Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trách nhiệm các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trong phong trào Vệ sinh yêu nước

Thứ hai, 11:30 02/07/2012 | Đường lối - Chính sách

GiadinhNet - Bài phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại Lễ phát động phong trào “Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân"

  
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành trò chuyện với nhân dân xã Nam Chính, huyện Nam Sách, Hải Dương - nơi thực hiện tốt các phong trào vệ sinh làng xóm.
Ảnh: TTXVN

Kính thưa đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam; Thưa quý vị đại biểu, các vị khách quốc tế; Thưa toàn thể đồng bào,

Ngày 02 tháng 7 năm 1958, báo Nhân dân số 1572 đăng bài viết của Bác Hồ về “Vệ sinh yêu nước” để kêu gọi toàn thể nhân dân hưởng ứng phong trào vệ sinh yêu nước trong phòng bệnh và nâng cao sức khỏe. Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 02 tháng 7 hàng năm là Ngày “Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân”.

Tôi đánh giá cao kết quả triển khai các hoạt động về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường của nhân dân và chính quyền, đoàn thể các cấp thời gian qua, nhằm góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Lễ Phát động Phong trào “Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khoẻ nhân dân” hôm nay có ý nghĩa sâu sắc và tầm quan trọng đặc biệt bởi vì phát động phong trào này là nhằm khai thác những giá trị nhân văn cao cả, quan điểm chỉ đạo sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh để vận dụng vào thực tiễn công tác chăm sóc sức khoẻ và cải thiện điều kiện sống cho người dân trong giai đoạn hiện nay. Việc triển khai phong trào là để chúng ta tiếp tục hưởng ứng Lời kêu gọi của Bác Hồ về “Vệ sinh yêu nước” cách đây 54 năm. Những giá trị nhân văn đó là quan điểm “phòng bệnh hơn trị bệnh” và tinh thần chỉ đạo được Bác đề cập rất cụ thể là “phải đánh thông tư tưởng quần chúng, huy động quần chúng, phát động quần chúng, dựa vào quần chúng” để đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh.

Phát động Phong trào vệ sinh yêu nước hôm nay càng có ý nghĩa khi mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực triển khai và thực hiện Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, góp phần triển khai và thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới.
 
Phát động Phong trào “Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khoẻ nhân dân” là để chúng ta tiếp tục tăng cường, làm tốt hơn nữa công tác vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường cụ thể là phấn đấu nâng cao tỷ lệ người dân có nước sạch, có nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, giải quyết các vấn đề vệ sinh liên quan tới phát sinh dịch bệnh. Đó là vận động để người dân thay đổi những hành vi, thói quen lạc hậu mất vệ sinh hướng tới thực hiện những hành vi có lợi cho sức khỏe. Phát động để nâng cao nhận thức và biến thành hành động cụ thể của người lãnh đạo các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, mọi người dân. Sự tham gia của người dân bằng việc góp sáng kiến, góp sức, góp của với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm để người dân được sống trong môi trường sạch hơn, ăn uống một cách an toàn và vệ sinh hơn, dịch bệnh ít hơn.
 
Thưa các đồng chí, quý vị, và đồng bào,

Để Phong trào “Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân” được thực hiện có hiệu quả và được duy trì một cách bền vững từ nay về sau như chỉ đạo của Chủ tịch Nước, tôi đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận và toàn thể nhân dân quán triệt và thực hiện tốt một số công việc sau đây: 

1. “Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khoẻ nhân dân” là trách nhiệm và việc làm thường xuyên của tất cả các cấp, các ngành, mỗi đơn vị, mỗi người dân, đặc biệt là ở phường, xã, quận, huyện, cần được sự quan tâm, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể và sự hưởng ứng thực hiện của mọi người dân trên phạm vi cả nước.

2. Bộ Y tế, với vai trò là đầu mối chỉ đạo phong trào: khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch phối hợp liên ngành và hướng dẫn các địa phương triển khai các hoạt động nhằm bảo đảm phong trào được triển khai và duy trì một cách có hiệu quả, phát huy sức mạnh tổng hợp các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và toàn thể nhân dân. Tập trung giải quyết tốt các vấn đề vệ sinh liên quan tới sức khỏe như giải quyết vấn đề vệ sinh để phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh trong lao động, xử lý chất thải y tế, hướng dẫn và vận động người dân xây dựng các công trình vệ sinh hộ gia đình, thực hiện các hành vi vệ sinh cá nhân có lợi cho sức khoẻ như không phóng uế và xả rác bừa bãi, thực hiện rửa tay với xà phòng, thực hiện ăn sạch, ở sạch, uống sạch. Tổng kết Phong trào sau một năm thực hiện; khen thưởng những đơn vị, địa phương, cá nhân có thành tích xuất sắc; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, rút kinh nghiệm để Phong trào được triển khai một cách bền vững và ngày một hiệu quả hơn.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Với trách nhiệm là cơ quan đầu mối triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cần tập trung chỉ đạo, giải quyết tốt vấn đề vệ sinh liên quan tới phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm cải thiện điều kiện sống của người dân nông thôn Việt Nam. Giải quyết tốt vấn đề vệ sinh chuồng trại, vận động người dân không sử dụng phân tươi để chăm bón cây trồng, nuôi thủy sản.

4. Bộ Xây dựng: Tập trung giải quyết vấn đề nước sinh hoạt, bảo đảm số lượng và chất lượng tại các đô thị, các vùng dân cư, các địa phương và vùng khó khăn cho người dân. Giải quyết tốt vấn đề quy hoạch và xử lý nước thải, rác thải, đặc biệt là rác thải tại đô thị.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chỉ đạo, từng bước giải quyết các vấn đề liên quan tới ô nhiễm môi trường, đặc biệt là vấn đề rác thải ở nông thôn. Cần có kế hoạch cụ thể để khắc phục ô nhiễm và cải thiện; tập trung xử lý ô nhiễm trong các làng nghề để người dân được sống trong môi trường sạch hơn, an toàn hơn.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo việc dạy kiến thức và tuyên truyền về vệ sinh phòng bệnh cho học sinh trong nhà trường trong giáo trình, góp phần làm thay đổi hành vi, thói quen của thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau.

7. Bộ Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện việc tuyên truyền, vận động mạnh mẽ trên phạm vi cả nước đến tận người dân, để người dân tích cực tham gia phong trào.

8. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận có kế hoạch cụ thể của từng cấp để triển khai phong trào; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên và toàn dân hưởng ứng, tự giác tham gia phong trào.  
 
9. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Có kế hoạch cụ thể để chỉ đạo các cơ quan chức năng, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương triển khai và thực hiện tốt phong trào. Xác định rõ những mục tiêu, giải pháp cụ thể và địa bàn ưu tiên để tập trung giải quyết. Triển khai có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia và thực hiện lồng ghép các chương trình có liên quan đến vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường một cách có hiệu quả. Giải quyết dứt điểm những vấn đề nóng về vệ sinh như phóng uế bừa bãi tại khu dân cư, sử dụng cầu tiêu - ao cá, vệ sinh tại các làng nghề, chợ, nhà vệ sinh trong trường học, trạm y tế xã, nơi công sở. Các đồng chí Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, quận, huyện, phường, xã cần làm rõ ở địa phương của mình 3 câu hỏi: bao giờ thì 100% hộ dân, 100% trường học có nhà vệ sinh hợp vệ sinh? Bao giờ 100% hộ dân có nước sạch để dùng hàng ngày? Bao giờ rác thải của 100% xã, phường được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường? Hãy lấy năm 2015, tức là 40 năm ngày đất nước thống nhất làm mốc thời gian để đạt cho được 3 yêu cầu nói trên.

Cuối cùng, tôi xin kính chúc sức khỏe đồng chí Chủ tịch nước, các vị khách quý trong và ngoài nước và toàn thể nhân dân. Sự có mặt của tất cả chúng ta hôm nay tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh của xã Nam Chính huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương để tổ chức Lễ Phát động là thể hiện tấm lòng yêu quý, tôn vinh giá trị tư tưởng của Bác Hồ về vệ sinh yêu nước, là lời hứa trách nhiệm của mỗi chúng ta trong việc không ngừng làm tốt công tác bảo vệ sức khoẻ và cải thiện điều kiện sống cho người dân.
 
Xin chân thành cảm ơn.
 
*Tít bài do Báo Gia đình & Xã hội đặt.
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngôi nhà thứ hai của ngư dân

Ngôi nhà thứ hai của ngư dân

Y tế - 9 năm trước

GiadinhNet - Từ mô hình "Quỹ y tế" cùng với tập thể y, bác sỹ đầy tâm huyết đã đưa một xã nghèo ven biển trở thành điểm sáng về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân- Đó là trạm y tế xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu – Nghệ An- đơn vị đầu tiên tại địa phương đạt chuẩn quốc gia về y tế, được vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động năm 2009.

Hồ Chí Minh với quan điểm về sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc

Hồ Chí Minh với quan điểm về sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc

Y tế - 9 năm trước

GiadinhNet - Hướng tới Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2) báo Gia đình & Xã hội xin trân trọng trích giới thiệu tài liệu viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh với quan điểm sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc trong cuốn sách “Một số vấn đề xây dựng ngành y tế phát triển ở Việt Nam” của Cố Giáo sư - TS Đỗ Nguyên Phương, Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương khẳng định mũi nhọn khi có Đề án 1816

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương khẳng định mũi nhọn khi có Đề án 1816

Y tế - 9 năm trước

Năm 2011, thực hiện chương trình hợp tác với Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại khoa.

Lợi ích kép với người bệnh và bệnh viện

Lợi ích kép với người bệnh và bệnh viện

Y tế - 9 năm trước

Ngày 6/6/2014 là ngày ghi dấu đặc biệt khi lần đầu tiên Bệnh viện Nhi đồng - Đồng Nai thực hiện thành công phẫu thuật chấn thương sọ não với sự hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Nhi đồng 2 (thành phố Hồ Chí Minh).

Người dân hưởng lợi khi bệnh viện nâng cao chuyên môn

Người dân hưởng lợi khi bệnh viện nâng cao chuyên môn

Y tế - 9 năm trước

Từ khi tái thành lập vào năm 2007 đến nay, bằng việc tập trung đầu tư về con người, trang thiết bị và không ngừng áp dụng các kỹ thuật cao, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ ngày càng khẳng định vị thế của bệnh viện hạng I cấp thành phố trực thuộc Trung ương. Nhiều trường hợp bệnh thay vì phải chuyển viện lên thành phố Hồ Chí Minh, nay đã được điều trị ngay tại địa phương.

Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi

Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi

Y tế - 9 năm trước

Cải tiến quy trình khám, chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành Y tế nhằm giảm thời gian chờ đợi, nâng cao sự hài lòng của người dân khi đến khám và điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh tích cực hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh tích cực hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị

Y tế - 9 năm trước

Thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, từ nhiều năm qua Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh đã luôn duy trì hoạt động tổ chức các đợt tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tuyến huyện trong tỉnh và nhiều bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện các tỉnh lân cận.

Đắc Nông: Ban hành chính sách đãi ngộ bác sỹ

Đắc Nông: Ban hành chính sách đãi ngộ bác sỹ

Y tế - 9 năm trước

Vừa qua, Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắc Nông đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách thu hút, đãi ngộ đối với bác sỹ, dược sỹ đại học và sau đại học về công tác tại các cơ quan, đơn vị y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn triển khai hoạt động Phòng khám vệ tinh Chấn thương chỉnh hình

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn triển khai hoạt động Phòng khám vệ tinh Chấn thương chỉnh hình

Y tế - 9 năm trước

Ngày 6/10, Bệnh viện Đa khoa sài Gòn phối hợp với bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình chính thức triển khai hoạt động Phòng khám vệ tinh chuyên khoa cột sống, chỉnh hình, cơ xương khớp. Hoạt động Phòng khám vệ tinh do bác sĩ của Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình trực tiếp khám, tư vấn và điều trị bệnh nhân.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong khám chữa bệnh: Giảm vượt tuyến, nâng nội lực

Ứng dụng khoa học công nghệ trong khám chữa bệnh: Giảm vượt tuyến, nâng nội lực

Y tế - 9 năm trước

Những năm qua, với việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN vào công tác khám chữa bệnh đã góp phần nâng tỷ lệ những ca điều trị thành công, giảm chi phí và thời gian khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

Top