Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi ám ảnh mất con

Thứ tư, 10:01 28/10/2009 | Bốn phương

Giadinh.net - Hôm 27/10, một nhóm phụ huynh học sinh ở tỉnh Triết Giang (Trung Quốc) đã vây đánh một số người bán sách trước cổng trường, vì nghi ngờ họ buôn bán trẻ em.

 
Sự việc phần nào phản ánh nỗi lo lắng tột cùng của các bậc cha mẹ tại quốc gia này trong bối cảnh vấn nạn buôn bán trẻ em không ngừng gia tăng.

“Thủ đoạn” nguy hiểm

Sáng 27/10, các bậc phụ huynh của Trường tiểu học Chumen thuộc huyện Ngọc Hoàn (tỉnh Triết Giang) vẫn tấp nập đưa con tới trường, bình yên như mọi ngày. Nhưng, sự bình yên ấy bỗng chốc biến thành bầu không khí bạo lực và hoảng loạn khi những lời đồn thổi về một nhóm 5 người rao bán sách trước cổng trường là những kẻ chuyên bắt cóc trẻ em. Ngay lập tức, nhiều phụ huynh đã kéo đến bao vây và tấn công những người này. Theo hãng tin Tân Hoa Xã, mọi việc chỉ kết thúc khi 5 người này được cảnh sát giải cứu và đưa tới bệnh viện, tuy nhiên, một người trong số đó đã tử vong.

Không biết nhóm người trên có thực sự là bắt cóc trẻ em hay không, nhưng vụ việc gây xôn xao dư luận Trung Quốc cho thấy sự lo lắng lên đến đỉnh điểm của nhiều gia đình tại quốc gia này trước vấn nạn buôn bán trẻ em. Sự lo lắng có phần quá khích ấy là có cơ sở, bởi hầu hết các gia đình Trung Quốc đều thực hiện chính sách một con, trong bối cảnh liên tiếp các vụ buôn bán trẻ em có quy mô lớn dưới nhiều hình thức khác nhau được phát giác trong thời gian qua.
 
Gần đây nhất, cảnh sát Trung Quốc đã thành công trong việc triệt phá đường dây buôn bán 52 trẻ sơ sinh trong suốt 2 năm hoạt động tại khu vực nông thôn, với tổng số tiền kiếm được lên tới 60.000 USD. Đây là một đường dây lớn với 42 đối tượng tham gia, trải khắp Trung Quốc và chuyên tìm đến các vùng quê nghèo.
 
Bên cạnh “chiêu” bắt cóc, tình trạng buôn bán trẻ em cũng biến tướng tinh vi theo nhiều dạng khác nhau. Tháng 7 năm nay, nhiều gia đình ở Trung Quốc đã bị sốc trước thông tin một nhóm cán bộ ở huyện Trấn Nguyên, tỉnh Quý Châu câu kết làm giả hồ sơ trẻ mồ côi cho khoảng 80 bé gái và bán cho người nước ngoài. Theo nguồn tin từ cảnh sát điều tra, những bé gái này trước đó vốn là con cái trong các gia đình vi phạm chính sách một con. Bằng cách đe dọa các gia đình này sẽ phải nộp phạt số tiền gần 3.000 USD, nhóm cán bộ trên đã đưa các bé gái vào trại trẻ mồ côi với hồ sơ giả.
 
Còn tại tỉnh Quảng Châu, một nhóm tội phạm có tổ chức gồm 9 người cũng đã bị bắt hồi tháng 2 đầu năm, sau khi xuất hiện một loạt các vụ bắt cóc diễn ra cùng thời điểm từ 10h sáng cho đến 7h tối. Trong khoảng thời gian từ tháng 7/2008 đến tháng 1/2009, gần chục bé trai (2-5 tuổi) đã trở thành nạn nhân của băng nhóm này. Kẻ cầm đầu băng nhóm khai nhận số tiền bán mỗi bé trai lên tới 20.000 Nhân dân tệ (gần 3.000 USD).
 
Thông tin về những em bé bị bắt cóc được nhà chức trách in trên các quân bài để tìm kiếm. 

Lối thoát xa vời

Trong vài năm qua, vấn nạn buôn bán và bắt cóc trẻ em ở Trung Quốc thực sự đáng báo động bởi tính liều lĩnh và sự đa dạng của bọn tội phạm. Điển hình là vào tháng 10/2003, tòa án thành phố Ngọc Lâm, tỉnh Quảng Tây đã đưa ra xét xử đường dây gồm 52 người vì tội buôn bán hơn 118 trẻ sơ sinh. Cầm đầu đường dây này là Xie Deming và Xin Lifang. Họ mua trẻ mới sinh với giá khoảng 200 Nhân dân tệ nhưng sau đó bán lại với giá lên tới 2.000 tệ. Chỉ có 44 trẻ trong số này được cứu thoát.

Những vụ án trên cho thấy lợi nhuận thu được từ buôn bán trẻ em là quá lớn, khiến những kẻ phạm tội sẵn sàng sử dụng mọi thủ đoạn để kiếm lời. Theo thống kê của Bộ Công an Trung Quốc, trong vòng 1 tháng (9/4 đến 4/5/2009) đã có 72 đường dây buôn bán trẻ em được phát hiện. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia phòng chống tội phạm Trung Quốc, những nỗ lực này là chưa đủ để thực sự đẩy lùi vấn nạn đang ngày càng gia tăng này. Mặc dù không có con số cụ thể, nhưng ước tính hàng nghìn trẻ em Trung Quốc mất tích mỗi năm khi các băng nhóm tội phạm tỏ ra ngày càng tinh vi.

Bên cạnh nỗ lực từ phía cảnh sát, Chính phủ Trung Quốc cũng đang bắt đầu triển khai chiến dịch truyền thông mạnh mẽ với hi vọng người dân có thể chủ động hơn trong việc bảo vệ con mình trước nạn bắt cóc. Tháng 8 năm nay, một dự án đã được triển khai với nhiều lớp học miễn phí dành cho đối tượng là các gia đình có bố mẹ chủ yếu là người lao động nhập cư tại các thành phố lớn, nâng cao nhận thức và cảnh báo về nguy cơ bắt cóc và buôn bán trẻ em trong bối cảnh 30.000 đến 60.000 trẻ em trên thế giới mất tích hàng năm.
 
Với sự trợ giúp của Liên đoàn Phụ nữ và Trẻ em Quốc gia cùng với tổ chức UNICEF, các nhà tổ chức kêu gọi các gia đình luôn cung cấp thông tin cập nhật về tình trạng con cái. Ngoài ra, Bộ Công an Trung Quốc cũng xây dựng một trung tâm dữ liệu ADN trẻ em, kết hợp chặt chẽ với 236 phòng thí nghiệm trên toàn quốc để có thể cung cấp thông tin khi cần thiết.

Tất cả cho thấy Trung Quốc đang làm mọi cách và coi sự kết hợp chặt chẽ giữa Chính phủ và cộng đồng như một trong những hướng đi mới hiệu quả hơn trong việc trấn áp nạn buôn bán trẻ em.

Bảo Nhi (Tổng hợp)

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ mang thai không đi làm vẫn có 1,3 tỷ tiêu xài, cảnh sát ập đến nhà thì chứng kiến hiện trường gây sốc: Đường dây tội phạm hơn 52 nghìn tỷ bị triệt phá

Người phụ nữ mang thai không đi làm vẫn có 1,3 tỷ tiêu xài, cảnh sát ập đến nhà thì chứng kiến hiện trường gây sốc: Đường dây tội phạm hơn 52 nghìn tỷ bị triệt phá

Chuyện đó đây - 4 giờ trước

Tại nhà riêng của người phụ nữ mang thai, cảnh sát phát hiện số lượng tiền mặt khổng lồ và nhiều thẻ ngân hàng khác.

Số thương vong ở lễ hội té nước tăng: 243 người chết, 85% vì tai nạn xe máy

Số thương vong ở lễ hội té nước tăng: 243 người chết, 85% vì tai nạn xe máy

Bốn phương - 15 giờ trước

Theo con số thống kê mới nhất, 243 người thiệt mạng tại lễ hội té nước Songkran ở Thái Lan. Nguyên nhân chính gây ra thương vong do va chạm giao thông.

Người đàn ông đứng chặn giữa đường ray để ngăn tàu chở dầu đi qua, tưởng bị phạt nào ngờ còn được trọng thưởng hơn 1 tỷ đồng

Người đàn ông đứng chặn giữa đường ray để ngăn tàu chở dầu đi qua, tưởng bị phạt nào ngờ còn được trọng thưởng hơn 1 tỷ đồng

Chuyện đó đây - 18 giờ trước

Sự việc này dù đã xảy ra khá lâu nhưng nhiều năm gần đây được chia sẻ lại, thu hút sự chú ý của dư luận Trung Quốc.

Sếp cho nhân viên nghỉ phép nếu đi làm cảm thấy không vui

Sếp cho nhân viên nghỉ phép nếu đi làm cảm thấy không vui

Bốn phương - 18 giờ trước

Để đạt được sự cân bằng tốt hơn giữa công việc và cuộc sống, người sếp ở Trung Quốc cho phép nhân viên nghỉ nếu có tâm trạng không tốt.

Đôi vợ chồng trúng số 31 tỷ đồng: Sống giản dị, mang tiền đi từ thiện

Đôi vợ chồng trúng số 31 tỷ đồng: Sống giản dị, mang tiền đi từ thiện

Bốn phương - 20 giờ trước

Tại Anh, câu chuyện vợ chồng trúng giải xổ số trị giá 1 triệu bảng Anh đã khiến nhiều người nể phục vì lối sống giản dị.

Một phụ nữ suýt mất mạng vì 20 cục máu đông ở chân sau khi sinh

Một phụ nữ suýt mất mạng vì 20 cục máu đông ở chân sau khi sinh

Bốn phương - 20 giờ trước

Một bà mẹ đã chia sẻ hình ảnh đáng sợ về 20 cục máu đông chết người được tìm thấy ở chân cô sau khi sinh con.

Nam sinh nghèo rửa bát thuê đỗ ĐH Oxford hiện ra sao sau 30 năm?

Nam sinh nghèo rửa bát thuê đỗ ĐH Oxford hiện ra sao sau 30 năm?

Tiêu điểm - 1 ngày trước

GĐXH - Từ cậu bé sống khu ổ chuột, rửa bát thuê từng ngày để sống, sau 30 năm, Vi Minh Ân trở thành doanh nhân nổi tiếng và là thành viên Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Hạ viện Anh.

Robot 'tấn công' tàn bạo khiến kỹ sư tại nhà máy Thái Lan tử vong, camera an ninh ghi lại toàn bộ diễn biến gây ám ảnh

Robot 'tấn công' tàn bạo khiến kỹ sư tại nhà máy Thái Lan tử vong, camera an ninh ghi lại toàn bộ diễn biến gây ám ảnh

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Sự cố xảy ra tại một nhà máy tại Chonburi (Thái Lan) đã khiến một nam công nhân tử vong tại chỗ.

‘Lớp băng tưởng như bất khả xâm phạm ở Nam Cực đang tan chảy từ bên dưới’

‘Lớp băng tưởng như bất khả xâm phạm ở Nam Cực đang tan chảy từ bên dưới’

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Các chuyên gia khí hậu và đại dương nêu những dấu hiệu cho thấy ngay cả khối băng khổng lồ ở vùng cực Trái đất cũng có giới hạn, và giới hạn này đang thu hẹp.

Top