Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tổng thống Hàn Quốc bị phế truất: Hai lần rời Nhà Xanh trong cay đắng

Thứ bảy, 13:14 11/03/2017 | Bốn phương

Park Geun Hye bước vào Nhà Xanh năm 10 tuổi. Đến lúc xế chiều, bà lần thứ hai rời khỏi đây, kết thúc sự nghiệp chính trị và đối mặt với những ngày tháng tới trong cô độc.

Ngày 10/3, Tòa Hiến pháp Hàn Quốc đã chính thức phế truất tổng thống Park Geun Hye sau bê bối để người bạn thân Choi Soon Sil can thiệp vào các quyết định. Bà Park, nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc, trở thành tổng thống dân cử đầu tiên bị phế truất trong lịch sử nước này.

CNN nhận định những gì xảy ra với tổng thống vừa bị phế truất chính là câu chuyện của nước Hàn Quốc hiện đại. Năm 10 tuổi, Park Geun Hye lần đầu bước vào Nhà Xanh sau khi cha bà, tướng Park Chung Hee lên nắm quyền tổng thống. Những năm tháng trong Nhà Xanh của bà Park kết thúc khi cha bà bị ám sát.

Năm 2013, Park trở lại Nhà Xanh với tư cách một tổng thống. Tháng 3/2017, bà phải rời Nhà Xanh, sớm 9 tháng so với nhiệm kỳ.


Park Geun Hye, con gái một nhà độc tài, trở thành tổng thống nhờ được dân bầu và bị phế truất bằng phán quyết của tòa án trong một thể chế dân chủ. Ảnh: AFP. Đồ họa: Phượng Nguyễn.

Park Geun Hye, con gái một nhà độc tài, trở thành tổng thống nhờ được dân bầu và bị phế truất bằng phán quyết của tòa án trong một thể chế dân chủ. Ảnh: AFP. Đồ họa: Phượng Nguyễn.

Ký ức đau buồn

Cựu tổng thống Park đã mất cả cha lẫn mẹ trong quãng thời gian tuổi trẻ sống tại Nhà Xanh. Năm 1974, mẹ bà thiệt mạng trong vụ ám sát vốn nhắm vào Park Chung Hee. Park Geun Hye, khi đó 22 tuổi, giặt chiếc váy vấy máu của mẹ rồi trở thành đệ nhất tiểu thư Hàn Quốc, thay mẹ để tháp tùng cha trong nhiều sự kiện chính trị.

"Với sự ra đi đột ngột của mẹ tôi, đột nhiên tất cả những nghĩa vụ và trách nhiệm nặng nề của một đệ nhất phu nhân bị đặt lên vai tôi. Đó thật sự là một nhiệm vụ khó khăn", bà Park nói về trải nghiệm đầu tiên trong chính trường.

Năm 1979, đến lượt Park Chung Hee bị ám sát, người con gái đã giặt chiếc áo và cà vạt dính máu ông. Mất cả cha và mẹ, bà Park rút lui hoàn toàn khỏi công chúng và sống một cuộc đời mà bà mô tả là "rất bình thường".


Park Geun Hye trong đám tang cha bà vào năm 1979. Ảnh: Reuters.

Park Geun Hye trong đám tang cha bà vào năm 1979. Ảnh: Reuters.

Bà Park quay trở lại sự nghiệp chính trị sau cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á cuối thập niên 1990. Bất chấp thân thế, con đường đến Nhà Xanh của Park Geun Hye không hề dễ dàng. Năm 2006, bà bị tấn công trong một lần vận động cử tri. Đến năm 2013, bà đắc cử tổng thống và trở thành người phụ nữ đầu tiên tại Hàn Quốc đảm nhiệm cương vị này.

Thảm họa

Trong một xã hội mà nam giới vẫn nắm quyền thống trị ở mọi nơi như Hàn Quốc, bà Park được kỳ vọng sẽ mang lại bước tiến mới trong bình đẳng giới. Dù vậy, tổng thống Park lại cho thấy bà thừa hưởng rất nhiều cung cách của cha mình.

"Các cộng sự nhận xét cách điều hành của bà Park chuyên quyền và giống với Park Chung Hee hơn cung cách mà người Hàn Quốc sống trong nền dân chủ thế kỷ 21 đã quen thuộc", CNN dẫn lời chuyên gia Duyeon Kim của Đại học Georgetown.

Tai họa ập đến vào ngày 16/4/2014 khi chiếc phà Sewol chìm giữa biển trong chuyến đi đến đảo Jeju. 304 người thiệt mạng, phần lớn trong đó là học sinh trung học. Tổng thống Park Geun Hye không xuất hiện trong suốt 7 tiếng sau tai nạn. Cho đến nay, người ta vẫn không biết bà ở đâu trong 7 tiếng đó.

"Đó là một vết nhơ trong nhiệm kỳ của bà ấy", ông Kim nói.

"Người ta không kỳ vọng Park có đủ phép màu để cứu chiếc phà, nhưng đó là lúc người ta cần một người dẫn dắt", Kim nhận định.


Bao phủ nhiệm kỳ của bà Park là vụ chìm phà Sewol, căng thẳng leo thang với Triều Tiên và đỉnh điểm là vụ bê bối của người bạn thân. Ảnh: Reuters.

Bao phủ nhiệm kỳ của bà Park là vụ chìm phà Sewol, căng thẳng leo thang với Triều Tiên và đỉnh điểm là vụ bê bối của người bạn thân. Ảnh: Reuters.

Người bạn

Vụ chìm phà Sewol được xem là tai nạn khủng khiếp nhất trong lịch sử hiện đại. Tuy vậy, người ta phải đợi đến vụ bê bối năm 2016 để chứng kiến người dân Hàn Quốc tức giận cực độ. Mối quan hệ của bà Park và người bạn thân Choi Soon Sil đã kéo hàng trăm nghìn người xuống đường biểu tình phản đối.

Kết cục ngày hôm nay của Tổng thống Park có thể đã bắt đầu từ rất lâu trước đó, từ khi bà còn là đệ nhất tiểu thư Hàn Quốc và người ta bắt đầu nói về mối quan hệ kỳ lạ của bà với Choi Tae Min, một lãnh đạo giáo phái thần bí tại Hàn Quốc. Choi đã theo sát Park trong suốt quá trình trưởng thành kể từ cái chết của người mẹ.

Choi Soon Sil là con gái của Choi Tae Min. Trong nhiều thập kỷ sau này, bà đã làm bạn và duy trì ảnh hưởng lớn lên Park, đúng như cách người cha bà đã làm trước kia.


Park Geun Hye đã lớn lên giữa những mối quan hệ chằng chịt trong thương trường, chính trường Hàn Quốc.

Park Geun Hye đã lớn lên giữa những mối quan hệ chằng chịt trong thương trường, chính trường Hàn Quốc.

Là con gái lớn trong gia đình, Park không có quan hệ thân thiết với hai em mình. Em trai bà, Park Ji Man nhiều lần bị bắt vì sử dụng chất kích thích. Trong khi đó, em gái Park Geun Ryeong là người thường xuyên chỉ trích cả chị gái lẫn đất nước mình. Park đã chủ động giảm bớt liên quan với 2 em mình, kết cục là bà tìm đến Choi như một người bạn và là niềm an ủi.

"Tôi không có ai bên cạnh để giúp đỡ trong những vấn đề cá nhân, nên tôi tìm đến Choi", Park nói hồi tháng 11/2016, bà giải thích về mối quan hệ của mình với người bạn thân như hệ quả của sự cô đơn.

Tổng thống Park bị cáo buộc đã để người bạn thân gây ảnh hưởng lên các quyết định chính sách của bà và lợi dụng mối quan hệ để trục lợi riêng. Park xin lỗi người dân, thú nhận bà đã để bạn thân chỉnh sửa bài phát biểu của mình nhưng phủ nhận những cáo buộc còn lại. Bà cũng không từ chức.


Người biểu tình đòi tổng thống Park từ chức tại Seoul. Ảnh: CNN.

Người biểu tình đòi tổng thống Park từ chức tại Seoul. Ảnh: CNN.

Bị đất nước quay lưng

Ngày 10/3, bà Park chính thức bị phế truất, mất quyền miễn trừ dành cho tổng thống và đối mặt với nguy cơ bị truy tố vì các tội nhận hối lộ, lạm dụng quyền lực.

Thế nhưng, sự quay lưng của người dân đối với bà đã đến từ trước đó rất lâu. Hàng trăm nghìn người biểu tình mỗi cuối tuần để yêu cầu bà từ chức. Bất chấp Hàn Quốc đang vào giữa mùa đông, những ngày mưa gió hoặc tuyết rơi, người dân vẫn mang theo biểu ngữ đòi quốc hội luận tội tổng thống. Họ còn mang theo cả những hình nhân của bà Park trong trang phục tù nhân hoặc làm con rối của người bạn thân.

Vào đỉnh điểm của sự bất bình, tỷ lệ ủng hộ bà Park trong người dân chỉ còn 4%, mức thấp nhất từ khi chỉ số này được ghi nhận. Ngay cả trong nhóm cư dân lớn tuổi, những người "mang ơn" cựu tổng thống Park Chung Hee và là nhóm ủng hộ truyền thống của bà Park, tỷ lệ ủng hộ cũng giảm sút nghiêm trọng.

Trong cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 2012, Park Geun Hye đã thuyết phục cử tri bằng hình ảnh một người phụ nữ không gia đình, không con cái và đã dành phần lớn đời mình phụng sự Hàn Quốc. Bà thậm chí còn tuyên bố mình là người "kết hôn với đất nước". Cuộc "hôn nhân" chính thức kết thúc vào hôm nay, 10/3.


Bà Park, từng được xem là người phụ nữ quên mình vì đất nước, nay trở thành kẻ nói dối trong mắt người dân. Ảnh: Reuters. Đồ họa: Phượng Nguyễn.

Bà Park, từng được xem là người phụ nữ quên mình vì đất nước, nay trở thành kẻ nói dối trong mắt người dân. Ảnh: Reuters. Đồ họa: Phượng Nguyễn.

Trong lúc Hàn Quốc chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống phải diễn ra trong 60 ngày tới, Park Geun Hye một lần nữa chuẩn bị để rời khỏi Nhà Xanh. Trước đó, trong 3 tháng sau khi bị luận tội, vị tổng thống bị đình chỉ chức vụ sống những ngày lặng lẽ tại Nhà Xanh. Vào ngày sinh nhật (2/2), bà ăn mì cạnh một vài trợ lý cao cấp còn sót lại, những người vẫn chưa bị bắt trong cuộc điều tra vụ bê bối. Bà Choi đã bị bắt từ cuối năm 2016.

Nửa thế kỷ sau buổi đầu bước vào Nhà Xanh, bà Park giờ là người phụ nữ 65 tuổi, không còn cả cha mẹ lẫn người bạn thân tín nhất.

Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
4 người trong một gia đình cùng đi thang máy lên tầng 21, những gì xảy ra sau đó khiến ai nấy đều ám ảnh

4 người trong một gia đình cùng đi thang máy lên tầng 21, những gì xảy ra sau đó khiến ai nấy đều ám ảnh

Tiêu điểm - 2 giờ trước

Hiện vụ việc đang được cảnh sát ở Indonesia điều tra, trong khi đó thân nhân của những người này mong muốn mọi người không nên tự đưa ra những suy diễn vô căn cứ.

14 quốc gia hợp lực tạo ra ‘công trình xa lộ’ số 1 thế giới, trải dài bất tận 30.000km, xuyên qua cả "Đỉnh Tử Thần", được kỳ vọng là ‘sợi dây kết nối’ các nền kinh tế

14 quốc gia hợp lực tạo ra ‘công trình xa lộ’ số 1 thế giới, trải dài bất tận 30.000km, xuyên qua cả "Đỉnh Tử Thần", được kỳ vọng là ‘sợi dây kết nối’ các nền kinh tế

Chuyện đó đây - 8 giờ trước

Hiệp định về xa lộ này được ký kết năm 1937 bởi 14 quốc gia: Argentina, Bolivia, Canada, Chile, Colombia, Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras, Mexico, Nicaragua, Panama, Peru và Mỹ.

Cảnh tượng đặc biệt tồn tại hàng thập kỷ ở thành phố hiện đại bậc nhất Trung Quốc: Chính quyền chê xấu, người dân quyết giữ vì tiện lợi

Cảnh tượng đặc biệt tồn tại hàng thập kỷ ở thành phố hiện đại bậc nhất Trung Quốc: Chính quyền chê xấu, người dân quyết giữ vì tiện lợi

Tiêu điểm - 14 giờ trước

Ở những khu chung cư cũ trong thành phố Thượng Hải (Trung Quốc), bạn có thể bị choáng ngợp bởi cảnh tượng tầng tầng lớp lớp quần áo đủ màu.

27 năm tìm kiếm cô gái từng cứu đời mình, người đàn ông khóc không thành tiếng trong ngày gặp lại cố nhân

27 năm tìm kiếm cô gái từng cứu đời mình, người đàn ông khóc không thành tiếng trong ngày gặp lại cố nhân

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Người đàn ông 37 tuổi đã quỳ gối tại hiện trường nhận thân nhân, ôm người phụ nữ mà khóc trong tức tưởi trong khi hai người không hề có bất kỳ mối quan hệ nào. Chuyện gì đã xảy ra?

Lão nông đào trúng chiếc thìa liền mang về xúc cám cho lợn, trưởng thôn nhìn thấy thì hô hoán: 'Phải báo chính quyền ngay!'

Lão nông đào trúng chiếc thìa liền mang về xúc cám cho lợn, trưởng thôn nhìn thấy thì hô hoán: 'Phải báo chính quyền ngay!'

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Lão nông dân không biết rằng, món đồ mà ông nhặt được chính là di vật lịch sử cần được bảo vệ và lưu giữ.

90 giây trước thảm kịch tàu hàng đâm sập cầu ở Mỹ

90 giây trước thảm kịch tàu hàng đâm sập cầu ở Mỹ

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Một nhân viên điều phối đã phát hiện ra và kịp yêu cầu ngừng lưu thông trên cầu Francis Scott Key trước khi con tàu đâm sập một phần cầu, nhưng không kịp để sơ tán đội công nhân đang sửa cầu.

Chàng tiên cá bỗng hot rần rần tại Trung Quốc, thành hiện tượng sau một đêm nhờ vũ điệu lắc bụng 'bằng cả tính mạng' khiến dân mạng cười ngất

Chàng tiên cá bỗng hot rần rần tại Trung Quốc, thành hiện tượng sau một đêm nhờ vũ điệu lắc bụng 'bằng cả tính mạng' khiến dân mạng cười ngất

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Màn trình diễn độc đáo của chàng tiên cá này hiện đang được lan truyền nhanh chóng trên các trang MXH tại Trung Quốc.

Hai phụ nữ Mỹ 'bẫy' nhân viên ngân hàng, đưa thi thể cụ ông 80 tuổi đến rút tiền

Hai phụ nữ Mỹ 'bẫy' nhân viên ngân hàng, đưa thi thể cụ ông 80 tuổi đến rút tiền

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Truyền thông Mỹ đưa tin hai phụ nữ ở bang Ohio phải đối mặt với các cáo buộc liên quan đến một vụ trộm kỳ lạ, trong đó họ được cho là chở một người đàn ông đã chết đến ngân hàng để rút 900 đô la từ tài khoản của người này.

Cận cảnh tàu hàng đâm sập cầu Mỹ khiến 6 người thiệt mạng, Tổng thống Biden nhận định đây không phải hành động cố ý

Cận cảnh tàu hàng đâm sập cầu Mỹ khiến 6 người thiệt mạng, Tổng thống Biden nhận định đây không phải hành động cố ý

Bốn phương - 2 ngày trước

GĐXH - Tàu hàng đâm trúng dầm cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, khiến các nhịp cầu bị sập và nhiều phương tiện rơi xuống sông.

Ngày tàn của nghề giao đồ ăn: 'Shipper robot' xuất hiện tại Nhật Bản, có thể làm việc không ngừng nghỉ cả ngày, bất kể mưa nắng, thùng đồ chứa được 20kg

Ngày tàn của nghề giao đồ ăn: 'Shipper robot' xuất hiện tại Nhật Bản, có thể làm việc không ngừng nghỉ cả ngày, bất kể mưa nắng, thùng đồ chứa được 20kg

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Robot sử dụng camera để di chuyển trên vỉa hè, có thể tránh chướng ngại vật, nhường đường cho người đi bộ và dừng đèn giao thông.

Top