Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự thật về những bức bích họa vẽ bằng máu ở Ninh Bình (2): Hình vẽ xuất hiện từ thời Hai Bà Trưng

Chủ nhật, 13:00 12/08/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Đã hơn 10 năm kể từ khi những bức họa đó được biết đến rộng rãi thì những bí ẩn vẫn chỉ là ẩn số.

 
 Một số chữ Hán được phát hiện gần bức họa trung tâm có cùng
chất liệu mực đỏ. Ảnh: TG
 
Sự xuất hiện của những bức vẽ kỳ quái bằng mực đỏ trên vách đá đã khiến không ít người dân quanh vùng Vân Long (Gia Viễn - Ninh Bình) cố gắng đi tìm lời giải đáp. Tuy nhiên, đã hơn 10 năm kể từ khi những bức họa đó được biết đến rộng rãi thì những bí ẩn về chúng trong suy nghĩ của người dân vẫn chỉ là ẩn số.
 
Từ hình họa ma quỷ đến bản đồ kho báu

Mải miết quan sát những hình vẽ rồi cố tìm cách lý giải theo suy nghĩ của mình, đến lúc sực nhớ ra là cả đoàn chưa ai ăn gì thì đồng hồ đeo tay đã chỉ vào con số 2. Ông Trần Xuân Quang giục chúng tôi lên thuyền để quay trở ra. Vẫn là đoạn đường vượt qua đầm sen và lác nhưng lần này có vẻ như ông Quang và người bạn đồng hành phải cố gắng lắm mới lái được con thuyền nhỏ lách khỏi những khóm sen chằng chịt dọc lối đi.

Theo lời ông Quang thì ngày xưa, khi những hình vẽ này được phát hiện, nhiều cụ cao niên đã được làng mời đến đây quan sát để thu thập thông tin, tìm lời giải đáp. Tuy nhiên, dù rất nhiều cụ khẳng định từng nhìn thấy những hình vẽ này khi theo mẹ đến khu vực này mò cua bắt tép những ngày còn nhỏ thì vẫn  không cụ nào đưa ra được lời giải thích thật sự hợp lý.

"Có năm sáu cụ kể lại rằng, vào mỗi độ trăng sáng, khi theo chân bà hoặc mẹ đến mò cua bắt tép ở đoạn này đã được mẹ dặn không được lại gần những bức họa vì theo các cụ đó là ma quỷ hiện hình chứ không phải hình do người trần vẽ ?! Cũng từ đó, các cụ truyền miệng nhau là chỗ đó có ma, không ai được đến gần nếu không sẽ bị ma quỷ bắt. Lời đồn những hình vẽ này là của ma quỷ càng được người dân tin hơn, khi cách đây khoảng 8 năm, một người dân không hiểu vì lý do gì đã bỏ làng vào nền đất đền Bái Vọng dựng nhà sống như một đạo sĩ. Tuy nhiên, cứ đêm ngủ, anh ta lại "thấy" những hồn ma đỏ chót như hình vẽ nhảy múa trước mặt, dao kiếm loảng xoảng, rồi tiếng cười nói văng vẳng bên tai... Sợ quá, anh này phá bỏ ngôi nhà tạm trở về làng sinh sống như xưa... Đó cũng là lý do khiến những hình vẽ kỳ quái này bị lãng quên trong ký ức của những người già, còn lớp thanh niên thì tuyệt nhiên không ai biết đến..." - ông Quang nói.
 
Đường vào nền đền Bái Vọng - nơi có những bức vẽ, ken
đầy những sen và lác.

Bên cạnh đó, do những hình vẽ được vẽ bằng mực đỏ như màu máu, lại có những nét vẽ thô giản, ngoằn nghèo như những ký tự mật mã... nên không ít người đã móc nối chúng với sự kiện Cao Biền dời non. Thậm chí, một số người còn khẳng định, đây chính là tấm bản đồ vẽ bằng máu chỉ đường đến kho báu - nơi người Tàu giấu của cải sau khi vơ vét của dân lành xung quanh vùng Gia Viễn. Cụ Nguyễn Văn Báu (82 tuổi) thôn Mai Trung kể: Thời xưa, những vùng núi có địa thế thuận phong thủy đều bị Cao Biền tìm đến tìm cách chặt đứt long mạch, tìm cách trấn yểm để vùng đất đó không phát được. Tuy nhiên, khi Cao Biền tìm đến vùng đất này để trấn yểm các đỉnh núi cao của dãy Thúi Thó liền bị người dân phát hiện.
 
Họ đã dùng cung tên bắn lên đỉnh núi để ngăn không cho Cao Biền thực hiện ý đồ xấu. Không thực hiện được ý đồ, một số thuộc hạ của Cao Biền đã tìm cách vơ vét của cải trong dân làng định bụng sẽ mang về nước. Tuy nhiên, do của cải quá nhiều, không thể đem về hết được, nên họ đã giấu vào lòng núi, sau đó vẽ một tấm bản đồ bằng những hình vẽ trên vách đá để đánh dấu, sau này quay lại lấy. Trước năm 1945, nhiều người Trung Quốc vẫn thường qua lại khu vực này, người dân trong vùng không biết họ làm gì vì hành tung của họ rất bí hiểm. Khi những người Trung Quốc biến mất thì con rùa đá cổ thường ngày vẫn nằm bên phải nền cũ đền Bái Vọng cũng "không cánh mà bay". Nhiều người dân tin rằng, bên trong con rùa chứa kho báu nên họ đã tìm cách khiêng cả con rùa đi (?!).

Câu chuyện này vẫn chỉ là những mảnh miếng được chắp nối vụn vặt qua lời kể của một số cụ già và một số người dân trong làng, chưa hề được kiểm chứng. Nhưng theo một số lãnh đạo địa phương thì ngày xưa xung quanh khu vực đó có nhiều lò vôi tự phát của người dân và có thể con rùa đá đã bị chính chủ của những lò vôi cho vào lò nung để lấy vôi.
 
Phản ánh văn hóa tâm linh nguyên thủy?!
 

Một số nhà khoa học cho rằng, bích họa là tác phẩm có ý thức tôn giáo nguyên thủy, dường như có quan hệ với tục treo quan tài trong hang động (khu vực gần mái đá Cửa Chùa như Thanh Hóa, Hòa Bình, Sơn La... đã phát hiện loại hình này) và vẽ đội ngũ bảo vệ cho người chết, để biểu thị sự tôn kính. Hoặc cho rằng các bức bích họa có quan hệ với việc cúng tế thủy thần...

Trong quá trình đi tìm những cứ liệu lịch sử để giải mã niên đại và thông điệp của những bức vẽ kỳ quái này, thông tin duy nhất mà chúng tôi tìm được dưới dạng văn bản chỉ là những câu viết ngắn gọn của Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Luyên - Phó Giám đốc Sở VH, TT&DL Ninh Bình trong bản "Báo cáo kết quả nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp khai thác tiềm năng hang động Karst phục vụ phát triển du lịch khu vực Tam Điệp - Yên Mô - Kênh Gà - Vân Trình - Vân Long, tỉnh Ninh Bình 2006". Trong báo cáo này, ông Luyên cũng chỉ ghi ngắn gọn: "Tại dãy núi có hang Thúi Thó, có một vách đá xuất hiện những hình vẽ cổ, kỳ lạ, như những bức bích họa". Ngoài ra, trong văn tế lễ hội đền Bến Nổi thờ Tứ Vị Hồng Nương (4 nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng) cũng chỉ nhắc đến ngôi đền Bái Vọng chứ không hề nhắc gì đến những hình vẽ kỳ quái trên vách đá.

Tuy nhiên, khi trò chuyện với ông Luyên tại phòng làm việc, ông Luyên đã chia sẻ với chúng tôi khá nhiều chuyện bất ngờ và thú vị. Theo đó, thời điểm đầu khi ông Luyên bắt tay vào tìm hiểu những hình vẽ kỳ quái trên vách đá trước cửa đền Bái Vọng ông đã suy nghĩ rất nhiều về mối quan hệ giữa ngôi đền này với những hình vẽ. "Ban đầu tôi cũng nghĩ đây chính là những bức tranh vẽ quang cảnh một nghi lễ cổ từng diễn ra tại ngôi đền Bái Vọng. Bức hình trung tâm vẽ cảnh người có khuôn mặt dữ tợn, một tay cầm dao, một tay cầm chùy... tương tự như thần Ác đang diệt bọn ma quái. Điều này càng có lý hơn khi một số tài liệu cho biết, những bích họa này ngoài việc ghi dấu lại những sự kiện nổi bật thì còn là "di tồn văn hóa vu thuật" (di sản của văn hóa tôn giáo nguyên thủy)"-ông Luyên nói.

Tìm hiểu thêm một số tài liệu về văn hóa và lịch sử thì thấy người Việt cổ xưa rất tin tưởng, sùng bái núi sông và cảnh giới vu thuật. Có thể bức họa phản ảnh các loại hoạt động lễ nghi vu thuật của người Việt cổ như các hoạt động tế ngày, tế trống, lễ sông, lễ quỷ thần, lễ thần ruộng, lễ thần đất, cầu chiến tranh thắng lợi, tế người, tế vật tổ... Một số nhà khoa học cho rằng, bích họa là tác phẩm có ý thức tôn giáo nguyên thủy, dường như có quan hệ với tục treo quan tài trong hang động (khu vực gần mái đá Cửa Chùa như Thanh Hóa, Hòa Bình, Sơn La... đã phát hiện loại hình này) và vẽ đội ngũ bảo vệ cho người chết, để biểu thị sự tôn kính. Hoặc cho rằng các bức bích họa có quan hệ với việc cúng tế thủy thần, do được vẽ ở những nơi hiểm yếu, dòng sông uốn khúc, nước sâu chảy mạnh... Con người không sợ nguy hiểm, leo lên vách núi cao hàng trăm thước tiến hành vẽ sáng tác là để trấn thủy(?!). Hoặc cho rằng, nó quan hệ với việc tế thần Sấm, hoặc cúng bái tổ tiên..., nhưng nói chung đều là những nghi lễ tôn giáo nguyên thủy.

Những giả thiết này sau đó đã bị Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Luyên loại bỏ vì bên cạnh các hình vẽ ở đây còn tồn tại một số dòng chữ Hán, mà chữ Hán lại là sản phẩm của thời kỳ Bắc thuộc chứ không phải thời kỳ nguyên thủy.
 

Lối vào những bức bích họa bị phủ kín bởi cỏ dại.


Xuất hiện từ thời Hai Bà Trưng?

Không thể lý giải những hình vẽ kỳ lạ chỉ bằng một di tích lịch sử, Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Luyên tiếp tục giải mã những bí ẩn lịch sử của những hình vẽ bằng cách đặt chúng trong mối tương quan lịch sử rộng lớn. Theo đó, vùng Gia Vân là một vùng dày đặc không gian của thời đại lịch sử thế kỷ I và thế kỷ X.

Cũng theo ông Luyên thì từ Gia Vân lên vùng Hoa Lư (kinh đô Việt dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng) chỉ 3km. Vùng đấy cũng có con đường mang tên vua Đinh chạy qua, quê vua Đinh cũng cách đấy 2km. Thêm vào đó, theo lịch sử thì quê nội của Thái hậu Dương Vân Nga chính là ở Vân Long, còn quê ngoại thì ở Nho Quan... đó là những chứng tích của thế kỷ X. Còn thế kỷ I thì rõ hơn mặc dù thời kỳ này cách thời kỳ của vua Đinh Tiên Hoàng những 1000 năm chẵn. Rõ nhất chính là đình Tập Kinh thờ Ngọ Sơn Đại Vương (một vị tướng của vua Hùng thứ XVIII). Ngôi đình này gắn với huyền tích của cả vùng Vân Long, đặc biệt là lễ hội Vân Long kéo dài 7 ngày 7 đêm. Mà lễ hội này lại gắn rất đậm với Tứ Vị Hồng Nương (Tương truyền, sau khi Hai Bà Trưng gieo mình xuống sông Hát Giang thì Tứ Vị Hồng Nương cũng phi ngựa về đến vùng Vân Long gieo mình tuẫn tiết theo. Đó là lý do cả vùng Vân Long có tới 17 nơi thờ bốn vị nữ tướng oanh liệt này, riêng vùng Vân Long có 3 nơi thờ là đền Mẫu thờ mẹ, đền Ba Non thờ cha và đền Bến Nổi thờ Tứ Vị Hồng Nương). Đến năm 2000, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một cái thạp đồng đúng thời Đông Sơn là thời của Tứ Vị Hồng Nương, trong đó đựng rất nhiều vật gắn liền với người phụ nữ như: 29 lắc tay, 4 trâm cài đầu... Thường thì ngày xưa chỉ có tướng mới có thạp đồng, tất cả hiện vật này đang được lưu giữ ở bảo tàng tỉnh.
 

Các nhà khoa học đang đo đạc và quan sát những bức vẽ.

 
"Theo tôi suy đoán thì sau khi nghĩa quân của Hai Bà Trưng đánh thắng giặc Hán lập nên kinh đô ở Mê Linh, trong niềm vui chiến thắng, có một người dân nào đó đã vẽ lại cảnh áp bức tàn bạo của giặc Hán đối với nhân dân ta thời kỳ trước đó. Thế nên nhân dân mới chấp nhận cho vẽ chứ Lê Long Đĩnh là một ông vua bạo tàn thì làm sao ai cho vẽ ông ấy lên đó được. Mà nếu đó là vẽ về thời kỳ vua Lê Long Đĩnh thì bức vẽ cái đó chẳng nói lên điều gì cả. Vị trí hình vẽ lại ngay vị trí của đền Bái Vọng. Tôi và một số lãnh đạo ở đây vẫn thiên về giả thiết cho  những bức vẽ ấy có từ thế kỷ I và chính vì những cái này gắn với dân nên mới được dân bảo vệ cho đến bây giờ".

Dù đã cố tìm cách lý giải những hình vẽ này dưới những góc độ tâm linh hay lịch sử thì chúng vẫn là những ẩn số mang tính giả thiết. Tuy nhiên, với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về cổ thạch học, PGS. TS Trình Năng Chung - Trưởng phòng Khoa học, Viện Khảo cổ học Việt Nam đã có những lý giải tương đối khoa học về màu mực, về thời điểm xuất hiện hình vẽ và cả những thông điệp mà tác giả những hình vẽ này muốn gửi gắm đến những người xung quanh. Chúng tôi sẽ đề cập đến những kiến giải này trong bài viết sau. 
 

"PGS. TS Trình Năng Chung có đưa ra một vài nghi đoán của mình là những bức bích họa này có từ thời Lê Long Đĩnh nhưng theo tôi là không phải vì từ xưa tới giờ riêng vùng đó không ai nhắc đến Lê Long Đĩnh bao giờ cả. Lê Long Đĩnh là vị vua cuối cùng của triều nhà Tiền Lê, nghĩa là gần gũi nhất với người dân Ninh Bình nhưng vùng đó lại đậm nét về thái hậu Dương Vân Nga, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành…".
 
Ông Nguyễn Ngọc Luyên - Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL Ninh Bình chia sẻ.
(còn tiếp)
Hà Chung
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Pháp luật - 5 phút trước

Theo HĐXX, bị cáo Trần Quí Thanh chiếm đoạt số tiền lớn, nhưng có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho xã hội, khắc phục một phần thiệt hại...nên tuyên phạt 8 năm tù.

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Thời sự - 1 giờ trước

Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trong vụ chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đề nghị huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân đang mất tích.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, nếu người dân có ý định di lịch nước ngoài thì dưới đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh.

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Với khoảng thời gian nghỉ lễ là 5 ngày, cư dân mạng đua nhau thực hiện thử thách "Ngủ 5 ngày 5 đêm" nhân kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Sự kiện này đang được cư dân mạng bàn luận khá sôi nổi.

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Vì mâu thuẫn, Chí lên kế hoạch rồi ra tay sát hại người họ hàng. Sau khi gây án đối tượng này dùng nhiều phương thức để lẩn trốn ở nhiều địa phương suốt 25 năm.

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Chi cục Đăng kiểm số 11, cơ quan công an phát hiện 2 nữ giám đốc công ty liên quan đến việc mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với đơn vị này.

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Thời sự - 4 giờ trước

Trên đường di chuyển bằng thuyền ra khu vực nuôi trồng thủy sản, nhóm công nhân 6 người ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) bất ngờ gặp cơn giông lốc làm lật thuyền. Hiện có 4 người đang mất tích.

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Pháp luật - 4 giờ trước

Hải tạo các tài khoản mạng xã hội mạo danh nữ tu sĩ ở Huế để kêu gọi quyên góp cho những hoàn cảnh ngặt nghèo ở Đà Nẵng. Bằng cách này, Hải đã chiếm đoạt số tiền lên tới hàng tỷ đồng.

Top