Hà Nội
23°C / 22-25°C

Câu chuyện rùng mình trên đỉnh núi vạn người ước ao chinh phục: Bước qua thi thể và xếp hàng lên đỉnh Everest khiến 11 người tử nạn

Thứ ba, 13:06 09/06/2020 | Bốn phương

Hơn 100 người xếp thành hàng dài, nhích từng bước một trên lối mòn duy nhất để chinh phục nóc nhà thế giới trong nhiệt độ -30 độ C, 11 người đã chết vì kiệt sức và hết oxy.

Ngày 22/5/2019, cảnh tượng tắc đường hiếm hoi xảy ra trên đỉnh Everest, khi hơn 100 người xếp thành hàng dài chờ đợi để chinh phục nóc nhà thế giới. Họ kết nối với nhau bằng sợi dây an toàn, nhích từng bước một trên lối mòn duy nhất. Nhiều người bắt đầu mất kiểm soát khi một số người phía trước gục xuống vì kiệt sức, thiếu oxy trong cái lạnh -30 độ C.

Khi đó Nirmal Purja, một nhà leo núi kỳ cựu người Nepal đang cố gắng chinh phục kỷ lục của chính mình, nhưng ông nhận thấy không thể vượt qua đoàn người leo núi chậm chạp phía trước, Guardian cho biết.

Thời tiết xấu vào mỗi đầu mùa leo núi nên chỉ có khoảng thời gian rất ngắn để những người đam mê có thể chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới. Dự báo thời tiết cho thấy chỉ có 3 ngày thời tiết tốt. Năm 2018 có tới 11 ngày thời tiết tốt, cho phép các công ty leo núi tăng số lượng người đăng ký.

Nhà leo núi Purja biết trước rằng sẽ có dòng người chờ đợi leo lên đỉnh Everest, nhưng bị bất ngờ bởi số lượng người quá lớn. Purja đã chụp bức ảnh về dòng người nối đuôi nhau trên đỉnh Everest và sau đó đăng lên Instagram, chủ yếu như một lời giải thích cho các nhà tài trợ và những người ủng hộ ông về lý do khiến ông bị chậm lại.

Purja nhanh chóng nhận thấy đoàn người xếp hàng dài trên Hillary Step, một mặt đá gần như thẳng đứng nằm gần đỉnh Everest là điều cực kỳ nguy hiểm. Ông cố gắng đánh giá làm thế nào để có thể giúp đỡ mọi người. Với kinh nghiệm của mình, ông biết mọi thứ có thể nhanh chóng trở thành thảm họa.

Người leo núi khi lên lên Hillary Step có nguy cơ rơi xuống 3.000 m ở bên phải và 2.400 m ở bên trái. Khi mọi người đứng xếp hàng, cơ thể họ trở nên lạnh hơn và nhanh chóng sử dụng hết oxy dự phòng mà không có nguồn cung thay thế. Đó thực sự là một nơi tồi tệ trên Trái Đất để bị mắc kẹt.

Câu chuyện rùng mình trên đỉnh núi vạn người ước ao chinh phục: Bước qua thi thể và xếp hàng lên đỉnh Everest khiến 11 người tử nạn - Ảnh 1.

Hình ảnh tắc đường trên đỉnh Everest do Purja chụp lại gây sốc cho nhiều người. Ảnh: Nirmal Purja/Guardian.

Nhìn vào dòng người đang tiến lên đỉnh Everest theo cả 2 hướng, Purja nhận ra rằng sẽ không thể giải cứu bất kỳ ai cần được đưa ra khỏi đỉnh núi một cách nhanh chóng. Mọi người leo lên Hillary Step đều phải kết nối với nhau vào một sợi dây an toàn và con đường quá hẹp để người leo núi có kinh nghiệm hơn mở dây để vượt lên trên người khác.

Mọi người đều đang ở trong tình trạng sống còn ở độ cao hơn 8.000 m, đấu tranh để đặt một chân ở phía trước người khác. Họ đang ở trong ranh giới giữa sự sống và cái chết.

Điều gì đã xảy ra lúc đó

Ông Nirmal Purja dừng lại ở Hillary Step và cố gắng dập tắt những căng thẳng giữa những người leo núi, đã có những tranh luận về việc liệu những người đang cố gắng leo lên đỉnh núi có được ưu tiên hơn những người đang đi xuống hay không.

“Tôi đã quản lý hàng đợi trong 2 giờ. Thay vì đấu tranh về việc ai nên đi lên trước, sẽ tốt hơn nếu nó được quản lý một cách có hệ thống”, Purja nói. Kinh nghiệm 4 lần chinh phục đỉnh Everest và nền tảng từng là lính đặc nhiệm đã giúp Purja dễ dàng kiểm soát đoàn người hơn.

Những người leo núi rất vui khi được ông hướng dẫn. Ở những nơi khác, hướng dẫn viên người Nepal địa phương đang gặp khó khăn hơn trong việc thuyết phục khách hàng của mình.

Có một sự đụng độ nguy hiểm giữa tính cách những người leo núi và hướng dẫn viên người địa phương. Những người muốn lên đỉnh Everest đã tốn rất nhiều tiền, thời gian và nỗ lực. Đó là lý do tại sao họ quyết tâm lên đỉnh núi.

Một năm sau thảm họa trên đỉnh Everest, Thomas Becker, một nhà leo núi kỳ cựu vẫn cảm thấy hoang mang khi chứng kiến đoàn người xếp hàng để chinh phục nóc nhà thế giới. Ở phần tồi tệ nhất của hàng đợi, ông bị mắc kẹt trong hàng dài khoảng 40 người leo núi. Phía sau ông là một phụ nữ đang vật lộn vì thiếu kinh nghiệm. Phía sau đó là những người nóng nảy và bắt đầu chửi thề.

Câu chuyện rùng mình trên đỉnh núi vạn người ước ao chinh phục: Bước qua thi thể và xếp hàng lên đỉnh Everest khiến 11 người tử nạn - Ảnh 2.

Dòng người xếp hàng trên đỉnh Everest là điều cực kỳ nguy hiểm. Ảnh: David Göttler/Guardian.

Tuy nhiên, khi gần tới nóc nhà thế giới, cảm giác háo hức mà ông Becker ấp ủ bấy lâu nay bắt đầu giảm dần, khi ông đi ngang qua những xác chết. Ở Hillary Step ông nhìn thấy một thanh niên gắn với sợi dây an toàn đã chết và đang treo lơ lửng bên sườn dốc.

“Tôi nghĩ rằng tôi đã nhìn thấy 5 thi thể, có thể là 6 vào ngày hôm đó. Có những người đã nằm lại trên con đường của bạn, bị đóng băng, bạn phải bước qua xác của họ để tiến lên, đó là một sự tàn bạo”, ông Becker nói.

Hình ảnh đáng kinh ngạc về hàng đợi trên đỉnh Everest của Purja nhanh chóng được lan truyền khắp thế giới. 11 người đã chết vào tháng 5/2019, gấp đôi số người thiệt mạng vào năm 2018. Dòng người chen chúc, sự căng thẳng về thể chất do phải chờ đợi ở nhiệt độ -30 độ C và mật độ oxy trong không khí không đủ để duy trì sự sống là nguyên nhân dẫn đến nhiều người chết.

Hiểm họa từ sự bùng nổ leo núi

Các nhà leo núi giàu kinh nghiệm cho rằng lý do khiến nhiều người chết vào tháng 5/2019, hàng đợi không phải là nguyên nhân chính. Ngày càng có nhiều người trẻ ảo tưởng xem đỉnh Everest là một điểm check-in và sự phát triển ồ ạt của các công ty lữ hành sẵn sàng nhận tiền của khách mà bỏ qua các quy định về an toàn.

“Nhiều người gọi điện cho tôi và nói tôi chưa bao giờ leo núi, tôi có thể đi với công ty của bạn hay không và tôi cần giảm giá”, Vern Vernovage, trưởng nhóm thám hiểm Everest của Công ty International Mountain Guide nói.

Câu chuyện rùng mình trên đỉnh núi vạn người ước ao chinh phục: Bước qua thi thể và xếp hàng lên đỉnh Everest khiến 11 người tử nạn - Ảnh 3.

Ngày càng có nhiều người xem Everest là điểm check-in mà không màng đến nguy hiểm đang chờ đợi họ. Ảnh: Greg Vernovage/Guardian.

Nhưng bây giờ, vì lợi nhuận, một số công ty lữ hành sẵn sàng đưa họ đi dù chính bản thân công ty đó không hề có kinh nghiệm chinh phục Everest. Năm 2019, chính phủ Nepal đã cấp 381 giấy phép leo núi, một con số kỷ lục, cao gấp nhiều lần năm 2018.

Chi phí chinh phục Everest cũng thay đổi mạnh. Các công ty lữ hành sẵn sàng giảm giá và đề nghị khoản chi phí 30.000 USD , bao gồm chi phí giấy phép 11.000 USD , hoặc 200.000 USD nếu bạn muốn ở lại những khách sạn hạng sang ở thủ đô Kathmandu của Nepal và được hướng dẫn bởi những người leo núi giàu kinh nghiệm nhất.

Năm ngoái, Bộ Du lịch Nepal thậm chí không muốn giới hạn số lượng giấy phép, khuyến khích nhiều người hơn đến với nóc nhà thế giới.

Sự khuyến khích từ Bộ Du lịch Nepal đã cho phép nhiều công ty lữ hành cung cấp dịch vụ leo núi, dù họ có rất ít hướng dẫn viên kinh nghiệm cũng như đội ngũ dự phòng để hỗ trợ khách hàng trong các tình huống nguy hiểm.

Các công ty cũng nhận khách dễ dàng hơn mà bỏ qua các quy định về an toàn như kiểm tra thể lực, tình trạng sức khỏe cũng như các bệnh nền nếu có. Rất nhiều người nghĩ rằng chỉ cần chi tiền là họ có thể chinh phục nóc nhà thế giới, bất chấp nguy hiểm, thậm chí nổi nóng với hướng dẫn viên khi cố gắng thuyết phục họ quay lại trong các tình huống nguy hiểm.

Mùa leo núi năm nay đã không diễn ra vì chính phủ Nepal thông báo đóng cửa Everest từ ngày 13/3 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Khi nóc nhà thế giới bị đóng cửa, nhiều người đã có thêm thời gian để nhìn lại những gì đã xảy ra vào mùa leo núi năm ngoái.

Purja hy vọng những người leo núi sẽ trở lại vào năm tới để góp phần khôi phục kinh tế địa phương, nhưng cũng hy vọng mùa leo núi sang năm sẽ sạch hơn và bớt hỗn loạn.

Theo Zing.vn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Top 10 người phụ nữ giàu nhất thế giới, lần đầu tiên có một “nữ cường nhân” từ châu Á

Top 10 người phụ nữ giàu nhất thế giới, lần đầu tiên có một “nữ cường nhân” từ châu Á

Tiêu điểm - 4 giờ trước

Đây là lần đầu tiên có một người phụ nữ tới từ châu Á xuất hiện trong danh sách đáng mơ ước này.

Giao đồ ăn tới showroom, nam shipper đòi đeo thử đồng hồ khiến nhân viên bối rối: Chiếc đó hơn 300 triệu!

Giao đồ ăn tới showroom, nam shipper đòi đeo thử đồng hồ khiến nhân viên bối rối: Chiếc đó hơn 300 triệu!

Tiêu điểm - 9 giờ trước

Khi nghe nam shipper ngỏ ý muốn đeo thử chiếc đồng hồ vàng trị giá hơn 300 triệu, nhân viên bán hàng có phần chần chừ.

Theo dõi thanh niên thất nghiệp kiếm 17 tỷ đồng/ngày, mua 4 căn biệt thự, xe sang, 140 cảnh sát ập vào quán cà phê, bắt giữ 23 đối tượng

Theo dõi thanh niên thất nghiệp kiếm 17 tỷ đồng/ngày, mua 4 căn biệt thự, xe sang, 140 cảnh sát ập vào quán cà phê, bắt giữ 23 đối tượng

Chuyện đó đây - 20 giờ trước

Cảnh sát Trung Quốc phát hiện điểm bất thường khi có một nhóm thanh niên xuất thân nông thôn nghèo nhưng lại có tiền mua xe hơi sang trọng để đua xe.

Ảnh, clip: Lũ lụt nghiêm trọng nhất trong 100 năm đổ bộ Trung Quốc, ảnh từ trên cao tiết lộ hiện trường kinh hoàng

Ảnh, clip: Lũ lụt nghiêm trọng nhất trong 100 năm đổ bộ Trung Quốc, ảnh từ trên cao tiết lộ hiện trường kinh hoàng

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Cơn mưa lớn tấn công vào khu vực miền nam Trung Quốc đã khiến tính mạng của hàng chục triệu người tại đây bị đe dọa.

Sức khỏe của Công nương Kate Middleton: Nhan sắc có rạng rỡ sau thời gian điều trị ung thư?

Sức khỏe của Công nương Kate Middleton: Nhan sắc có rạng rỡ sau thời gian điều trị ung thư?

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các chuyên gia Hoàng gia Anh, quá trình hồi phục sức khỏe sau điều trị căn bệnh ung thư của công nương Kate Middleton đang đi theo chiều hướng khả quan.

Có ít của hồi môn, cô gái bị gia đình chồng hành hạ đến chết

Có ít của hồi môn, cô gái bị gia đình chồng hành hạ đến chết

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Người thân của Karishma cố gắng "nịnh" nhà trai bằng cách đưa thêm tiền để bù vào số của hồi môn, nhưng gia đình chồng cô vẫn thấy chưa đủ và hành hạ cô đến chết.

Cuộc sống công sở ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới sẽ ra sao: Hãy hỏi người Phần Lan

Cuộc sống công sở ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới sẽ ra sao: Hãy hỏi người Phần Lan

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

7 năm liên tiếp là đất nước hạnh phúc nhất thế giới, cuộc sống công sở tại quốc gia này cũng có nhiều điều khác biệt.

'Đỉnh lưu Pandabiz' Fubao: 'Công chúa nhà tài phiệt' kiếm tiền khủng cỡ nào cho Samsung dù chỉ nằm chơi?

'Đỉnh lưu Pandabiz' Fubao: 'Công chúa nhà tài phiệt' kiếm tiền khủng cỡ nào cho Samsung dù chỉ nằm chơi?

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Được gọi với biệt danh "Công chúa nhà tài phiệt", Fubao được người dân Hàn Quốc hết mực cưng chiều và yêu mến.

Sức khỏe của Vương phi Kate hiện ra sao sau khi công bố mắc ung thư?

Sức khỏe của Vương phi Kate hiện ra sao sau khi công bố mắc ung thư?

Tiêu điểm - 2 ngày trước

GĐXH - Vương phi Kate Middleton đang trong quá trình bình phục, cô sẽ sớm trở lại làm việc sau thời gian điều trị ung thư.

Cụ ông 60 tuổi đã nghỉ hưu vẫn kiếm gần 2 triệu tỷ đồng năm vừa qua, nhiều thứ 2 thế giới chỉ sau Mark Zuckerberg

Cụ ông 60 tuổi đã nghỉ hưu vẫn kiếm gần 2 triệu tỷ đồng năm vừa qua, nhiều thứ 2 thế giới chỉ sau Mark Zuckerberg

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Những tỷ phú kiếm nhiều tiền nhất thế giới năm vừa qua đều là nhờ sa thải bớt lao động.

Top