Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗ lực truyền thông giảm tảo hôn, hôn nhân cận huyết (cuối): Chiến thuật “mưa dầm thấm lâu”

Thứ hai, 13:24 01/07/2013 | Chất lượng cuộc sống

GiadinhNet - Việc truyền thông thay đổi nhận thức, xóa bỏ một tập tục đã tồn tại từ bao đời nay là chuyện không thể thực hiện trong một sớm một chiều.

Nỗ lực truyền thông giảm tảo hôn, hôn nhân cận huyết (cuối): Chiến thuật “mưa dầm thấm lâu” 1

Trẻ em ở Kon K’Riêng. Ảnh: D. N

 
Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số cơ sở không quản ngày đêm băng rừng vượt đèo, lặn lội đến từng nhà, từng chòi canh nương để vận động bà con hiểu rõ tác hại khôn lường của kết hôn cận huyết.
 
Băng rừng về làng đỡ đẻ

Làng Kon K’Riêng, xã Kon P’Ne có khoảng 30 nóc nhà. Những người “chữ nhiều” như Trưởng thôn Đinh Ka chỉ đếm trên đầu ngón tay. Những học sinh như: K’Nhiều, K’Mèn, K’Nhé, K’Nhát mà chúng tôi đã tiếp xúc ngay từ khi vào làng, đều ở độ tuổi 15-16 tuổi, mỗi nhà có khoảng 7-8 anh/chị em. Người thì học lớp 6, người thì học lớp 7. Các em đều xinh xắn nhưng hầu hết ở dạng “thấp bé nhẹ cân”.

Bên bếp lửa nhà rông trong lễ đâm trâu, vít cần rượu trong ché, cô gái Đinh H’Reng, có đôi mắt huyền bí như núi rừng kể cho chúng tôi nghe: “Mình và chồng đều là hai đứa chung một “bếp” (nhà) từ bé. Đi rừng, đi suối, lên rẫy, bẫy con thú, đào măng cũng từ hồi 6-7 tuổi. Đến năm 16 tuổi thì nhà mình “bắt chồng” cho mình cũng là một lẽ tự nhiên...”. Khi chúng tôi hỏi, vợ chồng Đinh H’Reng làm cách gì để hạn chế chuyện sinh đẻ thì H’Reng thẳng thắn: Bây giờ người làng đã tiến bộ rồi. Mỗi tháng, đều có cán bộ “sinh đẻ” vào làng mình phát thuốc ngừa thai, có chỉ dẫn cẩn thận. Uống thuốc đầy đủ thì “không lo có cái thai” đâu!

H’Reng cho biết thêm: Hồi trước, khi phụ nữ sinh con thì bà mụ dùng một cái cật nứa sắc như con dao, cắt cuống rốn đứa bé. Còn bây giờ chúng mình biết rồi. Nếu thấy dấu hiệu sắp sinh con ra vào buổi tối thì “hú” chồng băng rừng ra xã tìm cán bộ y tế về làng đỡ đẻ, cắt cuống rốn cho em bé. “Một số chị em ngại dùng thuốc nhưng cả hai vợ chồng đều thỏa thuận, phải kiêng trong những “ngày đó”. Còn chuyện đặt vòng hoặc dùng bao cao su, thì ở Kon K’Riêng này, đều là chuyện “kỵ” vì chẳng ai thích đâu”, H’Reng nói thêm.

Còn chuyện kết hôn cận huyết? H’Reng bày tỏ: Phong tục làng mình nó thế. Muốn thay đổi không phải dễ dàng.
 
Triển khai các mô hình hay
 

Chủ tịch xã Kon P’Ne, Đinh Luyinh chia sẻ: “Thật ra nhờ các cán bộ dân số bền bỉ truyền thông nên gần đây đồng bào đã ý thức rất nhiều rồi”. Ông Đinh Luyinh khẳng định thêm, chính cái nghèo, cái khổ, sự vất vả khi đẻ nhiều đã giúp các cặp vợ chồng giác ngộ ra rất nhiều điều. Các ông bố bà mẹ cũng không còn ép con gái phải “bắt chồng” sớm nữa.

Mang câu chuyện kết hôn cận huyết hỏi bà Thanh Long, cán bộ Phòng Truyền thông - giáo dục, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Gia Lai, bà cũng khẳng định: Với phong tục của người Ba Na, thì cách duy nhất chỉ là tiếp cận “to nhỏ, rù rì” thuyết phục, khuyên bảo, tuyên truyền là chính.

Còn Chủ tịch UBND xã Kon P’Ne, Đinh Luyinh chia sẻ: “Thật ra nhờ các cán bộ dân số bền bỉ truyền thông nên gần đây đồng bào đã ý thức rất nhiều rồi”. Ông Đinh Luyinh khẳng định, chính cái nghèo, cái khổ, sự vất vả khi đẻ nhiều đã giúp các cặp vợ chồng giác ngộ ra rất nhiều điều. Các ông bố bà mẹ cũng không còn ép con gái phải “bắt chồng” sớm nữa. Bản thân vợ chồng Đinh Luyinh cũng là một tấm gương của xã. Chồng là Chủ tịch xã, vợ là Chủ tịch Hội Phụ nữ. Họ chỉ sinh hai người con “rất đúng với chủ trương, chính sách”.

Chúng tôi thắc mắc: Tại sao ở làng Kon K’Riêng này và cả cộng đồng Ba Na ở xã Kon P’Ne lại có họ A và họ Đinh (già làng A Khi và Chủ tịch xã Đinh Luyinh) thì được biết: Trước đây (khoảng năm 1990) tỉnh Gia Lai và Kon Tum là một. Người Ba Na ở Kon P’Ne đều là người ở làng Kon P’loong. Sau này tách tỉnh, Gia Lai và Kon Tum thành hai địa phương khác nhau. Cái mốc địa giới của hai tỉnh vô tình đã chia cộng đồng Ba Na này làm hai. Sau đó, khi làm hộ khẩu và CMND, người già ở làng cũ vẫn lấy họ là A, còn “người mới” thì hầu hết đều chọn họ Đinh.

Nhằm cải thiện chất lượng dân số, nâng cao đời sống người dân, những năm gần đây Trung tâm DS-KHHGĐ huyện K’Bang đã triển khai nhiều mô hình như: Nâng cao chất lượng dân số tại một số dân tộc ít người; Tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân. Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã rốt ráo thực hiện Dự án tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh từ đầu năm 2013. Tất cả đều nhằm mục đích cải thiện chất lượng dân số cho bà con Ba Na.
 
Quốc Định - Du Nguyễn
quynhupbaoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Nhà có người cao tuổi bị rối loạn tứ chi hoặc thậm chí bại liệt tay tức là mắc bệnh lý về thoái hóa đốt sống cổ. Điều đáng nói là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi về già nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi Việt Nam đang gặp phải.

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Có 3 thời điểm ghi dấu sự thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong đời người phụ nữ là: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi tâm sinh lý này liên quan chặt chẽ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể và tuổi tác.

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Đừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Thời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ bị kiệt sức, thậm chí đột quỵ, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao. Tuy vậy, đột quỵ mùa nắn...

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Nhiều người cho rằng thuốc bổ thì ai cũng dùng được, cứ nghe thấy bổ là tự ý mua về dùng. Ba kích cũng vậy, trong Y học cổ truyền rễ ba kích tốt cho xương khớp, nhiều người đã tự mua ba kích để ngâm rươụ để sử dụng. Tuy nhiên điều này thật sai lầm, vì có thể gây ra những hệ lụy.

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Dân số và phát triển - 5 năm trước

Xoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn đã hiểu bao nhiêu về căn bệnh này?

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Máu đỏ đen, ham mê cờ bạc gã thanh niên đã ngã gục trước vòng xoáy của những ván bài. Từ những trận sát phạt thâu đêm suốt sáng đã đưa đẩy Tạ Bá Xinh đến con đường nghiện hút. Để rồi, khi tỉnh lại, người đàn ông ấy phát hiện đang mang trong người căn bệnh thế kỷ.

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Dân số và phát triển - 7 năm trước

Trong một lần âu yếm với bạn trai, tinh trùng của bạn trai đã dính vào quần của bạn gái. Từ sau hôm đó, cảm thấy trong người có khác khác. Liệu, bạn gái đã mang thai?

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Dân số và phát triển - 7 năm trước

Một số bệnh tình dục có thể lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau mà chính bạn cũng không ngờ tới.

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Sa sinh dục thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo.

Top