Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khóc, cười với "áo mưa"

GiadinhNet - Ngại ngăn cách, thích "cảm giác thật" nên không ít cặp đôi đã từ chối sử dụng bao cao su.

Tuy nhiên đây là một trong những biện pháp tránh thai, phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục rất an toàn, hiệu quả. Có thể, do thời gian đầu chưa có kinh nghiệm sử dụng nên có những trường hợp "dở khóc, dở cười" với áo mưa. Song, khi quen rồi, đa phần các cặp đôi đều tỏ ý hài lòng với "vệ sỹ" trung thành này.

Phát hoảng vì "cô nhỏ" thủ tiêu "áo mưa"

Sinh con đầu lòng hơn 1 năm mà vợ chồng Thanh Hải, phố Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội đã hai lần "vỡ kế hoạch" vì lười sử dụng biện pháp bảo vệ. Chị Nga (vợ anh Hải) không hợp việc đeo vòng tránh thai nên không đi đặt vòng. Do đang cho con bú nên chị Nga không muốn uống hay tiêm thuốc tránh thai. Vì vậy biện pháp an toàn để "không tăng dân số" là anh chồng phải gánh vác trách nhiệm sử dụng "áo mưa". Tuy nhiên, những ngày đầu chưa quen, cặp vợ chồng trẻ này đã gặp không ít tình huống dở khóc dở cười.

Nga tâm sự: "Cách đây một tuần em phải muối mặt đến bệnh viện để xử lý "hậu kỳ" chị ạ. Hai lần đầu sử dụng "áo mưa" dù có chút bối rối, không quen nhưng chấp nhận được. Đến lần thứ ba thì cả hai hoảng hồn vì "xong cuộc" chiếc "áo mưa" bỗng nhiên...mất tiêu?! Chồng cũng chịu khó giúp vợ mà tìm không ra. Vợ chồng đoán già đoán non, cả đêm mất ngủ vì lo lắng. Sau "sự cố" đó, ba hôm em bị sốt, người run cầm cập. Gọi điện thoại về quê cho cô em gái là bác sỹ, cô em đoán: Có thể do "cô nhỏ" ngậm mất "áo mưa". Vợ chồng em cấp tốc đến bệnh viện. Đúng như dự đoán của cô em, bác sĩ thăm khám xong cho biết: Trong "cô nhỏ" có vật lạ và đã gắp ra được chiếc "áo mưa".Vợ chồng ngượng không biết để đâu cho hết!".

Cũng gặp trục trặc với chiếc "áo mưa" nhưng tình huống của vợ chồng chị Nguyễn Thanh Tuyền không đến nỗi "muối mặt" vì nhiều người biết như vợ chồng Thanh Hải. Thanh Tuyền tâm sự: "Chồng em đi công tác ở Singapore mới về cũng là lúc con trai tròn 5 tháng. Hôm đó khá thuận lợi, con ngoan ít quấy khóc nên vợ chồng đã lên kế hoạch "liên hoan" sau nhiều ngày xa cách. Khi "xong cuộc" cả hai hoảng hồn vì chiếc "áo mưa" bị rách từ lúc nào co cuộn tít lên cổ "cậu nhỏ". Chồng em nghĩ ngay đến tình huống vợ phải uống thuốc tránh thai khẩn cấp, nhưng vì đang thời kỳ cho con bú, em không muốn. Cả hai căng thẳng vì thương con và tự trách mình không cẩn thận. Chồng thì trách vợ là vội quá nên không hỗ trợ chồng sử dụng "áo mưa" đúng cách. Vợ thì trách chồng lười không chịu đi mua "áo mưa" mới vì áo mưa đó vẫn còn hạn sử dụng nhưng bọn em đã sếp vào xó từ cách đây gần 1 năm. Có thể vì thế mà chất lượng của nó không còn được tốt nữa?! Nhưng rất may là sáng hôm sau thủ thỉ với chị hàng xóm làm bác sĩ. Chị ấy nói có loại thuốc tránh thai khẩn cấp không ảnh hưởng nhiều đến sữa. Em đi mua ngay. Cũng rất may "vụ đó" an toàn qua đi...".

Dùng “áo mưa” phải đúng cách
 

Night Happy - thêm một lựa chọn mới cho khách hàng

Hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm bao cao su và viên uống tránh thai hiệu Night Happy- đây là một lựa chọn tối ưu dành cho các cặp vợ chồng vì sản phẩm này tuyệt đối an toàn và giá cả rất phải chăng. Bao cao su Night Happy với khá nhiều loại hương hấp dẫn, phù hợp với mọi đối tượng. Hai sản phẩm này do Ban Quản lý mô hình tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai (Tổng cục DS-KHHGĐ) và Night Happy đang thực hiện tiếp thị xã hội, nhằm đa dạng hóa các phương tiện tránh thai an toàn phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực tình dục chia sẻ: Không ít nam giới do nhận thức chưa đúng về công dụng của bao cao su nên khi vào cuộc yêu, họ không thích dùng, rồi"lý sự": Thấy mất thời gian, tạo ngăn cách, cảm giác không thật ảnh hưởng đến chất lượng "yêu"...?!

Tuy nhiên, hiện nay các loại bao cao su đều được sản xuất với quy trình rất tốt, đảm bảo độ mỏng, chắc chắn, an toàn. Theo ước tính có khoảng 40 triệu cặp vợ chồng trên thế giới sử dụng bao cao su, qua thống kê người ta thấy có tỷ lệ vỡ kế hoạch rất nhỏ chỉ 6 - 13%.

Bà Nguyễn Thị Huệ- Trưởng phòng Can thiệp giảm tác hại, Ủy ban Phòng chống AIDS khuyên rằng: "Đối với những anh chồng lười sử dụng "áo mưa", người vợ hãy lắng nghe nguyên nhân và tìm cách thuyết phục chồng hướng đến tình dục an toàn. Một số nam giới gặp trục trặc nho nhỏ trong việc mặc "áo mưa", đôi khi có thể bị tuột trong khi đang "yêu". Nguyên nhân có thể do "áo mưa" đã quá hạn sử dụng, có khi lại do yếu tố tâm lý. Phụ nữ nên khéo léo giúp "đối tác" sử dụng "áo mưa" để loại trừ cảm giác bối rối, lúng túng của chàng. Một số quý ông khác từ chối dùng "áo mưa" với lý do làm giảm khoái cảm của cuộc ái ân. Việc tranh cãi giữa các cặp vợ chồng trong việc có sử dụng khiên chắn này hay không cũng rất thường xuyên xảy ra và đôi lúc nó làm mất cả hứng "yêu", thậm chí đang từ chuyện "yêu" lại dẫn tới những chuyện không hay khác".

"Để thuyết phục chồng, người phụ nữ phải hết sức khéo léo. Chẳng hạn thuyết phục chồng bằng các lý do như có thai ngoài ý muốn sẽ hại như thế nào, thời gian "yêu" sẽ lâu hơn nhờ "áo mưa". "Áo mưa" là biện pháp duy nhất bảo vệ bạn khỏi các căn bệnh lây qua chuyện "yêu" như  các loại viêm gan siêu vi, bệnh tình dục và nguy hiểm hơn hết là HIV/AIDS. Điều đó sẽ không còn là vấn đề vì với công nghệ hiện nay có rất nhiều sản phẩm bao cao su siêu mỏng, cho cảm giác thật như không dùng", bà Huệ gợi ý.

Bà Josselyn Neukom, Giám đốc Quốc gia Tổ chức Dịch vụ Dân số Quốc tế (PSI) Việt Nam cũng cho biết: "Chúng tôi từng phát động Chiến dịch "Sống hiện đại" nhằm mục đích giảm kỳ thị liên quan đến việc mua và mang theo bao cao su. Nâng cao ý thức của người dân tự bảo vệ bản thân khỏi lây nhiễm các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục bằng cách bình thường hóa việc mua và sử dụng "áo mưa". Đặc biệt trong nhóm từ 18-32 tuổi- đối tượng chưa lập gia đình, còn đối với những người đã lập gia đình thì họ xem việc đi mua bao su là chuyện hết sức bình thường để KHHGĐ, phòng tránh các bệnh lây truyền cho cả hai vợ chồng.

Sử dụng "áo mưa"

> Khi xé vỉ đựng “áo mưa”, cần đẩy “áo mưa” bên trong về một phía rồi xé để tránh làm rách "áo mưa” bên trong.

> Mặc “áo mưa” trước khi “lâm trận”.

> Bóp xẹp núm nhỏ ở đầu “áo mưa” để đuổi hết không khí ra ngoài. Động tác này giúp “áo mưa” không bị vỡ khi ân ái.

> Chụp “áo mưa” vào “cậu nhỏ” với vòng bao ở phía ngoài, rồi lăn nhẹ để “áo mưa" trùm kín đến tận gốc “cậu nhỏ”.

> Khi “xong cuộc”, giữ chặt phần “áo mưa” ở gốc “cậu nhỏ” khi cho “cậu nhỏ” ra ngoài để tránh làm tuột hoặc rơi “tinh binh”vào “vùng cấm”.

> Dùng xong nên dùng giấy gói bao cao su lại, cho vào thùng rác.

Kỳ Anh

baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Nhà có người cao tuổi bị rối loạn tứ chi hoặc thậm chí bại liệt tay tức là mắc bệnh lý về thoái hóa đốt sống cổ. Điều đáng nói là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi về già nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi Việt Nam đang gặp phải.

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Có 3 thời điểm ghi dấu sự thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong đời người phụ nữ là: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi tâm sinh lý này liên quan chặt chẽ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể và tuổi tác.

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Đừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Thời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ bị kiệt sức, thậm chí đột quỵ, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao. Tuy vậy, đột quỵ mùa nắn...

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Nhiều người cho rằng thuốc bổ thì ai cũng dùng được, cứ nghe thấy bổ là tự ý mua về dùng. Ba kích cũng vậy, trong Y học cổ truyền rễ ba kích tốt cho xương khớp, nhiều người đã tự mua ba kích để ngâm rươụ để sử dụng. Tuy nhiên điều này thật sai lầm, vì có thể gây ra những hệ lụy.

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Dân số và phát triển - 5 năm trước

Xoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn đã hiểu bao nhiêu về căn bệnh này?

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Máu đỏ đen, ham mê cờ bạc gã thanh niên đã ngã gục trước vòng xoáy của những ván bài. Từ những trận sát phạt thâu đêm suốt sáng đã đưa đẩy Tạ Bá Xinh đến con đường nghiện hút. Để rồi, khi tỉnh lại, người đàn ông ấy phát hiện đang mang trong người căn bệnh thế kỷ.

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Dân số và phát triển - 7 năm trước

Trong một lần âu yếm với bạn trai, tinh trùng của bạn trai đã dính vào quần của bạn gái. Từ sau hôm đó, cảm thấy trong người có khác khác. Liệu, bạn gái đã mang thai?

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Dân số và phát triển - 7 năm trước

Một số bệnh tình dục có thể lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau mà chính bạn cũng không ngờ tới.

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Sa sinh dục thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo.

Top