Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảm động người phụ nữ tự nguyện hiến thận cho người dưng

Thứ tư, 19:28 20/05/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Để có thể tự nguyện hiến thận cho bệnh nhân, người phụ nữ ấy đã phải trải qua nhiều xét nghiệm với không ít mệt mỏi, nhưng chị vẫn rất kiên định với ý nguyện của mình. Đó là chị Lê Thị Thảo (SN 1961) ở thị xã Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.

 

Chị Lê Thị Thảo - sau ngày hiến thận tự nguyện. 	Ảnh: P.T
Chị Lê Thị Thảo - sau ngày hiến thận tự nguyện. Ảnh: P.T

 

Kiên định với ý nguyện

Gặp chị Lê Thị Thảo tại Trung tâm Ghép mô tạng- Bệnh viện Việt Đức, ít ai biết rằng chị vừa trải qua thành chịng ca hiến thận. Trên khuôn mặt phúc hậu, lúc nào cũng thấy chị nở nụ cười rất tươi.

Sự tình cờ đã đưa chị Thảo đến với tâm nguyện hiến tặng thận cho người bệnh là vào cuối năm 2014. Khi đó, chị có tham dự Chương trình truyền thông, vận động tự nguyện hiến giác mạc ở chùa Linh Thông- Hà Nội. Sau đó, chị lại có dịp tham dự một hội thảo về vấn đề này ở Đồ Sơn (Hải Phòng) và được đọc một cuốn sách nói về ghép tạng. Chị Thảo bị ám ảnh bởi những số phận không có cơ hội kéo dài cuộc sống vì không nguồn tạng mà người đời tự nguyện hiến tặng!

Người phụ nữ này đi học thiền, những lúc ấy chị lại nghĩ tới sự vô thường, được – mất của cuộc đời. Với chị, việc cho đi một phần cơ thể của mình nhưng lại có thể giúp người khác cơ hội sống là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn!

Trước khi quyết định tự nguyện hiến tạng, chị cũng đã hỏi ý kiến người thân. Các con chị đều ủng hộ và nói: “Mẹ cứ làm việc gì mẹ cho là đúng”. Ngay sau đó, tháng 12/2014, chị Thảo đã liên lạc với Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người để gửi đơn.

Ông Nguyễn Hoàng Phúc- Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người chia sẻ: “Có thể nói chuyện một người đang khỏe mạnh bỗng dưng tình nguyện san sẻ một lá gan hay một quả thận cho người không hề quen biết, nếu không hiểu ngọn ngành sẽ có người cho là bán chác trá hình(!?). Nhưng việc thiện nguyện của chị Thảo không phải bộc phát trong chốc lát mà nó kéo dài với sự quyết tâm lớn. Kể từ khi gửi đơn, thỉnh thoảng chị ấy lại điện thoại, khi lại đích thân đến bệnh viện để hỏi xem chuyện sắp xếp hiến tạng đến đâu rồi…”.

Để chứng minh việc hiến tặng bộ phận cơ thể người là tự nguyện, không vụ lợi, chị Thảo đã phải trải qua các bài kiểm tra khác nhau từ chỉ số sức khỏe, thể chất lẫn tâm thần để chứng minh mình là người hoàn toàn bình thường, có tâm nguyện hiến tạng để cứu sống người khác. Các xét nghiệm y khoa cho thấy, quả thận của chị hoàn toàn khỏe mạnh và được chấp nhận cho ghép.

“Bản thân tôi rất cảm kích tấm lòng từ thiện của chị Thảo. Thật kỳ diệu là các chỉ tiêu miễn dịch của chị Thảo lại rất thích hợp với cơ thể của người nhận. Điều mừng hơn là sau khi phẫu thuật, sức khỏe chị cũng như người được hiến ghép đã hồi phục nhanh chóng”, ông Nguyễn Hoàng Phúc chia sẻ.

Sự sống tái sinh

Người có cơ duyên nhận quả thận của chị Thảo là chị Nguyễn Thanh N (ở Hà Nội), năm nay 53 tuổi. Bệnh nhân này phát hiện suy thận từ tháng 6/2014. Kể từ đó, chị N phải sống chung với cảnh chạy thận và con đường sống duy nhất là được ghép thận.

Chị N cho biết: “Khi phát hiện thấy các đầu ngón chân bị sưng phù, tôi lại nghĩ mình bị gout và dùng thuốc trị gout. Uống được 3 ngày, toàn thân tôi bị dị ứng. Tôi vội vào kiểm tra ở Bệnh viện Bạch Mai mới phát hiện bị suy thận độ 2. Sau đó, tôi sang Khoa Thận - lọc máu (Bệnh viện Việt Đức) điều trị. Sức khỏe đỡ hơn, nghe có người mách uống thuốc Nam có thể khỏi, tôi cũng uống gần 3 tháng. Nhưng tình trạng sức khỏe lại xấu đi trông thấy, ăn gì là nôn ra cái đó”.

Từ một người khỏe mạnh, căn bệnh suy thận khiến cơ thể chị N ngày càng yếu. Các bác sỹ tư vấn phương pháp điều trị lọc màng bụng tại nhà. Hàng ngày, cứ sau 6 tiếng chị lại vào phòng tự lọc và không được đi đâu xa nên ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt.

Điều trị chưa đầy 5 tháng, may mắn Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người thông báo rằng: Có một quả thận từ người có chung nhóm máu, phù hợp với các chỉ số sức khỏe có thể ghép cho chị. Thông tin này đã khiến chị và gia đình vừa vui mừng khôn xiết, vừa xúc động nghẹn ngào.

“Trước đây, tôi sống phụ thuộc vào máy móc, cái chết luôn ám ảnh khôn nguôi. Khi nghe tin này, tôi như được tái sinh thêm lần nữa. Tôi nghĩ mình thực sự là người quá may mắn. Nhiều người có tiền mua cũng không có được điều này…”, chị N bộc bạch.

Ngày 13/5, ca phẫu thuật đã được tiến hành và thành chịng như mong đợi. Mấy ngày đầu sau ca phẫu thuật, chị N không ngủ được, nhưng đến nay sức khỏe đã ổn định. Ngày 20/5, bệnh nhân đã được xuất viện, sau đó sẽ đến bệnh viện kiểm tra, uống thuốc theo định kỳ. Chị N và người thân rất mong mỏi muốn biết người hiến thận là ai, ở đâu để có thể gặp gỡ tri ân. Mãi về sau chị mới biết đó là chị Lê Thị Thảo.

Kể từ ca ghép tạng đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam vào năm 1992, cả nước đã thực hiện 1.200 trường hợp ghép thận, 30 ca ghép gan, 10 người ghép tim, 1 trường hợp ghép thận – tụy. Đồng nghĩa đã có hàng nghìn người tình nguyện hiến tạng, sẻ chia thân thể của mình để mang lại sự sống cho người khác. Đó có thể là những người thân trong gia đình hay thậm chí là những người không quen biết trong xã hội. Tuy nhiên, nguồn hiến tạng còn khá khiêm tốn do gặp nhiều rào cản về tâm lý. Chương trình hiến tạng không thể thành chịng nếu không có sự hy sinh tự nguyện của những người hiến tạng. Họ đã vượt qua những định kiến với mong muốn sẻ chia sức khỏe và sự sống cho người khác.

 

Làm sao thu hẹp khoảng cách cung - cầu ?

Một số chuyên gia chia sẻ: Chúng ta hết sức tự hào về ngành Ghép tạng tại Việt Nam đã có được những bước tiến dài. Kỹ thuật, trang thiết bị, cơ sở vật chất đều sẵn sàng. Khó khăn nhất hiện nay mà chúng ta đang phải đối mặt chính là sự khan hiếm nguồn tạng hiến. Mặc dù ở nước ta mỗi năm có hàng ngàn trường hợp chết não nhưng hầu hết người nhà không đồng ý cho tạng, trong khi đó luôn có hàng chục nghìn người bệnh chờ ghép.

Luật Hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người ra đời từ năm 2007, nhưng cần phải đi vào cuộc sống mạnh mẽ hơn nữa và tiến tới cần có sự điều chỉnh về luật định, chính sách, chế độ nhằm đẩy mạnh Chương trình tự nguyện hiến tạng khi còn đang sống, quyền cá nhân tự nguyện hiến tạng sau khi chết não. Cần có quy định để hỗ trợ bù đắp một cách thiết thực hơn cho người hiến tạng khi còn sống, bảo đảm họ được duy trì sức khỏe và ổn định đời sống. Có như vậy, chúng ta mới hy vọng thu hẹp khoảng cách cung - cầu trong ghép tạng, dần tiến tới xóa bỏ nạn buôn bán nội tạng trái phép.

H.Nam – P.Thuận/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Top