Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bị vô kinh khi dùng que cấy tránh thai: Không nên lo ngại

Thứ ba, 10:24 15/09/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Một số chị em sau khi dùng biện pháp cấy que tránh thai đã bị rối loạn kinh nguyệt, gây rong kinh, kinh ít hoặc vô kinh, nổi mụn, nám da… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây chỉ là những tác dụng phụ không nguy hiểm, chị em không nên lo lắng.

Bị vô kinh khi dùng que cấy tránh thai: Không nên lo ngại 1

Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn biện pháp tránh thai phù hợp nhất. Ảnh: Dương Ngọc

 
Cấy xong, “đèn đỏ” mất hút?

“Thôi chết rồi. Sao qua ngày rồi lại chưa thấy “đèn đỏ” báo gì? Hay là em lại “dính chưởng” mất rồi?”, Hoàng Hà (30 tuổi, ở Trần Quang Khải, TP HCM) hoảng hốt gọi điện báo cho chồng. Số là chị vừa sinh con thứ nhất được hơn 8 tháng tuổi. Do muốn “kế hoạch”, đợi con lớn khoảng 5 tuổi mới sinh tiếp nên chị Hà bàn với chồng tính chuyện dùng biện pháp tránh thai. Nhưng ông xã lại không chịu dùng bao cao su, chị đang cho con bú nên nhất định không uống thuốc tránh thai, đặt vòng thì sợ dị ứng. Cuối cùng, nhờ chị đồng nghiệp cùng cơ quan mách, ngay khi có “đèn đỏ” trở lại 2 tháng, chị Hà vội đi cấy thuốc tránh thai loại 1 que dưới da, tác dụng tận 3 năm không phải “lăn tăn” tính toán.

“Sau cấy 1 tháng, vợ chồng em hớn hở “tay không chinh chiến”, đến hẹn lại lên, “đèn đỏ” báo ầm ầm, thậm chí còn nhiều hơn, dài hơn mức bình thường. Tháng thứ 2 còn ra thấm giọt khi đến ngày, ít đau bụng hẳn. Nhưng tháng này em lại không thấy đâu cả, thử Quick Stick vẫn lên một vạch (tức là không có thai). Em hoảng quá, vội đi khám thì được biết, đó là do tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng biện pháp này!”, Hoàng Hà kể lại.

BS Nguyễn Trần Quốc Hải (Khoa KHHGĐ, Bệnh viện Từ Dũ) cho biết: Que cấy tránh thai là phương pháp ngừa thai hiệu quả rất cao (95%) nhưng không phổ biến rộng như các biện pháp khác (vòng, thuốc tránh thai hay bao cao su). Cũng như các biện pháp tránh thai có chứa hormone, que cấy tránh thai có thể tạo ra sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong vài tháng đầu triệu chứng có thể xảy ra là ra kinh ít hơn, ngắn hơn hay rong kinh trên 8 ngày, rong huyết, không có kinh. Sau 1 năm thì que cấy tránh thai thường hay gây vô kinh. Các triệu chứng khác ít gặp hơn như đau đầu, chóng mặt, căng ngực, buồn nôn… Các triệu chứng này thường thoáng qua hay giảm đi theo thời gian.

“Tùy theo quan niệm của mỗi người mà đây có thể là ưu điểm hay là nhược điểm của que cấy này. Đối với một số người thì việc không ra máu kinh hàng tháng của một phụ nữ là chuyện “bất thường”, không hợp với tự nhiên. Thực ra giai đoạn vô kinh này không là bệnh lý, máu kinh không hề tích tụ trong cơ thể. Nếu một phụ nữ ra máu ít hay không ra máu kinh thì điều này có lợi cho sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Do đó không nên xem vấn đề này là một bất lợi khi cân nhắc sử dụng. Có thể lấy que cấy bất cứ khi nào muốn và nếu muốn có thai trở lại, hãy đến cơ sở y tế, nhân viên y tế sẽ lấy que cấy ra”, BS Quốc Hải cho biết.

Tuy nhiên, BS Quốc Hải cũng khuyến cáo, que cấy tránh thai không dùng cho phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ có thai; ung thư vú hoặc nghi ngờ ung thư vú; đang bị ban đỏ; ra máu âm đạo chưa rõ nguyên nhân; có bệnh gan cấp tính hay u gan; bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi… Biện pháp này tương đối đắt, bác sĩ phải có chuyên môn cao, được đào tạo khá chuyên nghiệp.

Hỏi ý kiến bác sĩ để có lựa chọn hợp lý nhất

Ngoài que cấy tránh thai, hiện nay còn có nhiều biện pháp khác giúp chị em phụ nữ có thêm nhiều lựa chọn như màng phim tránh thai, miếng dán tránh thai hay bao cao su nữ.

Màng phim tránh thai là một biện pháp tránh thai hiện đại, có tác dụng ngừa thai lên tới hơn 90%. Đây là một màng phim mỏng, mềm, tan nhanh, giúp tránh thai bằng cách tiêu diệt tinh binh nhờ tác dụng của chất nonoxynol-9. Cơ chế hoạt động của màng phim tránh thai là không đưa nội tiết vào trong người mà chỉ có chất diệt tinh trùng. Để có hiệu quả, chỉ cần đặt miếng phim trước khi “gần gũi” 5 phút. Màng phim tránh thai còn có ưu điểm là có thể sử dụng nhiều miếng phim trong một ngày cho nhiều lần “gặp gỡ”.

Một biện pháp tránh thai tiện dụng khác, đó là miếng dán tránh thai. Đây là một miếng mỏng khoảng 4,5cm, màu be (nude) được dán trực tiếp vào da vùng mông, bụng, lưng trên hoặc bắp tay. Miếng dán phân phối liên tục hai hormone tổng hợp là progestin và estrogen, tương tự với hormone được cơ thể sản sinh tự nhiên. Miếng dán tránh thai ngăn ngừa có thai bằng cách ngăn cản sự rụng trứng ở người phụ nữ, tinh trùng không thể thụ tinh và không thể có thai. Miếng dán cũng làm chất nhầy cổ tử cung đặc lại, làm cho tinh trùng khó gặp trứng. Dùng miếng dán tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt. Một ngày sau hết kinh, dán miếng dán lên da và để nguyên trong 1 tuần. Vào ngày đó của tuần kế tiếp, bạn bóc miếng dán cũ ra và dán một miếng mới. Miếng dán mới có thể dán ở chỗ khác trên cơ thể. Trong tuần thứ 4 không dán miếng dán mới và kinh nguyệt xảy ra. Tuần tiếp theo bạn lặp lại quy trình. Lần đầu tiên dùng miếng dán bạn phải dùng thêm một biện pháp tránh thai khác trong 7 ngày để phòng ngừa mang thai.
 
Mặc dù bạn có thể lựa chọn và sử dụng bất kì biện pháp tránh thai nào theo sở thích, hoàn cảnh, tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ về các biện pháp tránh thai đó để đảm bảo nó có phù hợp với mình hay không. Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ trước khi mua sản phẩm để tránh mua phải sản phẩm giả, nhái trên thị trường. Để yên tâm thì bạn nên đi khám phụ khoa, khám tổng quát để biết cụ thể tình hình sức khỏe và tham khảo tư vấn của bác sĩ trực tiếp khám cho bạn để biết những biện pháp nào phù hợp với mình nhất.
 
Thu nguyên
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Suy giảm nội tiết tố là mối bận tâm lớn của phụ nữ tuổi trung niên vì nó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe. Thay vì cố tìm phương cách sử dụng các chất bổ sung để cân bằng nội tiết tố, trước tiên chị em nên điều chỉnh trong lối sống và chế độ ăn uống.

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ chuyển dạ và hạ sinh ngay tại nhà gửi xe bệnh viện, may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Em bé nặng 4kg, hồng hào, khỏe mạnh.

Top