Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khu phố nhỏ ở Hong Kong nơi dòng 'tiền đen' khắp thế giới chảy qua

Thứ bảy, 18:53 12/12/2020 | Bốn phương

Khu vực Wan Chai của Hong Kong có lẽ là nơi có mật độ tập trung đông nhất thế giới các công ty đang chịu lệnh trừng phạt của Mỹ.

Chỉ trong khoảng 2 km2, ở đây có văn phòng của 5 công ty có liên hệ với nhóm Hồi giáo vũ trang Hezbollah, với Venezuela, với một nhân vật giúp Iran né cấm vận mua vũ khí, với một công ty mở ngân hàng ở Triều Tiên - trái với lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.

Ngoài ra còn có văn phòng có liên hệ với nhóm phiến quân ở Đông Nam Á bị cáo buộc buôn lậu ma túy, động vật hoang dã, thậm chí buôn bán người.

Đi qua những con phố ở phía bắc Hong Kong vào ban ngày, sẽ chỉ thấy nhân viên văn phòng ăn mặc lịch sự đi ăn trưa. Buổi tối, sẽ là tiếng ồn ào của thanh niên tụ tập, đi bar. Sẽ không có dấu hiệu của những tên trùm đang muốn bán nhiều lô ma túy đã hay súng AK-47.

Đó là vì các văn phòng nói trên chỉ là các công ty bình phong. Các công ty kiểu này được thành lập một cách hợp pháp, nhưng không có tài sản hay hoạt động kinh doanh đáng kể, nhằm che giấu các giao dịch phạm pháp, đáng nghi, tránh thuế. Đó là các văn phòng gần như trống không, mà chủ doanh nghiệp hiếm khi ghé qua, theo CNN.

Khu phố nhỏ ở Hong Kong nơi dòng tiền đen khắp thế giới chảy qua - Ảnh 1.
Hong Kong được coi là thiên đường của những công ty bình phong, làm nơi núp bóng của những kẻ kiếm tiền phi pháp. Ảnh: Reuters.

Các công ty “bình phong”

Trong 5 công ty “bình phong” ở Wan Chai nói trên, bốn công ty đã nằm trong danh sách trừng phạt của Bộ Tài chính Mỹ kể từ năm 2015, tức bị cấm làm ăn với doanh nghiệp Mỹ hay giao dịch bằng đồng USD trên hệ thống tài chính Mỹ.

Công ty còn lại có liên hệ với ngân hàng ở Triều Tiên, và bị nêu tên tại một ủy ban của Liên Hợp Quốc giám sát lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng.

Các công ty này chắc chắn không cô độc. Theo Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng Cao cấp, chuyên nghiêu cứu về các vấn đề xung đột, an ninh, ở Wan Chai có tổng cộng có 13 tổ chức trong danh sách trừng phạt của Bộ Tài chính Mỹ nằm ở Wan Chai, và trên toàn Hong Kong có khoảng 120 công ty như vậy.

Các công ty bình phong chuyển đến Hong Kong cũng vì những lý do khiến mọi các công ty khác chuyển tới đây: Hong Kong kết nối đầy đủ với hệ thống tài chính quốc tế, và là nơi rất dễ thành lập công ty cũng như tuyển dụng đội ngũ nhân viên trình độ cao.

Theo CNN, từ nhiều thập kỷ nay, Hong Kong theo đuổi chính sách hạn chế can thiệp vào thị trường, không thắt chặt các quy chuẩn điều hành doanh nghiệp. Cách tiếp cận “để thị trường hoàn toàn tự do” như vậy khiến kinh tế phát triển, nhưng cũng cho phép các doanh nghiệp mờ ám rửa tiền qua Hong Kong.

Gần đây, Hong Kong đã thông qua những quy định nhằm hạn chế các hoạt động mờ ám của doanh nghiệp, nhưng đây luôn là vấn đề nhạy cảm vì có nguy cơ cản đường công ty chính đáng và bị giới doanh nhân quyền lực phản đối.

Từ cách đây 70 năm, đã có những ông trùm tận dụng được sự lỏng lẻo trong quy định kinh doanh ở Hong Kong. Khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Mỹ và đồng minh cấm vận Bắc Kinh vì Trung Quốc hỗ trợ phía Triều Tiên. Liên Hợp Quốc cũng khuyên các thành viên giới hạn thương mại với Trung Quốc.

Henry Fok, khi ấy 27 tuổi, sinh ra ở Wan Chai, là một người đã sớm nhìn ra cơ hội. Trung Quốc vẫn cần và sẵn sàng mua đủ loại hàng hóa, và Fok chỉ cần tìm được cách vận chuyển được hàng hóa sang Trung Quốc - điều mà ông có nhiều lợi thế.

Sống tại Hong Kong, thành phố được Trung Quốc cho Anh thuê 100 năm, Fok đã thông thạo tiếng Anh, có thể đọc được các thông báo bán đấu giá hàng quân dụng còn thừa từ Thế chiến II. Ông cũng từng giúp mẹ mình quản lý một công ty vận chuyển, qua đó biết về ngành vận tải.

Nhờ vậy, Fok bắt đầu vận chuyển mọi thứ từ nhựa đường tới đĩa sắt, ống nhựa, thép, dầu và lốp cao su sang Trung Quốc đại lục, qua ngả Macau, nơi cũng không siết chặt cấm vận.

“Đại lục cần gì chúng tôi cũng có cho họ... Khá nguy hiểm, nhưng tôi không quan tâm, nếu kiếm được tiền thì đáng để thử”, Fok viết trong hồi ký.

Mỹ không hề hài lòng khi thấy vậy, nhưng Anh không muốn làm quá chặt lệnh cấm vận vì kinh tế Hong Kong dựa quá nhiều vào thương mại khu vực, nhất là với Trung Quốc. Cắt đi đường dây buôn bán đó sẽ khiến kinh tế Hong Kong sụp đổ, nhất là trước sức ép từ làn sóng người dân đại lục nhập cư sau nội chiến.

Khi qua đời năm 2006, Fok đã trở thành tỷ phú, và là người môi giới quyền lực có ảnh hưởng nhất ở Hong Kong. Ông đầu tư sang bất động sản, và cũng đầu tư vào thương vụ độc quyền sòng bạc Macau của ông trùm Stanley Ho những năm 1960. Năm 2001, 5 năm trước khi qua đời, ông có tổng tài sản khoảng 2 tỷ USD .

Câu chuyện của Fok cho thấy rõ chính quyền Hong Kong sẵn sàng “lờ đi” đối với các hoạt động kinh doanh vướng vào mâu thuẫn địa chính trị, chừng nào các hoạt động đó tốt cho kinh tế.

Khu phố nhỏ ở Hong Kong nơi dòng tiền đen khắp thế giới chảy qua - Ảnh 2.
Henry Fok trong một ảnh tư liệu từ năm 2003. Ảnh: Getty Images.

“Thí nghiệm” khiến Hong Kong thành nơi rửa tiền

Thập niên 1950 là khởi đầu cho giai đoạn tăng trưởng lớn ở Hong Kong, một phần nhờ vào người nhập cư từ Trung Quốc đại lục. Họ tới Hong Kong mà không có nhiều thứ, rất cần việc làm. Nhưng họ có tinh thần kinh doanh, và chính quyền thực dân Anh tạo ra môi trường “thân thiện” nhất có thể để họ lập doanh nghiệp, loại bỏ các thủ tục.

Đó là một phần trong chính sách kinh tế không can thiệp của Anh. Ngoài ra, giới chức còn có nhiều chính sách tự do khác như thả nổi tỷ giá, biến dollar Hong Kong thành một ngoại lệ, khi mà nhiều nơi trên thế giới ấn định tỷ giá theo vàng hoặc USD.

Nhân vật điển hình cho chính sách này là John Cowperthwaite, phụ trách quản lý tài chính ở Hong Kong từ 1961 đến 1971. Ông Cowperthwaite phản đối việc can thiệp kinh tế đến mức không thu thập các dữ liệu kinh tế cơ bản, vì cho rằng chính quyền sẽ lấy dữ liệu làm cái cớ để can thiệp.

Những người ủng hộ thị trường tự do, như cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, hay nhà kinh tế đạt giải Nobel Milton Friedman, tỏ ra hào hứng với “thí nghiệm” của ông Cowperthwaite ở Hong Kong. Họ cho rằng “thí nghiệm” đó giúp Hong Kong nhảy vọt về kinh tế.

Khi Trung Quốc đại lục bắt đầu trở thành công xưởng của thế giới đầu những năm 1980, Hong Kong trở thành “cửa ngõ” của ngành chế tạo ở đại lục, và cũng là trung tâm tài chính. Các quy định về thuế hay thành lập doanh nghiệp vẫn dễ dàng.

Số lượng doanh nghiệp tới đây tăng vọt. Năm 1960, có 3.732 công ty đăng ký ở Hong Kong. Một thập kỷ sau, đã có 15.848. Trong giai đoạn đó, GDP tăng hơn gấp ba lần.

Nhưng không chỉ các doanh nghiệp chân chính nhận thấy sự hấp dẫn của Hong Kong, mà còn cả những ông trùm ma túy ở Đông Nam Á đang cần nơi để rửa tiền.

Theo tình báo Mỹ, lượng USD được luân chuyển qua Hong Kong giữa các năm 1982 và 1984 lên tới hàng trăm triệu USD, diễn ra cùng giai đoạn mà thị trường heroin ở Đông Nam Á tăng vọt.

Năm 1991, gần 4 tỷ USD được chuyển từ Hong Kong về Mỹ theo con đường chính thức, theo Robert Koppe, một quan chức từ Mạng lưới Trấn áp Tội phạm Tài chính (FinCEN) của Bộ Tài chính Mỹ. Ông cho rằng con số đó cao đến mức không thể lý giải, và chỉ có thể do rửa tiền buôn lậu ma túy.

Ủy ban về Tội phạm Có tổ chức của cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan cũng từng đi tới kết luận tương tự về con số chuyển tiền quá lớn, và nói tiền buôn lậu ma túy là cách giải thích hợp lý, nhất là từ các băng đảng ở Đông Nam Á.

Nhưng không có cách nào biết chắc, vì khi ấy Hong Kong không có quy định yêu cầu báo cáo tiền tệ, có nghĩa các doanh nghiệp và cá nhân không phải giải thích lượng tiền lớn từ đâu mà có.

Vì có quá nhiều tiền không rõ nguồn gốc ở một trung tâm tài chính, Hong Kong trở thành “điểm đến lý tưởng để rửa lượng lớn tiền USD”, ông Koppo nói với CNN.

Một báo cáo năm 1994 của Cơ quan Chống Ma túy Mỹ (DEA) cho biết những kẻ buôn lậu thường lập ra các công ty bình phong ở Hong Kong để che giấu nguồn tiền, tạo thêm một lớp trung gian, khiến thủ đoạn rửa tiền càng khó bị phát hiện.

Đó cũng chính là mô hình kinh doanh của 5 công ty bình phong ở Wan Chai được đề cập ở trên.

Khu phố nhỏ ở Hong Kong nơi dòng tiền đen khắp thế giới chảy qua - Ảnh 3.
Ông John Cowperthwaite, từng nắm cương vị quản lý ngành tài chính ở Hong Kong. Ảnh: Getty Images.

Thiếu giám sát các công ty bình phong

Hồ sơ Panama năm 2016 cũng phơi bày thế giới tài chính mờ ám ở Hong Kong, cho thấy đây là một trong những nơi phổ biến nhất thế giới để thành lập công ty vỏ bọc - không kém các “thiên đường thuế” như Thụy Sĩ, Cyprus hay bang Delaware của Mỹ.

Đến cuối tháng 6/2020, Hong Kong có hơn 7.000 công ty cung cấp dịch vụ doanh nghiệp. Các công ty này thường có các văn phòng thiếu ánh sáng trong những tòa nhà không có gì nổi bật. Một số công ty có những tên lạ lùng hoặc mỹ miều như Cheerful Best Company Services (có liên quan tới ngân hàng ở Triều Tiên) hay Sky Charm Secretarial Services Limited (cùng địa chỉ với công ty bình phong bị cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt Iran).

Các chuyên gia nói các công ty cung cấp dịch vụ đăng ký, hành chính cho doanh nghiệp không chịu sự giám sát đúng mức. Đó là một phần lý do khiến Tax Justice Network, một NGO chuyên theo dõi các thiên đường thuế trên thế giới, xếp Hong Kong ở vị trí thứ tư về chỉ số thiếu minh bạch tài chính.

Quy tắc hạn chế can thiệp của chính quyền Hong Kong “nhằm mục đích thu hút doanh nghiệp từ nước ngoài, dù là sạch hay bẩn, mà không đặt nhiều câu hỏi”, tổ chức này bình luận.

Chính quyền Hong Kong đã ra các quy định mới, chẳng hạn yêu cầu các ngân hàng nắm rõ thông tin khách hàng của mình, và yêu cầu các công ty dịch vụ doanh nghiệp phải có sẵn thông tin chủ sở hữu hay những người thực sự đứng đằng sau.

Tuy nhiên, vẫn cần thời gian để biết các quy định mới hiệu quả tới đâu.

Trong tương lai gần, các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ gặp thách thức lớn ở Hong Kong.

Bộ Tài chính Mỹ đã trừng phạt 11 người, bao gồm bà Carrie Lam, lãnh đạo Hong Kong, vì vai trò của họ trong việc ban hành và thực thi luật an ninh cho Hong Kong, vốn bị coi là làm hạn chế quyền tự do vốn có ở đặc khu này.

Nhưng chính phủ các nước khác không có nghĩa vụ phải làm theo yêu cầu trừng phạt của Mỹ. “Các lệnh trừng phạt đơn phương không có hiệu lực trong luật quốc tế và không tạo ra nghĩa vụ pháp lý nào mà các chính quyền khác phải tuân theo”, người phát ngôn của cơ quan đăng ký kinh doanh Hong Kong cho biết.

Với việc Hong Kong ngày càng rơi vào vòng kiểm soát của Bắc Kinh, và quan hệ Mỹ - Trung vẫn căng thẳng, khó có khả năng Hong Kong sẵn lòng giúp Mỹ thực thi lệnh cấm vận.

Rõ ràng đây là tin tốt cho các công ty bình phong ở Wan Chai và các nơi khác ở Hong Kong. Chừng nào giới lãnh đạo của Hong Kong vẫn bị trừng phạt, khó có khả năng họ hợp tác với Washington để chặn các lỗ hổng khiến các công ty bình phong dễ dàng hoạt động ở Wan Chai, CNN bình luận.

Theo Trọng Huấn (Tri Thức Trực Tuyến)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Theo dõi thanh niên thất nghiệp kiếm 17 tỷ đồng/ngày, mua 4 căn biệt thự, xe sang, 140 cảnh sát ập vào quán cà phê, bắt giữ 23 đối tượng

Theo dõi thanh niên thất nghiệp kiếm 17 tỷ đồng/ngày, mua 4 căn biệt thự, xe sang, 140 cảnh sát ập vào quán cà phê, bắt giữ 23 đối tượng

Chuyện đó đây - 10 giờ trước

Cảnh sát Trung Quốc phát hiện điểm bất thường khi có một nhóm thanh niên xuất thân nông thôn nghèo nhưng lại có tiền mua xe hơi sang trọng để đua xe.

Ảnh, clip: Lũ lụt nghiêm trọng nhất trong 100 năm đổ bộ Trung Quốc, ảnh từ trên cao tiết lộ hiện trường kinh hoàng

Ảnh, clip: Lũ lụt nghiêm trọng nhất trong 100 năm đổ bộ Trung Quốc, ảnh từ trên cao tiết lộ hiện trường kinh hoàng

Tiêu điểm - 16 giờ trước

Cơn mưa lớn tấn công vào khu vực miền nam Trung Quốc đã khiến tính mạng của hàng chục triệu người tại đây bị đe dọa.

Sức khỏe của Công nương Kate Middleton: Nhan sắc có rạng rỡ sau thời gian điều trị ung thư?

Sức khỏe của Công nương Kate Middleton: Nhan sắc có rạng rỡ sau thời gian điều trị ung thư?

Bốn phương - 23 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia Hoàng gia Anh, quá trình hồi phục sức khỏe sau điều trị căn bệnh ung thư của công nương Kate Middleton đang đi theo chiều hướng khả quan.

Có ít của hồi môn, cô gái bị gia đình chồng hành hạ đến chết

Có ít của hồi môn, cô gái bị gia đình chồng hành hạ đến chết

Chuyện đó đây - 23 giờ trước

Người thân của Karishma cố gắng "nịnh" nhà trai bằng cách đưa thêm tiền để bù vào số của hồi môn, nhưng gia đình chồng cô vẫn thấy chưa đủ và hành hạ cô đến chết.

Cuộc sống công sở ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới sẽ ra sao: Hãy hỏi người Phần Lan

Cuộc sống công sở ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới sẽ ra sao: Hãy hỏi người Phần Lan

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

7 năm liên tiếp là đất nước hạnh phúc nhất thế giới, cuộc sống công sở tại quốc gia này cũng có nhiều điều khác biệt.

'Đỉnh lưu Pandabiz' Fubao: 'Công chúa nhà tài phiệt' kiếm tiền khủng cỡ nào cho Samsung dù chỉ nằm chơi?

'Đỉnh lưu Pandabiz' Fubao: 'Công chúa nhà tài phiệt' kiếm tiền khủng cỡ nào cho Samsung dù chỉ nằm chơi?

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Được gọi với biệt danh "Công chúa nhà tài phiệt", Fubao được người dân Hàn Quốc hết mực cưng chiều và yêu mến.

Sức khỏe của Vương phi Kate hiện ra sao sau khi công bố mắc ung thư?

Sức khỏe của Vương phi Kate hiện ra sao sau khi công bố mắc ung thư?

Tiêu điểm - 1 ngày trước

GĐXH - Vương phi Kate Middleton đang trong quá trình bình phục, cô sẽ sớm trở lại làm việc sau thời gian điều trị ung thư.

Cụ ông 60 tuổi đã nghỉ hưu vẫn kiếm gần 2 triệu tỷ đồng năm vừa qua, nhiều thứ 2 thế giới chỉ sau Mark Zuckerberg

Cụ ông 60 tuổi đã nghỉ hưu vẫn kiếm gần 2 triệu tỷ đồng năm vừa qua, nhiều thứ 2 thế giới chỉ sau Mark Zuckerberg

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Những tỷ phú kiếm nhiều tiền nhất thế giới năm vừa qua đều là nhờ sa thải bớt lao động.

Bỏ cuộc sống xa hoa với khối tài sản gần 600 tỷ, cặp vợ chồng triệu phú bất động sản quyết định "chỉ nhận từ thiện"

Bỏ cuộc sống xa hoa với khối tài sản gần 600 tỷ, cặp vợ chồng triệu phú bất động sản quyết định "chỉ nhận từ thiện"

Bốn phương - 2 ngày trước

Cặp vợ chồng triệu phú này cho biết họ sẵn sàng từ bỏ cuộc sống xa hoa để trở thành những người tu hành.

'Ghế nhựa hàng bia' được vinh danh là sản phẩm nội thất biểu tượng của thế kỷ: Không biết có từ khi nào nhưng xuất hiện ở mọi ngóc ngách

'Ghế nhựa hàng bia' được vinh danh là sản phẩm nội thất biểu tượng của thế kỷ: Không biết có từ khi nào nhưng xuất hiện ở mọi ngóc ngách

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Dù không được đánh giá cao về thẩm mỹ nhưng The New York Times vẫn bình chọn đây là một trong những là sản phẩm nội thất biểu tượng của thế kỷ.

Top