Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những hủ tục man rợ về "chuyện ấy"(1): Cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ và "ủi ngực"

Thứ hai, 10:01 19/10/2015 | Bốn phương

GiadinhNet – Trên thế giới vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục man rợ về “chuyện ấy” khiến không ít người khiếp sợ. Trong đó, cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ và "ủi ngực" là hai hủ tục đáng sợ đầu tiên.


Bé gái tại Cameroon đang được mẹ “ủi ngực” cho

Bé gái tại Cameroon đang được mẹ “ủi ngực” cho

Hủ tục man rợ và niềm tin mù quáng

Ở nhiều nước châu Phi như Cameroon, Nigeria và Nam Phi, người ta đã sử dụng phương pháp "ủi ngực" trên các bé gái với suy nghĩ giúp các em gái thoát khỏi nạn hiếp dâm và quấy rối tình dục. Hành động này đã khiến các em không còn bộ ngực tự nhiên và chịu đau đớn.

Tại đây, người ta tin rằng việc “ủi ngực” sẽ làm chèn ép và phá hủy các tế bào vú, khiến cho các em trở nên “ít nữ tính hơn”. Dụng cụ cho quá trình này là những hòn đá lớn, búa hoặc một vật kim loại đã được hơ trên than nóng để đè lên phần ngực của các bé gái mới lớn.

Tập tục này đã kéo dài qua nhiều thế hệ. Các bé gái hoàn toàn tin tưởng việc làm trên là tốt và chúng sẽ hoàn toàn giữ “bí mật”. Mẹ của các bé gái sẽ là người trực tiếp tiến hành tập tục này giúp loại bỏ những dấu hiệu dậy thì trên cơ thể con mình. Quá trình “ủi ngực” sẽ được giữ kín giữa bé gái và mẹ em, thậm chí cha các em cũng không hề hay biết chuyện đó.

Quá trình “ủi ngực” thường kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần và để lại nhiều hệ lụy. Việc này khiến các em phải đối mặt với các nguy cơ về sức khỏe: sốt cao, áp xe, ngứa ngáy, nhiễm trùng, tổn thương tế bào vú cho, mất cân đối giữa hai bên ngực, thoái hóa một hoặc cả hai bên ngực... Việc “ủi ngực” cũng khiến cho đời sống tình dục của các em về sau bị ảnh hưởng không nhỏ.


Dụng cụ cho quá trình này là những hòn đá lớn, búa hoặc một vật kim loại đã được hơ trên than nóng để đè lên phần ngực của các bé gái mới lớn.

Dụng cụ cho quá trình này là những hòn đá lớn, búa hoặc một vật kim loại đã được hơ trên than nóng để đè lên phần ngực của các bé gái mới lớn.

Bên cạnh hủ tục “ủi ngực”, hủ tục cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ - mà cụ thể là cắt bỏ âm vật tồn tại ở một số bộ lạc cũng khiến nhiều người khiếp sợ.

Anna-Moora Ndege là một nhân chứng sống cho hủ tục này ở bộ lạc Kisi ở Kenya. Hơn 70 năm qua, bà đã cắt bỏ bộ phận sinh dục của hàng ngàn trẻ em gái bởi niềm tin mù quáng, cho rằng hành động đó sẽ giúp lũ trẻ trở thành những người phụ nữ đoan chính trong tương lai.

Trước đây bà Ndege thường sử dụng một chiếc móng tay dài, mài nhọn vào các tảng đá để tạo ra một lưỡi dao sắc, nhưng giờ bà sử dụng dao cạo mua trong các cửa hàng nhỏ ở cuối làng.

Bà này cho biết: “Các cô gái được cắt sẽ không bao giờ trở thành một cô gái điếm, bởi họ không thể đi tìm đàn ông ở những nơi khác. Lúc đó, cô ấy sẽ ngoan ngoãn, chờ đợi chồng mình, và chỉ quan hệ tình dục với chồng mình để có những đứa con chứ không vì những thứ khác”.

Với những bộ lạc này, việc cắt bỏ âm vật là một nghi lễ trang trọng. Và khi loại bỏ bộ phận này đi rồi, họ sẽ trở thành một phụ nữ tốt vì dòng máu xấu trong người đã mất hết. Thậm chí, một số còn tin rằng người phụ nữ sẽ không thể có thai nếu họ không được cắt bỏ nó. Đồng nghĩa với việc cắt âm vật, giá trị của một cô gái đến tuổi lấy chồng sẽ lớn hơn rất nhiều, gia đình cô gái đó sẽ nhận được nhiều tiền, nhiều bò.

Bao giờ những hủ tục này mới chấm dứt?

Theo một báo cáo mới đây của Liên Hiệp Quốc, tục “ủi ngực” đã gây ảnh hưởng tới 3,8 triệu phụ nữ trẻ tại châu Phi. Hiện nay, tập tục tàn nhẫn này vẫn đang tồn tại và có xu hướng tiếp tục phát triển tại nhiều nước ở châu lục này.

Trong khi các nước phát triển lên án mạnh mẽ tập tục “ủi ngực” thì nó vẫn được xem là điều bình thường ở các nước châu Phi. Hiện cũng chưa có đạo luật nào trừng phạt về hành vi dã man này tại các quốc gia đó.

Các tổ chức đấu tranh vì quyền phụ nữ và trẻ em gái không ngừng lên án hành vi trên. Và không thể lấy những lý do truyền thống, văn hóa hay tôn giáo... để biện minh cho hành vi dã man này.

Họ cho rằng lối suy nghĩ “ủi ngực” để đảm bảo an toàn cho trẻ em gái là không thể chấp nhận được. Nhiều tổ chức phi chính phủ đã và đang tiến hành nhiều hoạt động xã hội tại châu Phi cũng như trên toàn thế giới để nâng cao nhận thức và đấu tranh chống lại những hành vi bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em gái tại đây.


Hủ tục cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ - mà cụ thể là cắt bỏ âm vật tồn tại ở một số bộ lạc cũng khiến nhiều người khiếp sợ.

Hủ tục cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ - mà cụ thể là cắt bỏ âm vật tồn tại ở một số bộ lạc cũng khiến nhiều người khiếp sợ.

Theo nhà vận động chống tục lệ cắt xén bộ phận sinh dục nữ - bà Ester Ogeto, ngay cả ở phương Tây, các cô gái và gia đình của họ cũng luôn phải chịu một áp lực to lớn để tuân thủ truyền thống man rợ này. Thậm chí, có lối suy nghĩ rằng - “nếu kết thúc tục lệ này, châu Phi sẽ trở thành nô lệ của phương Tây”, nhà lãnh đạo văn hóa của bộ tộc Kisi Kenya – ông Dixion Kibagendia cho biết: “Ở châu Phi, văn hóa là tất cả. Nếu bạn tự loại mình ra khỏi nền văn hóa, bạn sẽ bị cộng đồng xa lánh. Không cắt âm vật là một điều cấm kỵ”. Với tục cắt bỏ bộ phận sinh dục trẻ em gái, luật pháp ở Kenya và nhiều quốc gia châu Phi cũng đã có luật cấm. Tuy nhiên, “phép vua còn thua lệ làng”, do lo sợ xã hội sẽ ruồng bỏ người con gái không chân chính vì không cắt bỏ âm vật nên nhiều gia đình vẫn bắt các em tuân thủ hủ tục này.

Thậm chí, họ còn cho rằng nếu một cô gái có âm vật, cô ấy không thể phân biệt được chồng mình với những người đàn ông khác và không thể kiểm soát được dục vọng của mình.

“Cắt âm vật cho những cô gái đã sang châu Âu nhập cư để duy trì văn hóa của họ. Một số gia đình châu Phi chuyển ra nước ngoài đã ngăn cản con gái họ cắt bộ phận sinh dục. Nhưng chính điều này đã khiến các cô gái trở thành người vô kỷ luật, gia đình đó sẽ bị cô lập trong cộng đồng của họ”.

Và như vậy, không biết đến bao giờ, những hủ tục man rợ về "chuyện ấy" - cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ và "ủi ngực" mới chấm dứt, khi mà những ràng buộc, niềm tin về truyền thống và giáo lý còn ăn sâu vào nếp nghĩ của nhiều thế hệ con người nơi đây...

LD(th)/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Tiêu điểm - 8 giờ trước

Dự án thí điểm hài hước được đưa ra áp dụng vào dịp Cá Tháng Tư tại Canada nhưng lại nhận được sự ủng hộ của khá nhiều người.

Top 10 người phụ nữ giàu nhất thế giới, lần đầu tiên có một “nữ cường nhân” từ châu Á

Top 10 người phụ nữ giàu nhất thế giới, lần đầu tiên có một “nữ cường nhân” từ châu Á

Tiêu điểm - 16 giờ trước

Đây là lần đầu tiên có một người phụ nữ tới từ châu Á xuất hiện trong danh sách đáng mơ ước này.

Giao đồ ăn tới showroom, nam shipper đòi đeo thử đồng hồ khiến nhân viên bối rối: Chiếc đó hơn 300 triệu!

Giao đồ ăn tới showroom, nam shipper đòi đeo thử đồng hồ khiến nhân viên bối rối: Chiếc đó hơn 300 triệu!

Tiêu điểm - 21 giờ trước

Khi nghe nam shipper ngỏ ý muốn đeo thử chiếc đồng hồ vàng trị giá hơn 300 triệu, nhân viên bán hàng có phần chần chừ.

Theo dõi thanh niên thất nghiệp kiếm 17 tỷ đồng/ngày, mua 4 căn biệt thự, xe sang, 140 cảnh sát ập vào quán cà phê, bắt giữ 23 đối tượng

Theo dõi thanh niên thất nghiệp kiếm 17 tỷ đồng/ngày, mua 4 căn biệt thự, xe sang, 140 cảnh sát ập vào quán cà phê, bắt giữ 23 đối tượng

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Cảnh sát Trung Quốc phát hiện điểm bất thường khi có một nhóm thanh niên xuất thân nông thôn nghèo nhưng lại có tiền mua xe hơi sang trọng để đua xe.

Ảnh, clip: Lũ lụt nghiêm trọng nhất trong 100 năm đổ bộ Trung Quốc, ảnh từ trên cao tiết lộ hiện trường kinh hoàng

Ảnh, clip: Lũ lụt nghiêm trọng nhất trong 100 năm đổ bộ Trung Quốc, ảnh từ trên cao tiết lộ hiện trường kinh hoàng

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Cơn mưa lớn tấn công vào khu vực miền nam Trung Quốc đã khiến tính mạng của hàng chục triệu người tại đây bị đe dọa.

Sức khỏe của Công nương Kate Middleton: Nhan sắc có rạng rỡ sau thời gian điều trị ung thư?

Sức khỏe của Công nương Kate Middleton: Nhan sắc có rạng rỡ sau thời gian điều trị ung thư?

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các chuyên gia Hoàng gia Anh, quá trình hồi phục sức khỏe sau điều trị căn bệnh ung thư của công nương Kate Middleton đang đi theo chiều hướng khả quan.

Có ít của hồi môn, cô gái bị gia đình chồng hành hạ đến chết

Có ít của hồi môn, cô gái bị gia đình chồng hành hạ đến chết

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Người thân của Karishma cố gắng "nịnh" nhà trai bằng cách đưa thêm tiền để bù vào số của hồi môn, nhưng gia đình chồng cô vẫn thấy chưa đủ và hành hạ cô đến chết.

Cuộc sống công sở ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới sẽ ra sao: Hãy hỏi người Phần Lan

Cuộc sống công sở ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới sẽ ra sao: Hãy hỏi người Phần Lan

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

7 năm liên tiếp là đất nước hạnh phúc nhất thế giới, cuộc sống công sở tại quốc gia này cũng có nhiều điều khác biệt.

'Đỉnh lưu Pandabiz' Fubao: 'Công chúa nhà tài phiệt' kiếm tiền khủng cỡ nào cho Samsung dù chỉ nằm chơi?

'Đỉnh lưu Pandabiz' Fubao: 'Công chúa nhà tài phiệt' kiếm tiền khủng cỡ nào cho Samsung dù chỉ nằm chơi?

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Được gọi với biệt danh "Công chúa nhà tài phiệt", Fubao được người dân Hàn Quốc hết mực cưng chiều và yêu mến.

Sức khỏe của Vương phi Kate hiện ra sao sau khi công bố mắc ung thư?

Sức khỏe của Vương phi Kate hiện ra sao sau khi công bố mắc ung thư?

Tiêu điểm - 2 ngày trước

GĐXH - Vương phi Kate Middleton đang trong quá trình bình phục, cô sẽ sớm trở lại làm việc sau thời gian điều trị ung thư.

Top