Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Hiệu trưởng" 16 tuổi và khát vọng thoát nghèo

Thứ tư, 07:42 14/10/2009 | Bốn phương

Giadinh.net - Trên khắp thế giới, có hàng triệu trẻ em không được đến trường vì gia đình quá nghèo, không đủ khả năng chi trả tiền học phí. Babar Ali, cậu bé 16 tuổi ở làng Murshidabad, phía Tây Bengal (Ấn Độ) đã và đang nỗ lực hết mình để thay đổi thực tế đó.

Một ngày bận rộn
 
Mới 16 tuổi, Babar Ali đã “lãnh đạo” một trường học riêng trong vai trò hiệu trưởng trẻ tuổi nhất thế giới. Trường của cậu có khoảng 800 học sinh là con của những gia đình nghèo trong làng.
 
Một ngày của Babar thường bắt đầu từ rất sớm. Cậu làm một vài việc nhà, sau đó bắt xe khoảng 10km, rồi đi bộ tiếp khoảng 2km nữa mới tới được trường Raj Govinda, nơi cậu đang theo học. Babar Ali là thành viên đầu tiên trong gia đình được học hành đến nơi đến chốn. Cậu cho biết, việc hàng ngày phải di chuyển trên một quãng đường khá xa để đến trường không phải là điều dễ dàng, nhưng nỗi khát khao đi học, sự động viên của các thầy cô và sự kỳ vọng của bố mẹ đã tiếp thêm niềm tin để cậu cố gắng vượt qua mọi khó khăn.
 
Ở trường, Babar giống như bao học sinh khác với bộ đồng phục quần xanh, áo trắng. Cậu học trò chăm chỉ, thông minh này luôn nằm trong tốp những học sinh giỏi nhất lớp. Mặc dù Raj Govinda là trường công và miễn học phí nhưng Babar phải tự lo đồng phục, sách vở...
 
Babar luôn trăn trở về những người người bạn cùng trang lứa không được tới trường. Chính vì lý do đó, cậu đã nảy ra ý tưởng sẽ chia sẻ những gì cậu học được ở trường với những trẻ em khác trong làng. Hằng ngày, cứ 4 giờ chiều khi đi học về, Babar lại rung chiếc chuông nhỏ để “tập hợp” học sinh và bắt đầu công việc của một thầy giáo tận tâm.
 
Lớp học của thầy trò Babar rất thô sơ với những chiếc ghế băng ọp ẹp, thậm chí học sinh phải ngồi bệt, nhưng có một điều người ta có thể dễ dàng nhận thấy trên gương mặt của tất cả các học sinh trong lớp, đó là sự say mê học hỏi với hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn.
 
Một giờ học của thầy Ali và các học trò nghèo trong làng.
 
Nỗ lực đáng khen
 
Sau khi các học sinh xếp hàng hát quốc ca, thầy giáo Babar sẽ nói về ý thức kỷ luật trước khi bắt đầu buổi học. Babar Ali giảng bài theo đúng cách mà cậu học được từ các thầy cô ở trường. Chia sẻ về công việc “hiệu trưởng” của mình, Babar cho biết mặc dù còn nhỏ tuổi và còn nhiều thiếu thốn nhưng cậu luôn cố gắng để vận hành trường học của mình một cách chuyên nghiệp nhất, giúp học sinh vừa đảm bảo công việc của gia đình, vừa được học với chất lượng giáo dục tốt. 
 
Babar có “thâm niên dạy học” từ khi... 9 tuổi. Lúc đó, cậu chỉ dạy những người bạn của mình giống như một trò chơi. Tuy nhiên, những “học trò đặc biệt” này tỏ ra rất háo hức với những gì mà “thầy” Babar đã dạy. Từ đó, trò chơi dần biến thành một công việc nghiêm túc. Trẻ em trong làng đến các lớp học sau khi đã hoàn thành hết những công việc đồng áng, công việc nhà giúp đỡ bố mẹ. Mỗi khi mưa gió, những học sinh của ngôi trường đặc biệt này phải chen chúc đứng vào bất cứ chỗ nào tránh được mưa và tiếp tục học cho tới khi không còn chỗ nào khô ráo để trú. 800 học sinh nghèo ở đây không đủ khả năng đi học ở trường bình thường nên chúng càng khao khát được học tại trường của Babar Ali.
 
Babar cho biết: “Tôi nhận ra rằng trẻ em trong làng sẽ không bao giờ biết đọc, biết viết nếu như các bạn ấy không được học hành nghiêm túc. Là người được học hành tử tế, tôi tự thấy nhiệm vụ của mình là phải giúp đỡ các bạn”. Chumki Hajra, một học sinh tại trường của Babar cho biết, việc được đi học là một điều kỳ diệu đối với cô bé. Chumki mong ước sau này sẽ trở thành một y tá và lớp học của Babar chính là hy vọng duy nhất giúp cô bé thực hiện ước mơ này.
 
Cảm kích trước hành động của Babar, hiện có 10 giáo viên ở trường của cậu cũng tình nguyện giúp đỡ những đứa trẻ nghèo. Nhiều người cũng bắt đầu đóng góp sách vở, thức ăn và tiền bạc để giúp đỡ trường học của Babar. Chính quyền địa phương cũng đã công nhận trường của Babar góp phần vào chiến dịch tăng cường nhận thức của những người dân trong vùng.
 
Anh Bhavna Karki, một độc giả của BBC ở Delhi (Ấn Độ) xúc động nói rằng, hành động của Babar Ali chính là một nghị lực phi thường góp phần thay đổi đất nước Ấn Độ. Những người như cậu đang giữ ngọn lửa hy vọng cho hàng trăm nghìn người dân nghèo trên đất nước này.  
 
Nguyệt Linh (Tổng hợp)
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giao đồ ăn tới showroom, nam shipper đòi đeo thử đồng hồ khiến nhân viên bối rối: Chiếc đó hơn 300 triệu!

Giao đồ ăn tới showroom, nam shipper đòi đeo thử đồng hồ khiến nhân viên bối rối: Chiếc đó hơn 300 triệu!

Tiêu điểm - 2 giờ trước

Khi nghe nam shipper ngỏ ý muốn đeo thử chiếc đồng hồ vàng trị giá hơn 300 triệu, nhân viên bán hàng có phần chần chừ.

Theo dõi thanh niên thất nghiệp kiếm 17 tỷ đồng/ngày, mua 4 căn biệt thự, xe sang, 140 cảnh sát ập vào quán cà phê, bắt giữ 23 đối tượng

Theo dõi thanh niên thất nghiệp kiếm 17 tỷ đồng/ngày, mua 4 căn biệt thự, xe sang, 140 cảnh sát ập vào quán cà phê, bắt giữ 23 đối tượng

Chuyện đó đây - 13 giờ trước

Cảnh sát Trung Quốc phát hiện điểm bất thường khi có một nhóm thanh niên xuất thân nông thôn nghèo nhưng lại có tiền mua xe hơi sang trọng để đua xe.

Ảnh, clip: Lũ lụt nghiêm trọng nhất trong 100 năm đổ bộ Trung Quốc, ảnh từ trên cao tiết lộ hiện trường kinh hoàng

Ảnh, clip: Lũ lụt nghiêm trọng nhất trong 100 năm đổ bộ Trung Quốc, ảnh từ trên cao tiết lộ hiện trường kinh hoàng

Tiêu điểm - 20 giờ trước

Cơn mưa lớn tấn công vào khu vực miền nam Trung Quốc đã khiến tính mạng của hàng chục triệu người tại đây bị đe dọa.

Sức khỏe của Công nương Kate Middleton: Nhan sắc có rạng rỡ sau thời gian điều trị ung thư?

Sức khỏe của Công nương Kate Middleton: Nhan sắc có rạng rỡ sau thời gian điều trị ung thư?

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các chuyên gia Hoàng gia Anh, quá trình hồi phục sức khỏe sau điều trị căn bệnh ung thư của công nương Kate Middleton đang đi theo chiều hướng khả quan.

Có ít của hồi môn, cô gái bị gia đình chồng hành hạ đến chết

Có ít của hồi môn, cô gái bị gia đình chồng hành hạ đến chết

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Người thân của Karishma cố gắng "nịnh" nhà trai bằng cách đưa thêm tiền để bù vào số của hồi môn, nhưng gia đình chồng cô vẫn thấy chưa đủ và hành hạ cô đến chết.

Cuộc sống công sở ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới sẽ ra sao: Hãy hỏi người Phần Lan

Cuộc sống công sở ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới sẽ ra sao: Hãy hỏi người Phần Lan

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

7 năm liên tiếp là đất nước hạnh phúc nhất thế giới, cuộc sống công sở tại quốc gia này cũng có nhiều điều khác biệt.

'Đỉnh lưu Pandabiz' Fubao: 'Công chúa nhà tài phiệt' kiếm tiền khủng cỡ nào cho Samsung dù chỉ nằm chơi?

'Đỉnh lưu Pandabiz' Fubao: 'Công chúa nhà tài phiệt' kiếm tiền khủng cỡ nào cho Samsung dù chỉ nằm chơi?

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Được gọi với biệt danh "Công chúa nhà tài phiệt", Fubao được người dân Hàn Quốc hết mực cưng chiều và yêu mến.

Sức khỏe của Vương phi Kate hiện ra sao sau khi công bố mắc ung thư?

Sức khỏe của Vương phi Kate hiện ra sao sau khi công bố mắc ung thư?

Tiêu điểm - 2 ngày trước

GĐXH - Vương phi Kate Middleton đang trong quá trình bình phục, cô sẽ sớm trở lại làm việc sau thời gian điều trị ung thư.

Cụ ông 60 tuổi đã nghỉ hưu vẫn kiếm gần 2 triệu tỷ đồng năm vừa qua, nhiều thứ 2 thế giới chỉ sau Mark Zuckerberg

Cụ ông 60 tuổi đã nghỉ hưu vẫn kiếm gần 2 triệu tỷ đồng năm vừa qua, nhiều thứ 2 thế giới chỉ sau Mark Zuckerberg

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Những tỷ phú kiếm nhiều tiền nhất thế giới năm vừa qua đều là nhờ sa thải bớt lao động.

Bỏ cuộc sống xa hoa với khối tài sản gần 600 tỷ, cặp vợ chồng triệu phú bất động sản quyết định "chỉ nhận từ thiện"

Bỏ cuộc sống xa hoa với khối tài sản gần 600 tỷ, cặp vợ chồng triệu phú bất động sản quyết định "chỉ nhận từ thiện"

Bốn phương - 2 ngày trước

Cặp vợ chồng triệu phú này cho biết họ sẵn sàng từ bỏ cuộc sống xa hoa để trở thành những người tu hành.

Top