Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sinh con thưa hay dày?

Thứ sáu, 07:00 11/01/2013 | Chất lượng cuộc sống

GiadinhNet - Khoảng cách năm sinh giữa các đứa trẻ trong một gia đình cũng là mối bận tâm của không ít bậc cha mẹ. Đôi khi nó tạo ra không ít chuyện dở khóc, dở cười...

Sinh con thưa hay dày? 1
Cô Lê Thị Lệ Thủy (Q. 11, TP. HCM): Các cháu cách nhau 3, 4 tuổi là vừa

Hai con gái đang sống chung với tôi chỉ cách nhau ba tuổi nên đi đâu cũng có nhau. Những khi cha mẹ bận, hai chị em lại bày đồ hàng ra chơi với nhau rất vui vẻ. Vợ chồng tôi không  phải khổ sở vì trông coi hai cháu nhiều. Nhưng đó là thời gian khi cô chị đã lên 9 tuổi còn cô em 6 tuổi. Trước đó thì cực lắm. Tôi nhớ nhất khi các cháu mới chỉ 4-5 tuổi, ngày nào vợ chồng tôi cũng nhức đầu với việc phải phân xử ai đúng, ai sai. Một số người nói sinh con dày, liên tiếp nhau thì tiện chăm sóc nhưng tôi thấy như thế cực vô cùng. Đôi khi người mẹ không đủ sức, đủ thời gian mà lo cho hai con cùng một lúc, nhất là khi các cháu ốm đau chứ đừng nói tới chuyện làm việc gì khác.

Sinh con thưa hay dày? 2
Chị Vũ Thị Ngọc (Q. 5, TP. HCM): Sinh con dày, khổ lắm

Vì chủ quan  không  kế hoạch nên khi con gái tôi mới được 8 tháng tuổi, tôi lại cấn bầu. Có lẽ vì sinh quá dày, sức khỏe không tốt nên lần này tôi sinh non. Cháu thiếu kí trầm trọng, sức khỏe rất èo uột và phải ở bệnh viện một thời gian.

Bây giờ tôi mới biết nỗi khổ của việc sinh con năm một. Đứa lớn chưa biết gì nên mỗi lần thấy mẹ ẵm em là khóc thét lên, giành mẹ rồi có khi lại đánh em. Những lần tôi bận nấu ăn phải để hai bé chơi gần nhau, tôi luôn nơm nớp lo sợ bé lớn đi đứng không vững lỡ té ngã lên cháu nhỏ rất nguy hiểm.

Những lúc nhà không có người, một mình tôi phải chăm sóc, coi giữ bé rất khó khăn. Vì mới biết đi nên cháu rất thích leo cầu thang, lúc nào tôi cũng căng mắt ra trông chừng hai bé, ăn ngủ cũng không yên. Từ kinh nghiệm bản thân, tôi nghĩ là đừng bao giờ sinh con dày, sẽ rất cực cho mẹ, khổ cho con.

Sinh con thưa hay dày? 3
Chị Phan Thị Nữ Hoàng (Q. Tân Phú, TP. HCM): Tôi dự định sinh các cháu cách 4 năm

Tôi với chồng dự định sẽ sinh con vào năm mới này. Khi con được 4 tuổi tôi sẽ sinh cháu thứ hai. Tôi nghĩ khoảng thời gian này là thích hợp nhất để tôi đủ thời gian chăm bé đầu tiên, chuẩn bị thật kỹ càng cho việc sinh bé thứ 2, cả về mặt kinh tế và sức

khỏe. Tôi nghĩ như thế thì hai con sẽ dễ thân thiết với nhau hơn.

Tôi có người bà con, sinh con thứ 2 khi con lớn của

họ đã 20 tuổi. Vì ở tuổi 40 nên việc chăm sóc con nhỏ khá vất vả, lúc đó họ mới thấm câu “cha già nuôi con mọn”. Người con lớn lúc này đã lập gia đình, hai anh em không có sự gắn bó tuổi thơ nên tình cảm anh em cũng ít khắng khít.

Thanh Nga (Thực hiện)

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Nhà có người cao tuổi bị rối loạn tứ chi hoặc thậm chí bại liệt tay tức là mắc bệnh lý về thoái hóa đốt sống cổ. Điều đáng nói là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi về già nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi Việt Nam đang gặp phải.

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Có 3 thời điểm ghi dấu sự thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong đời người phụ nữ là: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi tâm sinh lý này liên quan chặt chẽ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể và tuổi tác.

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Đừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Thời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ bị kiệt sức, thậm chí đột quỵ, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao. Tuy vậy, đột quỵ mùa nắn...

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Nhiều người cho rằng thuốc bổ thì ai cũng dùng được, cứ nghe thấy bổ là tự ý mua về dùng. Ba kích cũng vậy, trong Y học cổ truyền rễ ba kích tốt cho xương khớp, nhiều người đã tự mua ba kích để ngâm rươụ để sử dụng. Tuy nhiên điều này thật sai lầm, vì có thể gây ra những hệ lụy.

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Dân số và phát triển - 5 năm trước

Xoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn đã hiểu bao nhiêu về căn bệnh này?

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Máu đỏ đen, ham mê cờ bạc gã thanh niên đã ngã gục trước vòng xoáy của những ván bài. Từ những trận sát phạt thâu đêm suốt sáng đã đưa đẩy Tạ Bá Xinh đến con đường nghiện hút. Để rồi, khi tỉnh lại, người đàn ông ấy phát hiện đang mang trong người căn bệnh thế kỷ.

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Dân số và phát triển - 7 năm trước

Trong một lần âu yếm với bạn trai, tinh trùng của bạn trai đã dính vào quần của bạn gái. Từ sau hôm đó, cảm thấy trong người có khác khác. Liệu, bạn gái đã mang thai?

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Dân số và phát triển - 7 năm trước

Một số bệnh tình dục có thể lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau mà chính bạn cũng không ngờ tới.

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Sa sinh dục thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo.

Top