Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cái được lớn nhất!

Thứ sáu, 15:22 03/10/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Làm sao để công tác dân số trở thành một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của Việt Nam?- Đó là sự suy nghĩ, canh cánh trong lòng của nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ – TS Dương Quốc Trọng (ảnh nhỏ). Năm năm với vai trò là người đứng đầu ngành Dân số và trên 20 năm đồng hành với công tác này ở những vị trí khác nhau, ông nói cái được nhất chính là được sống và làm việc cùng “anh em dân số”, được dành hết tâm huyết của mình cho lĩnh vực này với sự ủng hộ, giúp đỡ rất cao của những người làm công tác DS-KHHGĐ từ Trung ương tới cơ sở.

 

Cán bộ dân số cơ sở truyền thông kiến thức chăm sóc SKSS cho người dân tại Bến Tre. Ảnh: Dương Ngọc
Cán bộ dân số cơ sở truyền thông kiến thức chăm sóc SKSS cho người dân tại Bến Tre. Ảnh: Dương Ngọc

 

Trong suốt thời gian gắn bó với công tác DS-KHHGĐ, cái được lớn nhất của ông từ công việc này là gì?

- Cái được lớn nhất tôi thấy rõ nhất chính là sự đoàn kết, gắn bó của những người làm công tác dân số từ Trung ương tới địa phương. Tháng 3 năm 2008, khi được Ban cán sự Đảng và Bộ trưởng phân công về Tổng cục Dân số, anh Nguyễn Quốc Triệu (lúc đó là Bộ trưởng Bộ Y tế) có nhắc trước với tôi rằng: “Bên dân số sống tình cảm lắm đấy”. Tôi về đây làm việc và cảm nhận được tất cả điều này. Tôi thấy được tình cảm anh em làm công tác dân số gắn bó mật thiết với nhau, nhất là ở tuyến cơ sở. Đó là những điều rất đáng quý.

Các anh chị em làm công tác dân số ở địa phương là những người hết sức tâm huyết, nhiệt tình với công việc. Nhiều tỉnh không có kinh phí hỗ trợ nên cộng tác viên dân số nhiều nơi chỉ có từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, trước đây là 50.000 đồng/tháng và hiện nay là 100.000 đồng/tháng. Có thể nói, đây chỉ là một khoản thù lao tượng trưng nhỏ bé, không thể gọi là trả công được! Có lẽ đối với họ, sự hăng say làm việc không phải để vì có 50.000 hay 100.000 đồng phụ cấp, mà họ thấy được ý nghĩa là đang được làm một công việc có ích, được cống hiến cho xã hội, cho cộng đồng.

Những thành tựu của ngành Dân số là sự kế thừa của cả một chặng đường dài. Trong thời gian gần đây, có nhiều vấn đề mới nảy sinh trong công tác dân số. Ngành Dân số đã làm gì để phát huy được thành tựu và ứng phó với những thách thức đó?

- Nhiều người vẫn quan niệm rằng làm công tác dân số chỉ là sinh đẻ có kế hoạch. Nhưng khi làm lĩnh vực này mới thấy có nhiều vấn đề khác nhau. Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 đã cho chúng ta một bức tranh hoàn toàn khác về công tác dân số so với 10 năm trước đó. Đặc biệt ở 63 tỉnh, thành phố bức tranh lại rất khác nhau. Các vấn đề mới nảy sinh như chúng ta bước vào giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” nhưng cũng đồng thời bước vào giai đoạn “già hóa dân số” với một tốc độ nhanh chưa từng có trong lịch sử; tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang đặt ra nhiều thách thức, chất lượng dân số còn thấp… Những yếu tố này đòi hỏi ta phải có những giải pháp cho phù hợp với những thay đổi đó; thái độ, tư duy làm công tác dân số cũng phải khác so với trước đây.

Đứng trước những thách thức mới này, điều khiến ông băn khoăn, trăn trở lớn nhất là gì?

- Tôi có bốn cái lo lắng.

Thứ nhất là về chuyên môn lĩnh vực DS-KHHGĐ. Càng suy nghĩ càng thấy công việc còn rất ngổn ngang. Điều đáng lo ngại nhất là chất lượng dân số của chúng ta cả về mặt thể lực, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Tuổi thọ bình quân của chúng ta khá cao trên thế giới nhưng tuổi thọ bình quân khỏe mạnh lại thấp. Chúng ta đã bước vào giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” - cơ hội có một không hai trong lịch sử nhân khẩu học của mỗi nước - với số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng lớn nhất. Một số nước tận dụng tốt cơ hội này đã biến thành “con rồng”, “con hổ” như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,... Tuy nhiên, ẩn chứa trong cơ hội đó vẫn là những thách thức lớn nếu chúng ta không đào tạo nguồn nhân lực chất lượng tốt, không tạo được công ăn việc làm… thì không chỉ “mỏ vàng” này sẽ mất mà chính lực lượng lao động “dư thừa” sẽ trở thành gánh nặng, thậm chí là những tệ nạn xã hội, cản trở sự phát triển của đất nước. Tỉ số giới tính khi sinh nước ta đã tăng cao, tăng nhanh và chắc chắn chúng ta không hoàn thành chỉ tiêu “đến 2015, tỉ số giới tính khi sinh dưới 113” bởi vì, tỉ số này năm 2013 đã là 113,8 và năm 2014 - 2015 sẽ còn tăng nữa. Tổng cục DS-KHHGĐ đã hết sức cố  gắng nhưng cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của cả hệ thống chính trị để thay đổi tập quán, thói quen, phong tục từ xưa đến nay của người Việt chúng ta là thích con trai hơn con gái…

Vấn đề thứ hai là muốn làm tất cả những điều này cần phải có kinh phí. Ngành Dân số hoạt động lâu nay dựa hoàn toàn vào kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia  DS- KHHGĐ. Cũng có người cho rằng đây là chương trình kéo dài nên khóa lại. Thực ra, đúng là chương trình này lâu nhưng trước đây chúng ta chỉ tập trung vào vấn đề giảm sinh. Hiện nay công tác dân số không chỉ là giảm sinh mà bao gồm nhiều lĩnh vực rất rộng. Công tác dân số là mẫu số của tất cả các bài toán. Nhìn các nước xung quanh có thể  thấy rõ, những kinh nghiệm thành công và không thành công về công tác dân số của Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia… đã giúp cho chúng ta những bài học rất tốt trong việc hoạch định chính sách dân số trong tương lai. Một trong những bài học rất quan trọng, đó là sự cam kết chính trị và tăng cường đầu tư kinh phí cho công việc này. Tôi hy vọng rằng, trong giai đoạn tới, chương trình dân số phải là một chương trình mục tiêu, phải có kinh phí thì mới thực hiện được vì ngoài chương trình mục tiêu ra không còn nguồn nào khác.

Vấn đề thứ ba là tổ chức bộ máy. Hiện Tổng cục DS-KHHGĐ đã tham mưu lãnh đạo Bộ trước mắt giữ nguyên mô hình Trung ương và tuyến tỉnh. Với  tuyến huyện và xã hiện nay mô hình tổ chức còn rất khác nhau. Quan điểm của Tổng cục và những người làm công tác dân số (lãnh đạo của UBND cấp tỉnh, huyện, xã và các cán bộ làm dân số) qua khảo sát, do Viện Chiến lược chính sách y tế thực hiện, đều thống nhất kiến nghị mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện và cán bộ chuyên trách dân số là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ huyện biệt phái về làm việc tại UBND xã. Thực tế đã chứng minh đây là mô hình lý tưởng trong giai đoạn hiện nay, không làm tăng biên chế, không làm tăng kinh phí mà hiệu quả được chứng minh rõ rệt. Tôi mong rằng thời gian tới cần sớm ổn định tổ chức bộ máy ở tuyến huyện và xã.

Vấn đề thứ tư là khi tôi bàn giao công việc cho anh Nguyễn Văn Tân là Phó Tổng cục trưởng phụ trách. Với vị trí này, quả thật khó cho người kế nhiệm tôi, đề nghị Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế sớm kiện toàn người đứng đầu mà như Tổng cục DS-KHHGĐ đã nhiều lần kiến nghị là bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Tân làm Tổng cục trưởng.

Đó là những lo lắng của tôi khi dời nhiệm sở, tất nhiên là tôi vẫn luôn luôn tin rằng tất cả những lo lắng này, Ban Cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ Y tế cũng đã suy nghĩ và chắc chắn sẽ có giải pháp để làm sao công tác dân số có sự đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Điều ông mong mỏi nhất đối với công tác DS-KHHGĐ hiện nay là gì?

- Hiện nay cả thế giới đang tiếp cận theo hướng dân số và phát triển, dân số gắn với mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội: Dân số với kinh tế, dân số với xóa đói giảm nghèo, với an ninh lương thực, với giáo dục, y tế, biến đổi môi trường... Trong lúc chúng ta đang ngồi đây, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đang bàn về dân số và phát triển tại New York (Mỹ). Đại diện cho Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã tham dự phiên họp này, bàn về vấn đề dân số và phát triển sau 20 năm thực hiện chương trình hành động Cairo IPCD năm 1994. Tôi tin tưởng rằng, những kết quả của phiên họp này sẽ tác động mạnh đến chính sách dân số của Việt Nam và ngành Y tế là ngành tham mưu giúp Chính phủ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đưa ra những giải pháp, chính sách, quyết đáp để làm sao “Dân số thực sự là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của nước ta”, đúng với quan điểm của Đảng ta khi nhận định, đánh giá về vai trò, vị trí của công tác DS-KHHGĐ.

Trân trọng cảm ơn ông!

 

 

“Khi bàn giao công tác DS-KHHGĐ cho người kế cận, điều tôi thấy yên tâm là công tác dân số trong những năm qua đã đi vào đúng đường ray, quỹ đạo. Tôi cũng rất mừng vì hệ thống cán bộ làm công tác dân số hết sức đoàn kết, đồng thuận. Đặc biệt là Tổng cục DS-KHHGĐ đã xây dựng được đội ngũ cấp ủy, lãnh đạo Tổng cục đoàn kết, gắn bó với nhau trong thời gian qua, khi triển khai công việc đều đạt sự đồng thuận cao trong cấp ủy, trong lãnh đạo. Đây là cái được lớn nhất và tôi mong muốn sẽ tiếp tục giữ gìn được truyền thống đó...”.

TS. Dương Quốc Trọng

 

Hà Thư (ghi)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Suy giảm nội tiết tố là mối bận tâm lớn của phụ nữ tuổi trung niên vì nó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe. Thay vì cố tìm phương cách sử dụng các chất bổ sung để cân bằng nội tiết tố, trước tiên chị em nên điều chỉnh trong lối sống và chế độ ăn uống.

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ chuyển dạ và hạ sinh ngay tại nhà gửi xe bệnh viện, may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Em bé nặng 4kg, hồng hào, khỏe mạnh.

Top