Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tác động của HIV/AIDS trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thứ tư, 14:32 23/11/2011 | Dân số và phát triển

Kể từ khi HIV/AIDS bắt đầu xuất hiện ở châu Á-Thái Bình Dương vào giữa những năm 80, đến cuối năm 2001 đã có khoảng 7,3 triệu người mắc HIV/AIDS, chiếm 17% tổng số ca nhiễm trên thế giới.

Giới thiệu

Kể từ khi HIV/AIDS bắt đầu xuất hiện ở châu Á-Thái Bình Dương vào giữa những năm 80, đến cuối năm 2001 đã có khoảng 7,3 triệu người mắc HIV/AIDS, chiếm 17% tổng số ca nhiễm trên thế giới. ấn Độ có 3,8 triệu người mắc và con số này ở Trung Quốc là 850.000 người. Tỷ lệ mắc HIV/AIDS ở khu vực hiện đang đứng thứ hai trên thế giới sau châu Phi.

Ba nước có tỷ lệ dân số 15-49 tuổi mắc cao nhất là Cămpuchia (2,7%), Myanma (2,0%) và Thái Lan (1,8%). Dự đoán Trung Quốc và Liên Bang Nga sẽ là những “điểm nóng” của đại dịch này.  Trong tương lai, sự gia tăng tiềm ẩn của HIV/AIDS trong khu vực sẽ là mối quan tâm chính của vấn đề sức khoẻ công cộng. Tuyên bố Thiên niên kỷ của LHQ năm 2000 đặt mục tiêu: chặn đứng và bắt đầu đảo ngược tình trạng lây truyền HIV/AIDS vào năm 2015. Tuyên bố đề cập đến các vấn đề như chăm sóc, hỗ trợ, điều trị trẻ mồ côi và giảm nhẹ các tác động. Nhưng nhiều chính phủ và tổ chức mới chỉ  tập trung các chương trình HIV/AIDS vào phòng tránh.

Trước gánh nặng về chăm sóc và hỗ trợ đang gia tăng, HIV/AIDS sẽ tác động đến tình trạng nhân khẩu học, sức khoẻ và phát triển kinh tế các quốc gia. Đây là một thách thức đối với sự phát triển khu vực trong việc đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ.

1. Tác động nhân khẩu học

AIDS là căn bệnh gây chết người. Vì thế đại dịch HIV/AIDS có xu hướng làm tăng số trường hợp tử vong và làm biến đổi các đặc điểm nhân khẩu học của một quốc gia, trước hết là mức độ chết. Tuy nhiên do HIV tác động chủ yếu tới  nhóm dân số trưởng thành trong độ tuổi sinh sản, HIV cũng có thể tác động tới các đặc trưng dân số khác như mức sinh, cơ cấu tuổi, quy mô dân số và tỷ suất tăng dân số. Do những khác biệt trong mức độ lây nhiễm, các hình thức lây truyền HIV, thời gian và cách thức ứng phó của các chính phủ, tác động của HIV khác nhau ở từng quốc gia.
Tác động tới mức tử vong chung

Ước tính tổng số ca tử vong có liên quan tới AIDS của khu vực năm 2000 là 490.000, hơn 60% trong số này là ở ấn Độ. Dự báo năm 2005 sẽ có khoảng 800.000 ca tử vong (WHO, 2001). Tại Thái Lan, số tử vong sẽ tăng thêm 50.000 trường hợp vào năm 2010, tỷ suất chết thô (CDR) sẽ là 7%o so với 6%o nếu không có AIDS. Còn ở Cămpuchia và Myanma, số trường hợp tử vong sẽ tăng tương ứng 10% và 12%/năm.

Tác động tới mức tử vong đặc trưng theo tuổi

Tỷ suất chết người lớn có thể bị tác động mạnh trong một thời gian ngắn do HIV/AIDS tấn công mạnh hơn vào nhóm dân số trưởng thành trẻ. Trên phạm vi toàn cầu, nếu tỷ lệ mắc HIV là 8% thì tử vong do AIDS có thể chiếm tới 80% các trường hợp chết trong độ tuổi 25-34 (UNAIDS, 1998:43). Mặc dù chưa một nước nào trong khu vực có tỷ lệ mắc HIV như trên, nhưng một số tỉnh của Thái Lan, miền trung-nam của Trung Quốc, và một số bang của Ấn Độ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo dự báo của WHO, tại 3 nước Cămpuchia, Myanmar và Thái Lan với tỷ lệ mắc hiện hành trên 1%, đến năm 2005 tổng số ca tử vong do AIDS hàng năm ở nhóm dân số 15-49 tuổi có thể tăng 40%; 7 nước (ấn Độ, Malaysia, Nepal, Pakistan, Papua New Guinea, Singapore và Việt Nam) có tỷ lệ mắc từ 0,1 – 1%, sẽ tăng 5%; những nước còn lại trong khu vực có tỷ lệ mắc dưới 0,1%, mức tăng sẽ là dưới 1%.

Tử vong trẻ em do truyền HIV từ mẹ sang con cũng sẽ tăng đáng kể. Nếu không có những biện pháp ngăn chặn trong khi mang thai, sinh con và cho con bú, sẽ có tới 1/3 trẻ sơ sinh ở những người mẹ bị nhiễm HIV chết do bị nhiễm HIV. Hiện tại trừ 3 nước và một số bang của Ấn Độ có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất, các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương có số lượng thấp trẻ sơ sinh nhiễm HIV từ mẹ. Dự báo đến năm 2010, tử vong trẻ em ở Thái Lan sẽ tăng 30% do AIDS.
 
Tác động tới tuổi thọ

Giảm tuổi thọ có thể gây tổn hại cho sự phát triển quốc gia. Trong giai đoạn 2000-2005, tuổi thọ của người dân Cămpuchia có thể giảm đi 4 năm (từ 60 xuống 56 tuổi), 3 năm ở Myanmar (từ 59 xuống 56 tuổi), 2 năm ở Thái Lan (từ 73 xuống 71 tuổi), và 1 năm ở ấn Độ (từ 65 xuống 64 tuổi) và khoảng 1 năm hoặc hơn ở các nước khác trong khu vực. Nhìn chung HIV có mối tương quan nghịch với tuổi thọ: tỷ lệ nhiễm HIV tăng thêm 1% thì tuổi thọ giảm đi gần 1 năm. Mức chết tăng và tuổi thọ giảm chủ yếu do giảm tuổi thọ ở người trưởng thành. Tại Cămpuchia, các mô hình ước tính nguy cơ tử vong do AIDS đối với nam giới 15 tuổi chưa mắc HIV cho thấy khả năng tử vong do AIDS là khoảng 28% với mức lây nhiễm hiện hành và 18% với mức lây nhiễm giảm được một nửa trong vòng 15 năm tới (UNAIDS, 2000).

Tác động tới mức sinh, cơ cấu tuổi, quy mô và tăng dân số

Mức chết tăng do AIDS có thể tác động mức sinh và cơ cấu dân số. Khi những phụ nữ nhiễm HIV chết trong độ tuổi sinh đẻ, họ sẽ sinh ít con hơn, điều này làm giảm tỷ lệ sinh. Hơn nữa, hầu hết số trẻ sinh ra bị nhiễm HIV sẽ không có khả năng sống qua thời niên thiếu, vì thế cũng sẽ làm giảm quy mô nhóm dân số trẻ. Dự báo quy mô dân số Thái Lan năm 2010 sẽ giảm từ 1 - 2% do AIDS.
 
2. Tác động về kinh tế
 
Cấp vĩ mô

Việc đo lường tác động chính xác của HIV/AIDS tới kinh tế ở cấp vĩ mô là khó khăn. HIV và bệnh lao phổi làm tăng nhu cầu chăm sóc y tế và giảm khả năng ứng phó của hệ thống y tế. Hầu hết chi trả kinh tế vĩ mô do HIV/AIDS là chi phí chăm sóc y tế cao làm thay đổi các nguồn đầu tư cho sản xuất. Chi phí trực tiếp cho bệnh tật và tử vong liên quan tới HIV bao gồm các chi phi điều trị và chăm sóc, chăm sóc trẻ mồ côi do AIDS, phòng tránh, xét nghiệm và nâng cấp hệ thống y tế. Các chi phí gián tiếp quan trọng nhất là từ những tổn thất của gia đình và cộng đồng do mất những người trẻ trong độ tuổi lao động. Ví dụ ở Cămpuchia, giả sử nếu đại dịch bùng phát vào năm 1998, thì năm 1999 chi phí chữa trị cho những người nhiễm HIV ước tính là 1.552.776 USD hay 291 USD/bệnh nhân. Khoản tiền này gấp 10 lần chi phí sức khoẻ bình quân của một người, như vậy chi phí gián tiếp giai đoạn 1999-2008 sẽ là 429,9 triệu USD. Nếu đại dịch bùng phát vào năm 2002 hoặc 2006 thì chi phí gián tiếp ước tính là 484,1 triệu và 555,5 triệu USD. Nghiên cứu tại Thái Lan cho thấy đến năm 2000 tổng chi phí cho đại dịch tăng từ 7 tỷ lên 9 tỷ USD, chưa tính đến giảm du lịch, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu lao động.

Ở những nước khu vực ESCAP nơi đại dịch đã kịch phát, hệ thống y tế công cộng không đủ khả năng cung cấp các dịch vụ cho bệnh nhân AIDS. Ví dụ tại bệnh viện tỉnh Chiềng Mai (Thái Lan), bệnh nhân AIDS chiếm một nửa số giường bệnh. Còn ở Cămpuchia, năm 2000 có 12.000 bệnh nhân AIDS được chăm sóc y tế, dự kiến con số này sẽ tăng lên 200.000 giai đoạn 2005-2010. Ngoại trừ một số ít nước phát triển trong khu vực có khả năng hỗ trợ phòng chống và chăm sóc, hầu hết các nước đều không đủ nguồn cho chương trình.

HIV làm tăng số trường hợp nhiễm lao, cả ở nhóm người HIV dương tính và âm tính. Những người lao bị nhiễm HIV có nguy cơ gấp 30-50 lần bị lao tiến triển. Số trường hợp nhiễm lao liên quan tới HIV có thể tăng từ 5 – 10% ở hầu hết các nước châu á-Thái Bình Dương. Riêng tại Thái Lan và Cămpuchia, số trường hợp nhiễm lao có thể tăng gấp đôi.

Tác động kinh tế vĩ mô lâu dài của đại dịch bắt nguồn từ những thay đổi về tỷ số phụ thuộc của dân số, thiếu hụt lực lượng lao động và suy kiệt vốn con người. Do AIDS tấn công mạnh vào những người trưởng thành trẻ, vì thế làm mất cân đối nhóm dân số hoạt động kinh tế. Qua các nghiên cứu ở Đông Phi, với tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS 10% thì khả năng tử vong sẽ tăng gấp đôi ở độ tuổi lao động; và nếu tỷ lệ nhiếm là 20% thì khả năng tử vong sẽ tăng gấp ba. Cơ cấu tuổi của dân số thay đổi làm thu hẹp lực lượng lao động sẽ tăng gánh nặng phụ thuộc. Tuy nhiên đối với khu vực châu á-Thái Bình Dương, nơi nào có tỷ lệ nhiễm thấp hơn nhiều tác động này không lớn.

HIV/AIDS cũng tác động đáng kể tới năng suất lao động do người lao động nghỉ ốm và chăm sóc y tế. Tác động tới năng suất kinh tế ở cấp vùng dễ nhận biết hơn ở cấp vĩ mô. Thêm vào đó mức độ bệnh tật và mức chết tăng gây ảnh hưởng tới kinh tế quốc gia qua việc giảm khối lượng tiết kiệm và thay đổi cách thức sử dụng các khoản tiết kiệm, và cuối cùng tác động tới tỷ lệ tăng thu nhập quốc dân. Tuy nhiên, trong khu vực ESCAP, chưa phát hiện mối liên hệ thống kê nào giữa tỷ lệ nhiễm HIV và tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người, do hệ số tương quan khá thấp r = -0,11.
 
Cấp cộng đồng và gia đình

Trong khu vực ESCAP, mối quan hệ giữa HIV/AIDS và đói nghèo thể hiện rõ ở cấp gia đình và cộng đồng. Do một đặc trưng điển hình của lây lan HIV là tập trung theo không gian, tỷ lệ nhiễm cao trong một quốc gia, tỉnh, hyện thường liên quan tới các loại hình di cư. Myanmar và Thái Lan có tỷ lệ nhiễm cao nhất tại các tỉnh biên giới. ở cấp gia đình, HIV/AIDS có xu hướng tập trung cao và phổ biến tại những gia đình có nhiều người lớn và nhiều trẻ em nhiễm HIV. ở cấp vùng, HIV/AIDS tập trung nhiều ở nhóm dân số nghèo. Tại một số nước, nguy cơ lây nhiễm giảm khi trình độ học vấn tăng.

Những tổn thất về gia đình và cộng đồng khó định lượng hơn so với những chi phí trực tiếp ở cấp vĩ mô. Khi chuyển sang AIDS, các chi phí chuyển dần sang cá nhân, bạn bè của người bệnh bằng việc chăm sóc tại nhà và cộng đồng, vì thế tác động tiềm ẩn của AIDS tới phúc lợi gia đình có thể sẽ rất lớn. Chi phí y tế cho bệnh nhân AIDS cao hơn bệnh nhân chưa chuyển sang AIDS. Tại Thái Lan ước tính chi phí chăm sóc y tế trực tiếp một bệnh nhân AIDS trong năm cuối vào khoảng 1.000 USD, tương đương với một nửa thu nhập hàng năm của gia đình.

Tử vong do AIDS làm giảm mức thiêu thụ gia đình so với các nguyên nhân tử vong khác. Cũng tại Chiêng Mai (Thái Lan), 60% hộ gia đình có người chết do AIDS  đã tiêu hết các khoản tiết kiệm, 44% phải bán đất, 42% cắt giảm chi tiêu ăn uống, 28% bán phương tiện đi lại, và 11% phải đi vay.

3. Tác động xã hội
 
Tác động tới phụ nữ
 
Khi các thành viên trong gia đình bị HIV/AIDS, phụ nữ và các em gái thường là người chăm sóc. Những phụ nữ có chồng chết do AIDS thường gặp khó khăn trong cuộc sống và dễ bị nhiễm HIV. Hiện tại ở Đông á và Thái Bình Dương, phụ nữ chiếm 13% tổng số người lớn nhiễm HIV và 35% ở Nam và Đông–Nam á. Tỷ lệ nhiễm ở phụ nữ 15-24 tuổi tại Cămphuchia, ấn Độ, Nhật Bản, Papua New Guinea, Sri Lanka và Thái Lan cao hơn. Do vậy phụ nữ chính là người cần được chăm sóc.
 
Tác động tới trẻ em

Trẻ em trong các gia đình có người nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ bị đói nghèo, chúng có thể phải nghỉ học do cha mẹ ốm đau, gia đình không cung cấp đủ cho các phi phí trường học, hoặc nếu trở lại trường học khoảng thời gian đi học dài hơn sẽ làm giảm cơ hội đạt được một trình độ học vấn cao. An ninh lương thực kém và suy dinh dưỡng cũng sẽ tăng.

AIDS tấn công nhóm dân số trẻ trong độ tuổi sinh sản, vì thế làm tăng mạnh số trẻ mồ côi (cuối năm 2001 khu vực Nam và Đông Nam á có 1,8 triệu trẻ mồ côi, Đông á và Thái Bình Dương có 85.000 trẻ mồ côi, riêng ở Cămpuchia, số trẻ mô côi tăng từ 7.300 năm 1997 lên 55.000 năm 2001). Tại một số nước, cấu trúc tuổi của dân số bị biến dạng và sự phổ biến của các gia đình hạt nhân có thể làm tăng tác động của AIDS tới trẻ em.

Tuyên bố cam kết của Liên hợp quốc về HIV/AIDS nhấn mạnh: “Đến năm 2025, giảm  20% tỷ lệ trẻ em bị nhiễm HIV, năm 2010 giảm 50% thông qua đảm bảo 80% phụ nữ có thai tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước sinh được thông tin, tư vấn và phòng tránh HIV”.

4. Tác động tiểm ẩn của HIV/AIDS

Các yếu tố dịch tễ học

Một số yếu tố có khả năng làm tăng nhanh tỷ lệ thịnh hành HIV ở những người hành nghề mại dâm, mắc các viêm nhiễm qua đường tình dục (STI). STI không chỉ tạo điều kiện cho các hành vi có nguy cơ cao mà còn làm tăng khả năng nhiễm HIV. Hơn nữa, nguy cơ nhiễm mới ở một nhóm tuổi nhất định phụ thuộc vào từng giai đoạn của dịch AIDS, điều này tác động tới mức độ các viêm nhiễm qua đường tình dục ở nhóm người tiềm năng, đặc biệt ở những người bị các viêm loét làm cho virut HIV dễ thâm nhập, nếu không được điều trị sẽ làm tăng khả năng lây nhiễm gấp 10 lần do hoạt động tình dục không được bảo vệ. May mắn là các nước trong khu vực ESCAP đều có tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS dưới 5%; vượt trên mức này, đại dịch sẽ phát triển và khó đảo ngược.

Vấn đề khó khăn nhất là hiệu quả phòng ngừa sự lây truyền qua đường tình dục giữa những nhóm có hành vi cao (gái mại dâm, người tiêm chích ma tuý) với các nhóm khác trong đó những người có nguy cơ lây nhiễm cao là bạn tình của người tiêm chích ma tuý, khách hàng, bạn tình hoặc chồng của gái mại dâm. Tại một số thành phố của Liên bang Nga và Việt Nam, tỷ trọng người tiêm chích ma tuý trong số gái mại dâm khá cao, từ 10 – 30%. Tại một số tỉnh của Trung Quốc, ấn Độ và Myanmar nhiều phụ nữ nhiễm HIV do quan hệ tình dục với người nghiện hút.

Các yếu tố hành vi nguy cơ cao

Những hành vi liên quan nhiều tới lây truyền HIV gồm tỷ lệ cao thay đổi bạn tình hoặc có nhiều bạn tình; sử dụng ít hoặc không thường xuyên bao cao su; bắt đầu quan hệ tình dục sớm; số thanh niên chưa lập gia đình quan hệ tình dục nhiều hơn số đã kết hôn. Sau hơn 2 thập kỷ, sự hiểu biết về HIV được cải thiện đáng kể. Những nước đi sau có nhiều lợi thế từ những kiến thức tích luỹ và hệ thống cảnh báo sớm do thiết lập các hệ thống giám sát hành vi. Hơn nữa, tỷ lệ biết chữ càng cao và nhiều phương tiện truyền thông đại chúng là cơ sở hữu hiệu cho truyền thông chuyển đổi hành vi.

5. Khuyến nghị về chính sách

Đảo ngược tác động trong tương lai bằng phòng ngừa

-  Cần tiến hành các khảo sát hành vi để xác định những nguy cơ và cách thức  lây truyền cao nhất nhằm giảm nhóm dân số có hành hành vi cao. Dựa trên các hướng dẫn của UNAIDS và WHO trong thiết kế và đánh giá chương trình, các nước châu á-Thái Bình Dương cần nắm rõ các dạng và mức độ các hành vi tình dục nguy cơ cao nhất và tiêm chích ma tuý. Các quyết định và can thiệp về chính sách nên dựa trên những phân tích thận trọng và số liệu liên quan tin cậy từ và hệ thống giám sát dịch tễ và hành vi quốc gia toàn diện, những hệ thống này điều hành và giám sát sự lây lan và các nguy cơ về hành vi.

-  Mục tiêu, ưu tiên, và việc sửa đổi các can thiệp phòng ngừa tại mỗi giai đoạn phải được thiết lập một cách thận trọng. Để chi phí có hiệu quả, các chương trình phòng tránh HIV nên lồng ghép vào các hương trình SKSS và chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

-  Trong khu vực châu á-Thái Bình Dương, các hành vi nguy cơ cao gồm tình dục không được bảo vệ với nhiều người và dùng chung kim tiêm chích. Cần tập trung nỗ lực vào các nhóm có nguy cơ cao như những người hành ghề mại dâm, tiêm chích ma tuý, và nhóm dân số di động (người di cư, những người thường qua lại biên giới, lái xe tải, những người đi biển, và những nam giới thường xuyên đi lại). ở những nước có nhiều người tiêm chích ma tuý bị nhiễm HIV và tỷ lệ nhiễm HIV ở người lớn thấp dưới 1%, cần khẩn trương triển khai các chiến lược giảm nguy hại, tốt nhất là trước khi mức độ lây truyền tăng cao một cách nghiêm trọng (5-10%). Cần tập trung vào giám sát gái mại dâm và bệnh nhân bị viêm nhiễm qua đường tình dục để đưa ra những cảnh báo đầy đủ. Tại những nơi mà có tình trạng HIV truyền từ mẹ sang con đáng lưu ý, cần  bao cấp chi phí các thức ăn thay thế cho trẻ sơ sinh cùng với sử dụng thuốc kháng virut trong những tháng mang thai cuối và khi sinh.

-  Tăng cường sử dụng bao cao su, chẩn đoán và điều trị sớm các viêm nhiễm qua đường tình dục, đặc biệt đối với gái mại dâm

 Ngăn chặn tác động nhân khẩu học thông qua cải thiện chăm sóc

-  Khuyến khích các chương trình chăm sóc toàn diện, gồm mở rộng tiếp cận các dịch vụ, chăm sóc lâm sàng, chăm sóc tại nhà, mạng lưới chuyển tuyến đối với bệnh nhân AIDS, hỗ trợ những trẻ em bị ảnh hưởng, và các mô hình đỡ đẻ dựa vào cộng đồng với sự tham gia của phụ nữ trong chăm sóc.

-  Tích cực khuyến khích các thuốc thông thường nhằm cải thiện tiếp cận  liệu pháp chống netrovirút (ví dụ Sáng kiến tiếp cận thuốc của Việt Nam). ở các nước có mức thu nhập thấp hoặc trung bình, các dược sỹ cần tham gia vào điều trị các bệnh liên quan tới HIV và các nhiễm trùng cơ hội như lao.

Ngăn chặn tác động kinh tế thông qua hỗ trợ kinh tế

-  Xây dựng các nguồn lực kinh tế hộ gia đình và hỗ trợ thiết lập mạng lưới an toàn ở cộng đồng; khuyến khích các hệ thống tài chính vi mô đặc trưng theo khu vực cho các hoạt động tăng thu nhập, tiết kiệm luân chuyển không chính thức và liên kết tín dụng.

-  Tổ chức phân phối lương thực tại những cộng đồng bị AIDS tác động mạnh. Các chương trình cứu trợ lương thực của Tổ chức lương thực thế giới cho Cămpuchia, Trung Quốc, Lào và Myanmar cần hỗ trợ giảm tác động của HIV/AIDS tới tình trạng lương thực và dinh dưỡng của các gia đình bị ảnh hưởng.

-  Tài trợ giáo dục và đào tạo cho trẻ em bị ảnh hưởng của HIV/AIDS, kể cả trẻ mồ côi. Thiết lập các cơ chế pháp lý bảo vệ quyền thừa kế và đất đai cho những phụ nữ có chồng chết do AIDS và trẻ mồ côi, củng cố việc thực thi các cơ chế này.

-  Cần có những biện pháp thích hợp ngăn chặn sự phân biệt đối xử và kỳ thị những người nhiễm HIV, và bảo vệ quyền của họ.

Ngăn chặn tác động tâm lý-xã hội

-  Phối hợp việc phòng ngừa và điều trị một cách liên tục. Thiết lập các chuẩn mực ở cộng đồng trong việc chăm sóc và hỗ trợ.

-  Tăng cường sáng kiến chăm sóc tại nhà, dựa vào cộng đồng nhằm giúp các gia đình có những đối phó.

-  Tăng cường khả năng điều phối mạng lưới những người sống chung với AIDS (ví dụ Liên kết các mạng lưới HIV/AIDS khu vực châu á-Thái Bình Dương) như những đối tác về phòng ngừa và giảm thiểu tác động trên mọi khía cạnh. Khuyến khích các tổ chức có uy tín hỗ trợ về tâm lý-xã hội để giảm tác động của HIV/AIDS tới cuộc sống người dân.

Tuy đại dịch có thể không bao giờ phát triển tới mức cực kỳ cao như ở châu Phi, lãnh đạo các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương không thể hài lòng. Các đối phó kết hợp thực tế và thực dụng nhằm ngăn chặn một đại dịch có quy mô lớn hơn ở những nhóm nghèo nhất và ngoài lề xã hội sẽ hữu ích do nhận thức được tính chất của đại dịch và một quan điểm cân bằng về ảnh hưởng của HIV/AIDS trong khu vực.
 
Theo Tạp chí Dân số & Phát triển (số 5/2004), website Tổng cục Dân số & KHHGĐ
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 thực phẩm "đầu độc" cậu nhỏ còn nhanh hơn hút thuốc nếu dùng nhiều

2 thực phẩm "đầu độc" cậu nhỏ còn nhanh hơn hút thuốc nếu dùng nhiều

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

Không thể phủ nhận rằng hút thuốc gây hại tới sức khỏe sinh sản theo nhiều cách. Nhưng bên cạnh đó, còn có nhiều thói quen ăn uống khác cũng “đầu độc” cậu nhỏ của nam giới không kém.

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

Sau sinh, khu vực xung quanh hậu môn, âm đạo (đáy chậu) của người mẹ thường sưng đau và cần một thời gian để lành lại. Vì vậy, người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau khi sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Top