Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ Nhi giải đáp một loạt thắc mắc cho cha mẹ về việc chăm con trong mùa dịch COVID-19

Thứ bảy, 09:49 28/03/2020 | Sống khỏe

Có nhiều câu hỏi được đặt ra là làm sao bảo vệ trẻ em trong thời dịch bệnh hoành hành. Cho dù trẻ con thường bệnh nhẹ hơn so với người lớn, nhưng lại có thể là nguồn lây nhiễm cho người lớn và người già trong gia đình, nên cũng phải rất cẩn thận.

Bác sĩ Nhi giải đáp một loạt thắc mắc cho cha mẹ về việc chăm con trong mùa dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Trong tình hình Bộ Y tế khuyến cáo mọi người hạn chế ra ngoài khi không có việc thực sự cần thiết như hiện nay, bác sĩ Nhi khoa Trương Hoàng Hưng, hiện đang công tác tại bang Texas (Hoa Kỳ) đã giải đáp một số thắc mắc cho các bố mẹ có con nhỏ để biết cách bảo vệ an toàn cho sức khỏe của trẻ tốt hơn:

Trẻ có thể chơi với bạn bè không? - Không!

Trong thời điểm này để làm chậm dịch, chúng ta phải thực hiện cách ly vật lý (social distance), có nghĩa là giữ khoảng cách ít nhất 2m với bất cứ người nào không phải trong gia đình. Trẻ con nhiễm bệnh thường nhẹ, nhưng khi mắc bệnh là nguy cơ cao lây nhiễm cho các người khác trong gia đình, đặc biệt người già yếu, có bệnh nền.

Bác sĩ Nhi giải đáp một loạt thắc mắc cho cha mẹ về việc chăm con trong mùa dịch COVID-19 - Ảnh 2.
Trẻ cũng cần giữ khoảng cách với bất cứ người nào không phải trong gia đình.

Trẻ có thể chơi ở sân chơi không? - Không!

Ở sân chơi công cộng, rất khó để giữ khoảng cách an toàn giữa các trẻ. Ngoài ra các dụng cụ, đồ chơi trong công viên không được khử trùng và được rất nhiều người chạm vào. Virus COVID-19 có thể sống vài ngày trên bề mặt dụng cụ nên không an toàn. Sân chơi gia đình thì an toàn thoải mái.

Bạn có thể đi dạo không? - Có!

Bạn vẫn có thể đi dạo xung quanh, trong công viên, chỉ cần bạn giữ khoảng cách an toàn với người xung quanh, không chạm vào các thứ xung quanh, rửa tay khi về nhà.

Tuy nhiên nếu bạn đang trong thời gian cách ly vì có nguy cơ mắc bệnh hoặc có bệnh, bạn nên có một phòng riêng, dùng phòng vệ sinh riêng, rửa tay trước và sau khi có tiếp xúc với người nhà, dù là chỉ đưa một đĩa thức ăn. Bạn cũng nên đeo khẩu trang trong nhà và khi ra ngoài nhằm hạn chế nguy cơ lây lan.

Bạn có nên tiếp tục cho gia sư, người dọn dẹp, người giữ trẻ tới nhà không? - Không!

Đây là vi phạm quy tắc cách ly vật lý và có nguy cơ nhiễm bệnh. Nên chuyển sang học online tại nhà. Gia đình cùng nhau dọn dẹp nhà cửa. Các bạn phải gửi con đi làm, phải rất cẩn thận vì các nơi giữ trẻ có thể là nguồn lây nhiễm.

Bác sĩ Nhi giải đáp một loạt thắc mắc cho cha mẹ về việc chăm con trong mùa dịch COVID-19 - Ảnh 3.
Nếu phải gửi con đi làm, phải rất cẩn thận vì các nơi giữ trẻ có thể là nguồn lây nhiễm.

Bạn có nên đi mua sắm vật dụng thiết yếu, thuốc men, thức ăn hay không?

Nếu bạn không trong diện đang cách ly thì có thể đi mua sắm những thứ thiết yếu. Nên hạn chế số lần phải đi, nhưng không nên mua trữ quá nhiều. Nên đi giờ vắng người, lau chùi tay nắm xe đẩy với giấy khử trùng, đi càng nhanh càng tốt, xong thì rửa tay với cồn, về nhà thì rửa tay sạch sau khi xử lý các món vừa mua. Nhớ giữ khoảng cách với người xung quanh.

Có nên đến phòng tập thể dục không? - Không!

Phòng tập thể dục là nơi rất dễ lây lan, cùng lý do với sân chơi trẻ em.

Nên tập các môn có thể dục tại nhà, hay một mình như chạy bộ.

Có nên đặt hàng hóa, thức ăn giao đến tận nhà không? Nên cẩn thận!

Tuy nguy cơ thấp, nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm nếu người giao hàng đang có bệnh và chạm vào hàng hoá và để lại mầm bệnh trên bề mặt và có khả năng sống trên đó tới 2-3 ngày. Bạn có thể yêu cầu người giao hàng để trước cửa nhằm giữ khoảng cách an toàn. Sau khi nhận hàng và xử lý, nhớ rửa tay cẩn thận.

Bác sĩ Nhi giải đáp một loạt thắc mắc cho cha mẹ về việc chăm con trong mùa dịch COVID-19 - Ảnh 4.

Có nên đưa trẻ đi khám bệnh không? - Vẫn đi nếu thật cần thiết!

Khi dịch COVID-19 hoành hành thì con bạn vẫn có thể bị bệnh, vẫn phải chích ngừa, nên vẫn phải đi khám nếu thật cần thiết. Tuy nhiên tuỳ theo điều kiện phòng khám mà có các biện pháp giảm thiểu nguy cơ khác nhau.

Các trường hợp có triệu chúng thường được khám trong khoảng giờ nhất định, một khu cố định trong phòng khám, hoặc ngay cả chọn riêng một phòng khám nếu có nhiều phòng khám. Phòng chờ thường được chia ra làm hai, phòng khám cũng chia làm hai.

Các bệnh có nguy cơ thường được cho vào 1-2 phòng dành riêng, nhân viên sẽ áp dụng các biện pháp phòng ngừa cần thiết.

Chú ý liên hệ bác sĩ tái khám nếu con bạn hay bạn có các bệnh mãn tính, đừng để vì COVID-19 mà làm bệnh của mình và của con mất kiểm soát.

Vài nét về tác giả

Bác sĩ Trương Hoàng Hưng là một bác sĩ nhi khoa người Việt đang sinh sống và làm việc tại bệnh viện của bang Texas (Mỹ). Tự nhận mình là người "hay lo chuyện bao đồng", bác sĩ đã chia sẻ rất nhiều bài viết hay dưới góc nhìn khoa học rất bổ ích cho các mẹ nuôi con nhỏ.


Theo BS Hung Truong (Báo Dân Sinh)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai cách tập thể dục 'lạ' nhưng rất hiệu quả để khống chế tiểu đường

Hai cách tập thể dục 'lạ' nhưng rất hiệu quả để khống chế tiểu đường

Sống khỏe - 1 giờ trước

Tập thể dục nhẹ nhàng và vào những thời điểm ít người nghĩ đến có thể đem lại tác dụng bất ngờ.

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 2 giờ trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Người đàn ông có mạch máu vôi hóa như ruột bút chì, qua đời vì mê 1 thực phẩm

Người đàn ông có mạch máu vôi hóa như ruột bút chì, qua đời vì mê 1 thực phẩm

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Bản thân ông Chen (Đài Loan, Trung Quốc) cũng sửng sốt khi nhìn kết quả hình ảnh X-quang chụp mạch máu bị vôi hóa, tắc nghẽn nghiêm trọng của mình.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày mới bơm máu vào cơ thể tốt nhất? Liều lượng sắt cần uống là bao nhiêu?

Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày mới bơm máu vào cơ thể tốt nhất? Liều lượng sắt cần uống là bao nhiêu?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Việc bổ sung sắt đúng thời điểm, đúng liều lượng sẽ giúp quá trình tạo máu diễn ra tốt nhất. Nếu không tuân thủ thì bạn có nguy cơ thiếu sắt hoặc thừa sắt, đều rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Ăn rau đay giảm cholesterol xấu và nhiều lợi ích sức khỏe khác

Ăn rau đay giảm cholesterol xấu và nhiều lợi ích sức khỏe khác

Sống khỏe - 5 giờ trước

Rau đay là loại rau phổ biến, nhiều người rất mê rau đay nấu canh nhưng có những người không thích. Loại rau này có những lợi ích sức khỏe bất ngờ không phải ai cũng biết.

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Có nhiều nguyên nhân gây hình thành sỏi thận, trong đó phổ biến là do lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh, ít uống nước. Do đó, khi bị sỏi thận, một trong những biện pháp quan trọng người bệnh cần làm là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

Những tác hại khi bạn ăn quá nhanh

Những tác hại khi bạn ăn quá nhanh

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Thời gian thích hợp cho một bữa ăn là 20-30 phút. Việc ăn quá nhanh khiến cơ thể khó hấp thu các chất dinh dưỡng, dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Khoảng 50% người lớn có ít nhất một lần bị đau đầu trong năm, một số trường hợp thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Vì thế, người dân nên biết các yếu tố cảnh báo nguy hiểm.

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân viêm màng não có tiền sử khỏe mạnh nhưng thường xuyên ăn nem chua, thịt lợn tái.

Top