạng sức khỏe là yếu hoặc rất yếu cần người chăm sóc sức khỏe. Các bệnh mạn tính thường gặp ở NCT là bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường, ung thư, tắc nghẽn mạch phổi, thoái hóa khớp, loãng xương, sa sút trí tuệ… phải điều trị suốt đời.

Với thực trạng bệnh tật như trên, song NCT chưa có các biện pháp phòng ngừa, quản lý bệnh tật. Phần lớn họ chưa có thói quen khám sức khỏe định kỳ, đến năm 2014, tỷ lệ NCT được khám sức khỏe định kỳ chỉ là 27,5%. Hiện nay có khoảng 60% NCT tham gia bảo hiểm y tế, nghĩa là 40% còn lại sẽ phải chi trả hoàn toàn chi phí khám chữa bệnh, trong khi chi phí khám chữa bệnh đang ngày một tăng.

Người cao tuổi không phải là gánh nặng

Tại Hội thảo góp ý Dự thảo Đề án Chăm sóc sức khỏe NCT giai đoạn 2016 - 2020 (do Bộ Y tế tổ chức ngày 12/10), các đại diện đến từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các tổ chức quốc tế, Bộ Y tế Việt Nam, Tổng cục DS-KHHGĐ và các Bộ, ngành liên quan đều khẳng định: Già hóa là thành tựu của nhân loại, là “lợi tức” dân số cần được nắm bắt và phát huy.

PGS.TS Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh việc cần thay đổi nhận thức NCT không phải là gánh nặng mà một nguồn lực của gia đình, cộng đồng. Chăm sóc NCT là vấn đề cần sự quan tâm của cả xã hội, trong đó y tế đóng vai trò nòng cốt. Tuy nhiên, có thể thấy hệ thống chăm sóc sức khỏe cho NCT hiện vẫn chưa bắt kịp với sự chuyển đổi nhân khẩu học mạnh mẽ này. Mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe NCT chưa phát triển, số nhân viên y tế phục vụ tại cộng đồng vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về nghiệp vụ, kỹ năng. Hiện cả nước chỉ có 49/63 bệnh viện tỉnh, thành phố có khoa Lão, 3 cơ sở đào tạo bộ môn Lão khoa. Khoa Lão vừa điều trị bệnh vừa điều trị phục hồi chức năng cho NCT nên không chỉ cần thuốc men, trang thiết bị y tế mà cả chế độ dinh dưỡng, luyện tập cũng phải được lưu ý.

Theo GS.TS Phạm Thắng, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Việt Nam cần có những biện pháp chiến lược để thích ứng với tình trạng già hóa dân số ngày một tăng như hiện nay. “Với NCT, ít nhiều các cơ quan chức năng trong cơ thể sẽ bị suy giảm nên cách điều trị, chăm sóc sẽ có sự khác biệt. NCT chủ yếu mắc các bệnh mãn tính và có thể mắc đồng thời nhiều bệnh. Như tại Bệnh viện Lão Khoa Trung ương, có bệnh nhân mắc đồng thời 5 bệnh nên việc chữa trị đòi hỏi thời gian lâu dài và người bệnh phải được theo dõi thường xuyên”, GS.TS Phạm Thắng chia sẻ. Theo ông, vấn đề cần chú trọng là việc kiểm soát các bệnh mạn tính ở NCT. Do đó, cần phải cung ứng các dịch vụ khám, chữa bệnh cũng như tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NCT. Đồng thời, muốn chăm sóc tốt sức khỏe cho NCT cũng cần sự thay đổi từ cộng đồng trong việc đa dạng hóa dịch vụ chăm sóc.

Xây dựng mạng lưới chăm sóc sức khỏe NCT

Già hóa dân số tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, quốc gia. Điều này đòi hỏi hệ thống an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cần có sự điều chỉnh, thích nghi để đáp ứng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của NCT.

Trước thực trạng trên, Bộ Y tế đã giao Tổng cục DS-KHHGĐ xây dựng Đề án Chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi giai đoạn 2016-2020”, hướng đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe NCT thích ứng với giai đoạn già hóa dân số, góp phần thực hiện Chương trình hành động Quốc gia NCT; chiến lược dân số, sức khỏe sinh sản; chiến lược Quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đến năm 2020.

Mặc dù vậy, việc thực thi các chính sách liên quan đến chăm sóc sức khỏe NCT còn gặp nhiều khó khăn. Nhận thức của một số Bộ, ban, ngành và chính quyền địa phương về già hóa dân số và chăm sóc sức khỏe NCT còn chưa đầy đủ. Hiện có hàng trăm mô hình chăm sóc NCT tại cộng đồng do Nhà nước và nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện. Tuy nhiên, những mô hình này vẫn còn nhiều thách thức do nguồn kinh phí hạn hẹp, cơ sở hạ tầng còn rất hạn chế; nguồn nhân lực chưa ổn định và đáp ứng nhu cầu chăm sóc, đặc biệt là việc chăm sóc vẫn còn mang tính chất tự nguyện và chưa được lồng ghép trong các hoạt động chung ở cộng đồng. GS.TS Phạm Thắng cho rằng, chúng ta nên có những chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, tư nhân và toàn thể xã hội chung tay cải thiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho NCT.

Hơn 6 năm qua, Tổng cục DS-KHHGĐ đã triển khai mô hình “Tư vấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng” với những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, để chăm sóc và phát huy NCT, các nước như Thái Lan, Isarel, Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc, Trung Quốc đều có những chính sách mạnh mẽ giúp NCT sống vui, sống khỏe từ cộng đồng cùng với nhiều mô hình chăm sóc NCT. Trong 18 nhiệm vụ của Đề án chăm sóc sức khỏe NCT giai đoạn 2016 – 2020, Dự thảo Đề án đã đề ra 18 nhiệm vụ quan trọng, trong đó nâng cao năng lực cho trạm y tế xã/phường/thị trấn, trong thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho NCT; nâng cao năng lực khám, chữa bệnh cho các khoa Lão của BV Đa khoa tuyến tỉnh và BV Lão khoa Trung ương. Bên cạnh việc xây dựng BV phù hợp và triển khai mô hình Bác sĩ gia đình cho NCT, Đề án cũng đề ra nhiệm vụ xây dựng triển khai thí điểm xã hội hóa mô hình chăm sóc sức khỏe NCT ban ngày và chăm sóc y tế cho NCT ở các cơ sở dưỡng lão.

Trước thực trạng già hóa dân số nêu trên, Quốc hội, Chính phủ đã có ban hành văn bản, chính sách liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe NCT. Quốc hội đã ban hành Luật Người cao tuổi Số 39/2009/QH12 ngày 23/11/2009. Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia về NCT Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020. Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn chăm sóc sức khỏe NCT. Việt Nam bước đầu xây dựng mạng lưới chăm sóc sức khỏe cho NCT, trong đó bao gồm Bệnh viện Lão khoa Trung ương, các khoa Lão tại các BVĐK tuyến tỉnh, các nhà dưỡng lão của Nhà nước và tư nhân, tổ chức chăm sóc sức khỏe NCT tại cộng đồng.

Việt Nam nằm trong top 10 nước già hóa dân số nhanh nhất

Nhờ những thành quả của phát triển kinh tế - xã hội và công tác y tế, tuổi thọ của người Việt Nam ngày càng tăng lên. Từ năm 2011, Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số và sẽ trở thành nước có dân số già vào năm 2035.

Điều đáng chú ý là quá trình già hóa của nước ta chỉ diễn ra trong 23 năm (2012 - 2035) là dân số đã đạt ngưỡng dân số già. Trong khi đó, Pháp phải mất 115 năm, Thụy Điển 85 năm, Úc 73 năm, Mỹ 69 năm và Nhật Bản 26 năm. Theo nhận định của Liên Hợp Quốc, từ nay đến năm 2050, Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới.

Mai Việt

Hà Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Top