Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giấc mơ bình yên

Thứ sáu, 16:00 20/02/2015 | Bốn phương

GiadinhNet - Những gì vừa diễn ra trong năm 2014, những gì chưa thể tiên lượng hết được trong năm 2015 và cung đoạn tiếp theo đang dồn nén đời sống quốc tế vào điểm nút căng thẳng, nhạy cảm. Bất ổn, bất an là cảm giác bao trùm lên nhiều quốc gia, dân tộc, nhiều khu vực trên thế giới. Đó không chỉ là những vụ tai nạn hàng không thảm khốc và bí ẩn chưa từng thấy, không chỉ là đại dịch Ebola gieo rắc chết chóc kinh hoàng tại nhiều quốc gia châu Phi. Điều đáng sợ và đáng thất vọng nhất lại là những biến cố từ hệ lụy của các biến động chính tri-xã hội, từ những sự cố do chính con người gây ra.

Trong những cung đoạn đầu tiên của thế kỷ XXI, loài người đã khắc tạc được vào lịch sử những kỳ tích tuyệt đỉnh trên tất cả mọi lĩnh vực. Con người đã nhân văn hơn, trí tuệ đã được khai mở hơn, tạo ra những đột biến trong khoa học – kỹ thuật và công nghệ. Nhưng đáng buồn thay, thế giới của chúng ta vẫn chưa được giải thoát khỏi nỗi ám ảnh của ác mộng chiến tranh và bạo lực.

 

Biểu tình ủng hộ 
tạp chí châm biếm Charlie Hebdo 
sau vụ khủng bố 
làm 12 người thiệt mạng.
Ảnh: Reuter
Biểu tình ủng hộ tạp chí châm biếm Charlie Hebdo sau vụ khủng bố làm 12 người thiệt mạng. Ảnh: Reuter

 

Màu sắc “chiến tranh lạnh” đã xuất hiện

Cuộc khủng hoảng Ucraina khởi phát từ cuộc động loạn lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych, dẫn đến việc bán đảo Crym mau lẹ được sáp nhập vào Nga, rồi tiếp ngay sau đó là cuộc xung đột vũ trang khốc liệt, đẫm máu giữa chính phủ mới với lực lượng li khai ở miền Đông Ucraina. Tất cả các sự biến này đã đẩy quan hệ Nga - Mỹ, Nga – NATO vào thời kỳ căng thẳng nhất kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Các đòn trừng phạt không chỉ trong lĩnh vực kinh tế theo kiểu “đánh hội đồng” của phương Tây cùng với việc giá dầu thô lao dốc hơn 50% (chỉ còn dưới 50 USD/ thùng) đã gây cho nước Nga những khó khăn nghiêm trọng và tổn thất nặng nề. Các nguồn vốn  nối đuôi nhau chảy ngược ra ngoài nước Nga, đồng Rúp mất giá thê thảm. Nhưng các đòn đáp trả của Nga cũng bạo liệt không kém, khiến nhiều nước phương Tây đau điếng, các nước vừa chân ướt chân ráo vào ngôi nhà EU cũng sởn gai ốc.

Một lần nữa, người ta lại thấy Tổng thống V. Putin điềm tĩnh chèo lái con thuyền nước Nga trong giông tố thời cuộc. Chiến lược đối ngoại hướng Đông của Moscow được triển khai gấp rút hơn với các dự án khổng lồ, trong đó có dự án đường ống dẫn khí đốt với Trung Quốc trị giá tới hơn 400 tỷ USD. Cho dù nước Nga phải đương đầu, vật lộn với khó khăn mới, nhưng Tổng thống V.Putin vẫn tỏ rõ là thủ lĩnh chính trị đầy thao lược, được đa số người dân Nga đặt trọn niềm tin. Không những thế, nhà lãnh đạo xuất thân từ thế giới tình báo này lần thứ hai liên tiếp được bầu chọn là người có quyền lực nhất thế giới.

Dường như, một chiến tuyến mới mang màu sắc “chiến tranh lạnh mới” đã xuất hiện ở châu Âu đúng 25 năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Đó là một tình thế chiến lược tiềm ẩn nhiều nguy hại không chỉ cho tất cả các bên liên quan mà còn cho cả thế giới. Kinh tế thế giới đã gượng dậy sau cơn suy thoái (2008-2012) tồi tệ, nhưng còn yếu ớt. Các cuộc khủng hoảng trong quan hệ quốc tế, nhất là giữa các nước lớn, nếu không hạ nhiệt, sẽ nhấn chìm mọi hy vọng phục hồi và tăng trưởng. Chính vì vậy, đầu năm 2015, đã xuất hiện dấu hiệu xuống thang từ lãnh đạo một vài nước châu Âu.

Trong trạng thái vận động vừa khoáng đạt vừa hỗn mang của thế giới thời hiện đại, mà ở đó đan chéo cực kỳ phức tạp các mối quan hệ quốc tế, người ta thấy nổi lên rất rõ vấn đề dân tộc, tôn giáo và bài toán lợi ích. Từ những thời kỳ lịch sử xa xưa, thế giới đã không ngừng bị cày xới bởi những cuộc đua tranh vô tận, trước hết là của các đế chế, các cường quốc vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Ucraina mấy năm qua là nơi giằng kéo quyết liệt giữa Nga và phương Tây vì đây là điểm nút chiến lược nhạy cảm nhất giữa Đông và Tây sau chiến tranh lạnh. Đưa Crym trở về với nước Nga là điểm thắng ngoạn mục bất ngờ của V. Putin, trái lại đây được coi là thất bại mang tầm chiến lược của Mỹ và phương Tây. Bản đồ châu Âu đã được vẽ lại không theo hướng mà Mỹ và các đồng minh NATO mong đợi. Họ thật khó mà nuốt được trái đắng này. Nhưng họ cũng không đủ khả năng thực tế để đẩy tới cuộc chơi“ sát ván” với nước Nga. Mục tiêu trước mắt của Mỹ là ngăn chặn bằng được việc miền Đông tách khỏi Ucraina, không để rơi vào quỹ đạo của Mátxcơva và về lâu dài là ngăn chặn nước Nga vươn dậy trở lại vị thế một siêu cường - đối thủ chiến lược ngang ngửa như trong thời chiến tranh lạnh.

 

 

Trong khi cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động sau sự kiện 11/9/2001 còn dang dở, Al Queda chưa bị đánh bại cho dù Bin Laden đã bị tiêu diệt thì bỗng xuất hiện “Nhà nước Hồi giáo tự xưng” (IS) - một tổ chức khủng bố ghê rợn đang tác oai tác quái tại nhiều quốc gia Trung Đông. Các vụ sát hại kinh hoàng của IS cùng lá cờ đen của chúng xuất hiện ngạo nghễ tại nhiều nơi đang thách thức thế giới văn minh. Mỹ và một số nước đồng minh đã tiến hành hàng nghìn cuộc không kích vào các vị trí của IS, nhưng bóng đen chết chóc  của con quái vật khủng bố này vẫn không ngừng ám ảnh thế giới.

Làm sao để ngăn chặn chúng khi có không ít người Hồi giáo tại nhiều nước trên thế giới bị khuyến dụ gia nhập IS? Đặc biệt nghiêm trọng là xuất hiện ngày càng nhiều công dân các nước phương Tây bị nhiễm độc tư tưởng cực đoan, tiến hành các vụ khủng bố ngay trong lòng các nước chấu Âu. Đầu năm 2015, cả nước Pháp, cả châu Âu và thế giới đã bị chấn động mạnh bởi vu khủng bố của hai anh em nhà Kouachi nhằm vào tòa soạn Tạp chí Charlie Hebdo, bắn chết 12 nhà báo đang làm việc. Tổng thống Pháp và nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đã xuống đường cùng 4 triệu người dân Pháp để lên án cuộc khủng bố, nhưng sâu xa hơn, quan trọng hơn là để bảo vệ quyền tự do ngôn luận và những giá trị cốt lõi của nền cộng hòa.

Mâu thuẫn và xung khắc đang tiềm ẩn những tai họa!

 

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) gây ra hàng loạt vụ khủng bố, chết chóc không ngừng ám ảnh thế giới. Ảnh: CNN
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) gây ra hàng loạt vụ khủng bố, chết chóc không ngừng ám ảnh thế giới. Ảnh: CNN

 

Thế giới của chúng ta đang lâm bệnh. Một trong những trọng bệnh là bất công và đói nghèo. Trong hàng loạt biện pháp của một chiến lược tổng thể chống khủng bố cũng như chiến lược chống đói nghèo và bất công, không thể bỏ qua việc xem xét một cách thấu đáo, tìm hiểu những căn nguyên sâu xa dẫn đến những thách thức, phản kháng cực đoan trên thế giới, trong đó khủng bố là cách thức tệ hại và nguy hiểm nhất. Không thể chống khủng bố chỉ bằng nghe lén, bằng súng đạn. Không thể chống khủng bố triệt để nếu thế giới không thành công trong cuộc chiến chống đói nghèo và bất công.

Lịch sử thế giới đã cho thấy, dân tộc và tôn giáo là những thực thể có sức tồn tại bất diệt một cách kỳ lạ, một yếu tố bền vững nhất, có sức chịu đựng mọi sự công phá của các biến động. Đặc tính này đang đặt thế giới hiện đại trước một nguy cơ lớn. Nếu không tìm ra được lối thoát để giải quyết các cuộc tranh chấp dân tộc và tôn giáo thì thế giới sẽ khó tránh khỏi nguy cơ bị xé nát bởi vô số các cuộc xung đột không bị kìm chế. Tương lai của loài người đang bị vấn đề dân tộc, tôn giáo thách đố một cách nghiêm trọng. Còn nhớ năm 2006, một tờ báo của Đan Mạch đã đăng bức biếm họa về nhà tiên tri Mohammed, rồi một số tờ báo ở châu Âu đã đăng lại. Sự “tự do ngôn luận” này đã thổi bùng lên ngọn lửa phẫn nộ trong thế giới Hồi giáo. Bây giờ, sự việc này tái lặp nhưng ở mức độ đáng sợ hơn nhiều. Nước Pháp có 5 triệu người Hồi giáo, châu Âu có 20 triệu người Hồi giáo, thế giới có 1,7 tỷ người Hồi giáo. Đa số người Hồi giáo sống yên hòa, chỉ cần một số rất nhỏ trong số này có tư tưởng Hồi giáo cực đoan, theo chủ nghĩa khủng bố thì liệu nước Pháp, châu Âu và thế giới sẽ bất an như thế nào?

Mười năm cuối cùng của thế kỷ XX và 15 năm đầu tiên của thế kỷ XXI  là khoảng thời gian mang nhiều đột biến khôn lường nhất. Với sự tan vỡ của hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, màn khói của cuộc đảo lộn có tính kỷ nguyên chưa lắng xuống thì những cơn sóng xung kích vẫn tiếp tục lan tỏa, chấn động giống như mặt đại dương sau trận cuồng phong. Những hệ quả ghê gớm của nó đang phác thảo tầm vóc một cuộc biến động mới và có thể phát triển thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI.

Khởi nguồn của cuộc khủng hoảng này chính là chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và tôn giáo cực đoan. Vào buổi đầu thành lập, tháng 6/1945, Liên Hợp Quốc (LHQ)  chỉ có 50 quốc gia, đến đầu thế kỷ XXI, LHQ có gần 200 quốc gia thành viên. Hãy thử nghĩ xem, trên thế giới có tới khoảng 5.000 dân tộc lớn, nhỏ sinh sống, nếu cơn sốt li khai, xung đột tôn giáo cứ tăng lên mãi thì cơn ác mộng thực sự sẽ xuất hiện. Trật tự thế giới sẽ sụp đổ. Một cuộc đảo lộn toàn cầu ắt sẽ xảy ra. Bản đồ địa – chính trị thế giới ắt sẽ phải vẽ lại. Và cũng chẳng ai có thể lường hết điều gì sẽ tới trong một thế giới bị xé nhỏ như thế.

Cuối thế kỷ XX, sự tan vỡ của Liên bang Nam Tư đã để lại một bãi hoang mà ở đó, các chủ thể quốc gia mới mặc sức đánh nhau. Sự sụp đổ của Liên Xô đã để lại 15 nước cộng hòa mà tuy đã nhóm họp trong SNG, vẫn chìm đắm trong thất vọng của bi kịch tan đàn xẻ nghé. Cuộc khủng hoảng Cápcadơ mà nguy hiểm nhất là “khối u” Tresnia, đe dọa phá vỡ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Nga đã buộc tổng thống V. Putin ra tay bằng những biện pháp cứng rắn nhất.

Rõ ràng, một cuộc biến động có quy mô toàn cầu đang tiếp diễn, đẩy các mối quan hệ quốc tế vào một thời kỳ đan xen nhiều yếu tố đối nghịch giữa hợp tác và cạnh tranh, hòa dịu và căng thẳng, đồng minh và đối thủ, thống nhất và phân rã...Thật khó xác định cuộc biến động này sẽ kéo dài bao lâu, khi nào thì trật tự thế giới mới sẽ được xác lập, cơ chế quyền lực nào sẽ chi phối đời sống quốc tế. Chỉ có điều, người ta đã bắt đầu hình dung được, cảm nhận rõ những xung lực đang làm biến đổi thế giới, đang giữ vai trò quyết định trong việc định hình gương mặt thế giới trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI.

Đời sống quốc tế đang từng ngày cuộn dâng, từng ngày biến động. Các khái niệm về đồng minh – đối thủ, bạn – thù trong quan hệ quốc tế  tiếp tục được điều chỉnh lại. Các mưu đồ và hành động tước đoạt, thôn tính, hăm dọa, đe nẹt, cá lớn nuốt cá bé… đang tiếp diễn. Mùa hè năm 2014, Biển Đông dậy sóng dữ với hành động của Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gây nên tình hình rất căng thăng, bị dư luận quốc tế phản đối mạnh mẽ. Trong cơn lốc toàn cầu hóa đang thổi tràn qua mọi lục địa, người ta không ngớt khẳng định thế giới ngày nay là một khối thống nhất, trong đó quyền lợi của dân tộc này, quốc gia này gắn liền với quyền lợi của dân tộc khác, quốc gia khác. Thế nhưng, những đám lửa chiến tranh và xung đột trong năm 2014 và có thể còn thêm những quốc gia bị xô đẩy vào cơn binh lửa trong những năm tới, đang phơi bày một sự thật rằng, loài người đầu thế kỷ mới vẫn chưa được giải thoát khỏi nỗi ám ảnh về chiến tranh, xung đột. Trên mọi góc trời thế giới, cuộc mua sắm binh giới vẫn đang nhộn nhịp. Không ai có thể yên lòng kiến tạo cuộc sống hòa bình khi có những kẻ mạnh vẫn tự cho mình quyền được đánh đòn người khác.

Chúng ta hãy nhìn lại thế kỷ XX- một thế kỷ đã dạy dỗ chúng ta nhiều điều nhưng chắc chắn, bài học cần thiết nhất, cốt tử nhất là về chiến tranh và hòa bình. Các cuộc xung đột đẫm máu ở Trung Đông nhiều năm qua, vụ khủng bố ở Pháp đầu năm 2015 cũng như tất cả các cuộc xung đột, chiến tranh đủ dạng, dưới đủ mọi màu sắc, đặc biệt là vì những lý do sắc tộc, tôn giáo, lợi ích dân tộc hẹp hòi vốn đang bùng phát như một trong những nguy cơ lớn nhất đối với thế giới, cần phải được nhìn nhận một cách thấu đáo nhất với một tầm nhìn xuyên thế kỷ.

Dù nhịp đập thời đại có gấp gáp đến đâu, việc theo đuổi các mục tiêu có quyết liệt đến mức nào, thì việc biết dung hòa lợi ích giữa các quốc gia sẽ bảo đảm cho thế giới luôn ở trạng thái ổn định và cân bằng.

Yên bình là giấc mơ cháy bỏng của nhân loại!

 

Phải tôn trọng tự do ngôn luận và tính trào lộng, hài hước là một nhu cầu, nhưng không thể vì thế mà khiêu khích, chọc tức, xúc phạm niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng của người khác. Phải biết chung sống, chia sẻ trong một thế giới đa dạng bản sắc và có quá nhiều khác biệt. Phải biết đề cao tinh thần bao dung trong thế giới hiện đại. Đó là thêm một lời mách bảo trong thảm họa từ những bức biếm họa. 

 

 

Quả thật khủng bố đang là một trong những hiểm họa, điều tệ hại nhất trong thế giới ngày nay. Thế giới không thể lùi bước trước khủng bố. Việc Tạp chí Charile Hebdo ra số đầu tiên sau vụ khủng bố với số lượng phát hành kỷ lục tới 5 triệu bản, với giá bán không tưởng (có tờ lên tới hàng chục nghìn Euro do có nhiều người lùng mua) là thông điệp mạnh mẽ của xã hội Pháp quyết không run sợ trước khủng bố. Thế nhưng việc tạp chí này tiếp tục đăng hình nhà tiên tri Mohammed đang làm nảy sinh những suy nghĩ khác nhau, nhất là đã gây ra sự phẫn nộ của người Hồi giáo tại nhiều nước trên thế giới vì cho rằng đó là sự xúc phạm nghiêm trọng đức tin của họ. Nếu như người Pháp xuống đường với biểu ngữ “Tôi là Charlie” thì người Hồi giáo xuống đường với biểu ngữ: “Tất cả chúng tôi là Mohammed”, thậm chí một số người còn hô to: “Tôi là Kouachi”. 

 

Hồ Quang  Lợi 

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Top 10 người phụ nữ giàu nhất thế giới, lần đầu tiên có một “nữ cường nhân” từ châu Á

Top 10 người phụ nữ giàu nhất thế giới, lần đầu tiên có một “nữ cường nhân” từ châu Á

Tiêu điểm - 5 giờ trước

Đây là lần đầu tiên có một người phụ nữ tới từ châu Á xuất hiện trong danh sách đáng mơ ước này.

Giao đồ ăn tới showroom, nam shipper đòi đeo thử đồng hồ khiến nhân viên bối rối: Chiếc đó hơn 300 triệu!

Giao đồ ăn tới showroom, nam shipper đòi đeo thử đồng hồ khiến nhân viên bối rối: Chiếc đó hơn 300 triệu!

Tiêu điểm - 10 giờ trước

Khi nghe nam shipper ngỏ ý muốn đeo thử chiếc đồng hồ vàng trị giá hơn 300 triệu, nhân viên bán hàng có phần chần chừ.

Theo dõi thanh niên thất nghiệp kiếm 17 tỷ đồng/ngày, mua 4 căn biệt thự, xe sang, 140 cảnh sát ập vào quán cà phê, bắt giữ 23 đối tượng

Theo dõi thanh niên thất nghiệp kiếm 17 tỷ đồng/ngày, mua 4 căn biệt thự, xe sang, 140 cảnh sát ập vào quán cà phê, bắt giữ 23 đối tượng

Chuyện đó đây - 21 giờ trước

Cảnh sát Trung Quốc phát hiện điểm bất thường khi có một nhóm thanh niên xuất thân nông thôn nghèo nhưng lại có tiền mua xe hơi sang trọng để đua xe.

Ảnh, clip: Lũ lụt nghiêm trọng nhất trong 100 năm đổ bộ Trung Quốc, ảnh từ trên cao tiết lộ hiện trường kinh hoàng

Ảnh, clip: Lũ lụt nghiêm trọng nhất trong 100 năm đổ bộ Trung Quốc, ảnh từ trên cao tiết lộ hiện trường kinh hoàng

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Cơn mưa lớn tấn công vào khu vực miền nam Trung Quốc đã khiến tính mạng của hàng chục triệu người tại đây bị đe dọa.

Sức khỏe của Công nương Kate Middleton: Nhan sắc có rạng rỡ sau thời gian điều trị ung thư?

Sức khỏe của Công nương Kate Middleton: Nhan sắc có rạng rỡ sau thời gian điều trị ung thư?

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các chuyên gia Hoàng gia Anh, quá trình hồi phục sức khỏe sau điều trị căn bệnh ung thư của công nương Kate Middleton đang đi theo chiều hướng khả quan.

Có ít của hồi môn, cô gái bị gia đình chồng hành hạ đến chết

Có ít của hồi môn, cô gái bị gia đình chồng hành hạ đến chết

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Người thân của Karishma cố gắng "nịnh" nhà trai bằng cách đưa thêm tiền để bù vào số của hồi môn, nhưng gia đình chồng cô vẫn thấy chưa đủ và hành hạ cô đến chết.

Cuộc sống công sở ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới sẽ ra sao: Hãy hỏi người Phần Lan

Cuộc sống công sở ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới sẽ ra sao: Hãy hỏi người Phần Lan

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

7 năm liên tiếp là đất nước hạnh phúc nhất thế giới, cuộc sống công sở tại quốc gia này cũng có nhiều điều khác biệt.

'Đỉnh lưu Pandabiz' Fubao: 'Công chúa nhà tài phiệt' kiếm tiền khủng cỡ nào cho Samsung dù chỉ nằm chơi?

'Đỉnh lưu Pandabiz' Fubao: 'Công chúa nhà tài phiệt' kiếm tiền khủng cỡ nào cho Samsung dù chỉ nằm chơi?

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Được gọi với biệt danh "Công chúa nhà tài phiệt", Fubao được người dân Hàn Quốc hết mực cưng chiều và yêu mến.

Sức khỏe của Vương phi Kate hiện ra sao sau khi công bố mắc ung thư?

Sức khỏe của Vương phi Kate hiện ra sao sau khi công bố mắc ung thư?

Tiêu điểm - 2 ngày trước

GĐXH - Vương phi Kate Middleton đang trong quá trình bình phục, cô sẽ sớm trở lại làm việc sau thời gian điều trị ung thư.

Cụ ông 60 tuổi đã nghỉ hưu vẫn kiếm gần 2 triệu tỷ đồng năm vừa qua, nhiều thứ 2 thế giới chỉ sau Mark Zuckerberg

Cụ ông 60 tuổi đã nghỉ hưu vẫn kiếm gần 2 triệu tỷ đồng năm vừa qua, nhiều thứ 2 thế giới chỉ sau Mark Zuckerberg

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Những tỷ phú kiếm nhiều tiền nhất thế giới năm vừa qua đều là nhờ sa thải bớt lao động.

Top