Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cá nhiễm độc thuỷ ngân và bệnh lạ của người dân Nhật

Thuỷ ngân trong nước thải của nhà máy hoá chất làm nhiễm độc cá và khiến hàng nghìn người Nhật Bản nhiễm bệnh năm 1956.

Minamata là thành phố xinh đẹp bên bờ biển Yatsushiro thuộc tỉnh Kumamoto, vùng đất nổi tiếng về sự đa dạng và chất lượng của các loại hải sản. Năm 1956, căn bệnh lạ xuất hiện ở thành phố này và được gọi là bệnh Minamata.

Trường hợp đầu tiên được ghi nhận mắc bệnh Minamata là một bé gái 5 tuổi. Cô bé được đưa vào bệnh viện của công ty Chisso năm 1956 với những biểu hiện nghiêm trọng như không thể nói chuyện, đi lại hay ăn uống.

Cá nhiễm độc - người nhiễm bệnh

Căn bệnh được biết đến rộng rãi vào ngày 1/5/1956, khi bác sĩ Hajime Hosokawa, thuộc bệnh viện của công ty Shin Nihon Chisso Hiryo, báo cáo một "bệnh dịch lạ liên quan đến hệ thần kinh trung ương", sau khi ghi nhận 4 bệnh nhân rối loạn thần kinh không rõ nguyên nhân. Không lâu sau đó, 54 trường hợp khác được phát hiện và 17 người tử vong.

Bệnh lạ ban đầu ảnh hưởng đến mèo, sau đó là con người. Khi mắc bệnh, những con mèo bị mất cảm giác cân bằng và co giật trước khi chết. Đây cũng là những biểu hiện ban đầu đau đớn nhất ở người. Theo ghi nhận, bệnh nhân thường run không kiểm soát, tê chân tay, hạn chế tầm nhìn, co giật và đau đớn.


Bác sĩ và một bệnh nhân Minamata trong bệnh viện. Ảnh: ehp.niehs.nih.gov

Bác sĩ và một bệnh nhân Minamata trong bệnh viện. Ảnh: ehp.niehs.nih.gov

Những ngày đầu tiên, một số bác sĩ cho rằng đây là một loại dịch bệnh mới ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, trong khi những người khác nhận định đây là bệnh di truyền.

Khi căn bệnh bùng phát, nỗi lo sợ về một bệnh dịch bí ẩn còn là nguyên nhân thành kiến đối với người mắc bệnh và cả gia đình họ. Ở thời điểm đó, nhiều người dân không thể chuyển việc, bị từ chối kết hôn và chịu sự xa lánh của xã hội.

Năm 1959, các giáo sư Đại học Kumamoto đưa ra thông báo chính thức rằng căn bệnh ở vùng Minamata là bệnh thần kinh, do ăn cá và sinh vật có vỏ cứng từ vịnh Minamata.

"Thuỷ ngân là mối quan tâm của chúng tôi. Nó có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và nhiễm độc cho cá, sinh vật có vỏ cứng", thông báo viết.

Theo Japan Times , lượng thuỷ ngân này có trong chất thải công nghiệp của nhà máy hoá chất Chisso. Dù công ty Chisso bác bỏ điều này, nhiều thí nghiệm tiến hành trên mèo tại bệnh viện công ty đã xác nhận mối nghi ngờ.

Theo Japan Today, khoảng 3.000 người được chính thức công nhận là mắc bệnh Minamata. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân Minamata vẫn nằm ngoài danh sách cứu trợ do chưa xét duyệt đủ điều kiện công nhận là người nhiễm bệnh.

Năm 1977, chính phủ Nhật Bản thông qua các tiêu chuẩn nghiêm ngặt đối với trường hợp này. Theo đó, những người có các biểu hiện bắt buộc như rối loạn cảm giác ở chân tay, hạn chế tầm nhìn hay mất khả năng vận động mới được công nhận là bệnh nhân Minamata. Đến nay, vẫn còn 33.450 người vẫn trong danh sách chờ.

Mối lo thuỷ ngân

Mãi đến năm 1968, chính phủ Nhật Bản mới chính thức công nhận thuỷ ngân hữu cơ (methyl mercury) trong chất thải công nghiệp của nhà máy Chisso là nguyên nhân gây bệnh.

Cùng lúc đó, công ty tiếp tục xả nước thải ô nhiễm ra biển, làm nhiễm độc cá, khiến người dân địa phương mắc bệnh sau khi ăn cá. Điều này khiến căn bệnh ngày càng lan rộng trong khu vực.


Bảo tàng bệnh Minamata ở Nhật Bản trưng bày các hình ảnh về người mắc bệnh. Ảnh: Masaru Komiyaji

Bảo tàng bệnh Minamata ở Nhật Bản trưng bày các hình ảnh về người mắc bệnh. Ảnh: Masaru Komiyaji

Căn bệnh không chỉ giới hạn ở Minamata và khu vực lân cận. Năm 1965, nhiều người dân có biểu hiện tương tự bệnh Minamata đã được phát hiện ở lưu vực sông Agano ở tỉnh Niigata. Bệnh Minamata thứ hai, hay bệnh Niigata Minamata, được xác định do thuỷ ngân hữu cơ trong nước thải nhà máy Showa Denko K.K gây ra.

Trong khi bệnh Minamata ở Nhật Bản do thuỷ ngân trong nước thải nhà máy công nghiệp gây ra, tại các nước đang phát triển, nhiều khu đào vàng cũng đang bị ô nhiễm do nguyên nhân tương tự. Thuỷ ngân được sử dụng trong quy trình tách vàng từ quặng, không chỉ làm tổn hại sức khoẻ của thợ mỏ, mà còn xâm nhập vào nước thải từ các mỏ và gây ô nhiễm môi trường.

Ô nhiễm thuỷ ngân đang được coi là vấn đề toàn cầu. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy hành động ngăn chặn ô nhiễm kịp thời ngay sau khi phát hiện là điều rất cần thiết. Ngoài Nhật Bản, người dân ờ nhiều nơi khác cũng có nguy cơ nhiễm độc thuỷ ngân, trừ khi các nước thực hiện đầy đủ Công ước Minamata nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khoẻ con người do phát thải thuỷ ngân.

Theo Zing.vn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Chuyện đó đây - 6 giờ trước

Nhân loại và Trái đất sẽ phải đối mặt với những gì vào năm 2050?

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Bốn phương - 9 giờ trước

GĐXH - Ở Philippines vào tháng 3, 4 và 5 là giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm nhất, do ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino nên thời tiết năm nay càng trở nên khắc nghiệt hơn.

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Chuyện đó đây - 11 giờ trước

Không chỉ cổ kính, ngôi làng nhỏ còn được "giấu mình" bằng những bức tường rào bằng đá, hàng cây sồi lâu năm để tránh xa tiếng ồn ào và ánh mắt dòm ngó của những người đi bên ngoài.

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

Bốn phương - 11 giờ trước

GĐXH - Ít nhất 6 tỷ phú ở Trung Quốc được tạo ra bởi sự bùng nổ của trà sữa trân châu trong những năm qua.

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Tiêu điểm - 21 giờ trước

Dự án thí điểm hài hước được đưa ra áp dụng vào dịp Cá Tháng Tư tại Canada nhưng lại nhận được sự ủng hộ của khá nhiều người.

Top 10 người phụ nữ giàu nhất thế giới, lần đầu tiên có một “nữ cường nhân” từ châu Á

Top 10 người phụ nữ giàu nhất thế giới, lần đầu tiên có một “nữ cường nhân” từ châu Á

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Đây là lần đầu tiên có một người phụ nữ tới từ châu Á xuất hiện trong danh sách đáng mơ ước này.

Giao đồ ăn tới showroom, nam shipper đòi đeo thử đồng hồ khiến nhân viên bối rối: Chiếc đó hơn 300 triệu!

Giao đồ ăn tới showroom, nam shipper đòi đeo thử đồng hồ khiến nhân viên bối rối: Chiếc đó hơn 300 triệu!

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Khi nghe nam shipper ngỏ ý muốn đeo thử chiếc đồng hồ vàng trị giá hơn 300 triệu, nhân viên bán hàng có phần chần chừ.

Theo dõi thanh niên thất nghiệp kiếm 17 tỷ đồng/ngày, mua 4 căn biệt thự, xe sang, 140 cảnh sát ập vào quán cà phê, bắt giữ 23 đối tượng

Theo dõi thanh niên thất nghiệp kiếm 17 tỷ đồng/ngày, mua 4 căn biệt thự, xe sang, 140 cảnh sát ập vào quán cà phê, bắt giữ 23 đối tượng

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Cảnh sát Trung Quốc phát hiện điểm bất thường khi có một nhóm thanh niên xuất thân nông thôn nghèo nhưng lại có tiền mua xe hơi sang trọng để đua xe.

Ảnh, clip: Lũ lụt nghiêm trọng nhất trong 100 năm đổ bộ Trung Quốc, ảnh từ trên cao tiết lộ hiện trường kinh hoàng

Ảnh, clip: Lũ lụt nghiêm trọng nhất trong 100 năm đổ bộ Trung Quốc, ảnh từ trên cao tiết lộ hiện trường kinh hoàng

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Cơn mưa lớn tấn công vào khu vực miền nam Trung Quốc đã khiến tính mạng của hàng chục triệu người tại đây bị đe dọa.

Sức khỏe của Công nương Kate Middleton: Nhan sắc có rạng rỡ sau thời gian điều trị ung thư?

Sức khỏe của Công nương Kate Middleton: Nhan sắc có rạng rỡ sau thời gian điều trị ung thư?

Bốn phương - 2 ngày trước

GĐXH - Theo các chuyên gia Hoàng gia Anh, quá trình hồi phục sức khỏe sau điều trị căn bệnh ung thư của công nương Kate Middleton đang đi theo chiều hướng khả quan.

Top